Cây Preah Phneou và bài thuốc tiêu chảy, kiết lỵ hiệu quả
Nội dung chính
Tên gọi khác: Chiêu liêu, Preas phnau, Pras phneou (Campuchia)
Tên khoa học: Terminalia nigrovenulosa Pierre
Họ: Combretaceae (Bàng)
Thông tin, mô tả cây Preah Phneou
1. Đặc điểm thực vật
Preah phncou là tên Cămpuchia của một loài chiểu liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc đầu tiên cho nên cứ giữ tên này. Cây cao 10-30m, thân hình trụ. vỏ màu trắng nhạt, gần như nhẵn.
Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, đầu và phía cuống hơi tù; phiến lá dai, hơi bóng, dài 8-10cm, rộng 5-6cm, mặt trên có những điểm trắng nhỏ, gần phía cuống có hai hạch dài ở mép lá. Cuống lá rất ngắn.
Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ kép, dài 6cm, trên có phủ lông màu hung nhạt. Quả dài 25mm, có ba cánh rộng 7-8mm, một ngăn. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 4-5.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Phân bố: Cây prcah phneou mọc phổ biến ở miền Nam nước ta, còn thấy ở Cămpuchia. Nhưng ít thấy ở Lào và hầu như chưa thấy ở miền Bắc.
Bộ phận dùng: Vỏ
Thu hái: Thường bóc vỏ thành từng mảng dài 30-40cm, rộng 4- 5,5cm, dày 8-12mm.
Chế biến: Phơi hay sấy khô.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Vỏ preah phneou cho 35% cao khô, trong đó không có axit galic hay axit digalic tự do. Guichard cho rằng thành phần chủ yếu là axit cachoutanic và phlobaphen.
Tạ Ngọc Liên thấy trong vỏ preah phneou có 2% chất tanin và 10% oxalat canxi.
Công dụng và liều dùng
Từ lâu nhân dân Cãmpuchia đã dùng nước sắc vỏ cây này chữa đi ỉa lỏng, và lỵ với liều 20g- 30g cao lỏng, hoặc 13g cao khô hay 50-100g cồn thuốc (1/5). Thường chế khi dùng, vì dạng xirô chế bằng cao nước preah phneou rất dễ lên men mốc. Có thể chế thành dạng viên nén hay viên hoàn.
Xem thêm: Cà rốt và 6 bài thuốc chữa tiêu chảy, giun, ho… hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!