Cây ô rô (sơn ngưu bàng, dã hồng hoa) và 12 bài thuốc chữa bệnh rong huyết, ứ huyết, rắn cắn, ghẻ lở, ngứa âm hộ, đau nhức xương khớp
Nội dung chính
Cây ô rô gồm ô rô cạn và cây ô rô nước, mỗi loại có đặc điểm và dược tính khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều được biết đến là thảo dược chữa bệnh hiệu quả. Từ lâu dân gian đã dùng cây ô rô chữa rong huyết, ứ huyết, rắn cắn, ghẻ lở,…
- Tên gọi khác: Ô rô hoa nhỏ, ô rô gai, sơn ngưu bàng, dã hồng hoa, ô rô hoa trắng,…
- Tên khoa học: Acanthus ebracteatus
- Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae)
Đặc điểm về cây ô rô
1. Mô tả đặc điểm
Ô rô được phân thành 2 dạng chính là ô rô cạn và ô rô nước. Tùy vào các đặc điểm và dược tính khác nhau mà công dụng của chúng cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
Cây ô rô cạn: Cây ô rô còn được gọi với nhiều tên gọi khác như thiết thích ngãi, đại kế, thích kế, cây ô rô nước, thích khái tử, dã thích thái, mã dế, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo,… Đây là một loại thân thảo, sống lâu năm. Là loại cây bản địa của vùng Viễn Đông, được phân bố ở nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc… Chúng có đặc điểm như sau:
Thân cây ô rô cạn có màu xanh lục, nhỏ, mảnh, nhiều rãnh dọc. Nó có thể mọc cao từ 58 – 80 cm hoặc hơn. Rễ trụ của cây dài, phình to, xung quanh có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, không có cuống, chia thành thùy, có chiều dài khoảng 20 – 40 cm hoặc hơn, rộng từ 5 – 10 cm, mép có gai dài, mặt trên nhẵn, đầu nhọn. Càng lên phần ngọn, lá càng nhỏ lại và chia thành nhiều thùy hơn. Hoa của cây ô rô cạn có màu tím, lưỡng tính, nở thành cụm hình cầu, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Mỗi cụm hoa có đường kính khoảng 3 – 5 cm. Quả thuôn dài, hình hơi dẹt, hạt chứa nhiều dầu. Loại cây này thường ra hoa vào tháng 5 – 7, cho quả vào tháng 8 – 10.
Cây ô rô nước: Ô rô nước cũng là một loại thảo dược thuộc chi ô rô. Khác với ô rô cạn, cây ô rô nước là loại cây bản địa của Ấn Độ và Sri Lanka. Thân cây có màu luc nhạt, tròn nhẵn. Lá có phiến cứng, mọc đối xứng nhau, mặt trên nhẵn, xung quanh viền có gai. Ngoài ra, nếu hoa của cây ô rô cạn có màu tím thì hoa của cây ô rô nước lại có màu xanh lam hoặc màu trắng. Quả của nó hình bầu dục, chứa 4 hạt dẹp, màu nâu bóng, vỏ trắng trắng và xốp. Hoa và quả của cây ô rô nước thường có vào tháng 10 và tháng 11.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây ô rô phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia. Ở mỗi loại ô rô khác nhau thì sự phân bố của chúng cũng có sự khác biệt:
Tại nước ta, ô rô cạn thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung. Nó cũng được trồng bằng hạt ở những chân đồi thấp, các triền núi. Bởi đây là một loại thảo dược rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, ưa nắng… Còn đối với cây ô rô nước, tương tự như tên gọi của nó, đây là một loại cây ưa ẩm. Do đó, chúng thường mọc dại ở những vùng đầm lầy, nơi có độ ẩm cao như ven ao hồ, sông suối. Chính vì vậy, việc tìm kiếm cây ô rô khá là dễ dàng.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thu hái – sơ chế: Có thể thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc đem phơi cho khô và dùng dần.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: Cây có vị hơi mặn, tính mát. Rễ có vị mặn chua, hơi đắng và tính hàn.
- Qui kinh: Chưa có nghiên cứu.
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Cây ô rô có chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm: Tanin, Alcaloid, Chất nhờn, Triterpenoidal saponin
Tác dụng dược của ô rô (sơn ngưu bàng)
Theo y học hiện đại:
Toàn cây có khả năng tăng hưng phấn, trị tê bại, ho đờm, đau nhức cơ thể và hen suyễn.
Theo Đông y:
- Cây có tác dụng tiêu sưng, hạ khí, tan máu ứ, tiêu đờm và giảm đau.
- Rễ có khả năng tiêu viêm, lợi tiểu và làm long đờm.
- Ở Cà Mau, nhân dân dùng lá và rễ trị thủy thũng, thấp khớp, đái dắt và đái buốt.
- Đọt ô rô được dùng để trị đau gan.
- Lá và rễ được sử dụng để chữa các bệnh về đường ruột.
- Ở Trung Quốc, rễ của cây được dùng để trị bệnh hạch bạch huyết, gan lách sưng to, đau dạ dày, u ác tính và hen suyễn.
Bài thuốc chữa ho, viêm phế quản từ cây ô rô
1. Bài thuốc chữa hen suyễn và ho dòm
- Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 60 – 120g, ô rô 30g, nước 500ml.
- Thực hiện: Đem ô rô thái nhỏ và ninh lửa nhỏ với nước và thịt lợn đến khi còn 150ml nước. Chia thành 2 lần và dùng hết trong ngày.
2. Chữa ho gà
Hoa ô rô mới nở ướp với mật ong hoặc mật đường rồi sao khô. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
Cây ô rô chữa bệnh về gan
1. Nách và gan sưng to
- Chuẩn bị: 30g ô rô nước, 15g liên kiều, 12g thóc lép
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên nước uống.
2. Bài thuốc chữa vàng gan, đau gan và trúng độc
- Chuẩn bị: Vỏ cây quao nước 500g, ô rô 500g.
- Thực hiện: Đem các vị cắt nhỏ, sao vàng sau đó cho vào thùng nhôm. Đổ 3l nước vào nấu còn lại 1 lít, sau đó lọc lấy nước đầu tiên. Đổ thêm 2l nước vào và đun thêm lần 2, lấy 500ml, lọc lấy nước thứ 2. Trộn 2 thứ nước lại, gia thêm 400g đường trắng. Đem nấu cho cô đặc thành 1l. Ngày dùng 2 thìa canh thuốc.
Dã hồng hoa chữa rong huyết, ứ huyết
1. Bài thuốc chữa rong huyết
- Chuẩn bị: Bổ hoàng sao cháy tồn tính 20g, rễ ô rô 30g đem thái nhỏ và sao với giấm cho cháy đen, hoa kinh giới 18g sao cháy tồn tính.
- Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang, dùng nhiều ngày để có kết quả.
2. Bài thuốc chữa ứ huyết
- Chuẩn bị: Lá tràm 20g với rễ ô rô30g.
- Thực hiện: Đem sắc uống.
Chữa ghẻ lở, ngứa từ ô rô
1. Chữa ghẻ lở
Ô rô tươi giã nát rồi đắp lên vết thương.
2. Chữa ngứa âm hộ
Lấy lá và rễ cây ô rô cạn sắc với nước. Pha loãng với nước rồi rửa.
Trừ thấp, lợi thủy, giảm đau, chống viêm
Rễ ô rô dùng sống hoặc cắt lát mỏng sao vàng,
Các bài thuốc khác từ cây ô rô
1. Bài thuốc chữa tê bại, đau lưng, nhức xương và thấp khớp
- Chuẩn bị: Canh châu 20g, quế chi 4g, rễ ô rô 30g với rễ cây kim váng 8g.
- Thực hiện: Đem các vị thái nhỏ, sau đó tẩm rượu sao vàng. Đổ thêm nước vào sắc, chia thành 2 lần và uống khi đói.
2. Bài thuốc chữa táo bón và nước tiểu vàng
- Chuẩn bị: Lá muống trâu 18g, vừng đen 20g với rễ ô rô 30g.
- Thực hiện: Vừng giã nát, 2 vị còn lại thái nhỏ, trộn đều và sắc lấy nước uống.
3. Có tác dụng chữa rắn cắn
Hái lá và búp non cây ô rô. Rửa sạch 50g rồi giã nát. Lọc riêng nước và bã. Bã đắp vào vết thương còn nước thì uống.
4. Trị bệnh viêm ruột thừa mãn tính
Gã nát cây ô rô tươi. Đổ thêm nước rồi lọc lấy nước trong uống.
Các lưu ý khi áp dụng cách chữa từ cây ô rô
Phụ nữ mang thai và người đang điều trị các vấn đề sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Trên đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây ô rô. Các bài thuốc này được sử dụng lâu đời và cho hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp chữa bệnh phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!