Cây sài đất (ngổ núi, cúc dại) và 21 bài thuốc chữa bệnh cúm, sốt, mụn nhọt, lở ngứa, viêm gan, viêm sưng tuyến vú, sốt xuất huyết, nhiễm trùng bàng quang, ung thư môn vị,…

Cây sài đất còn được gọi cúc dại, húng trám là loại cỏ mọc hoang nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, ông cha ta đã dùng sài đất chữa sốt, cúm, viêm họng, nhiễm trùng. Hiện nay, đây cũng là vị thuốc quý được sử dụng trong đông y.

Thông tin, mô tả cây sài đất
Thông tin, mô tả cây sài đất
  • Tên khác: Ngổ núi, húng trám, cúc dại
  • Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.
  • Họ: Cúc ( Asteraceae )

Thông tin, mô tả cây sài đất

1. Mô tả về cây sài đất

Sài đất là loại cây mọc hoang khá quen thuộc với người dân ở vùng nông thôn, dưới đây là một số đặc điểm sinh trưởng cũng như cách thu hái, sơ chế sài đất làm dược liệu để bạn tham khảo:

Cây thân thảo, mọc bò dưới đất, chiều dài thân có thể phát triển tới 40cm. Toàn thân cây sài đất màu xanh, bên ngoài bao phủ bằng một lớp lông trắng.

Lá sài đất hình bầu dục, có lông ở cả mặt trên và mặt dưới, mọc đối xưng, mép lá hình răng cưa to. Trên lá có nhiều gân, trong đó gân chính mọc ở giữa lá và nổi rõ ở phía mặt dưới.

Sài đất cho ra hoa ở các nách lá hoặc đầu ngọn cành, hoa chứa nhiều cánh màu vàng tươi

Quả nhỏ, bên ngoài vỏ không có lông

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Sài đất ưa sống ở nơi ẩm mát. Ở nước ta, loại cây này mọc hoang khắp nơi. Chúng ta có thể tìm thấy sài đất ở ven đường, bờ ruộng hay ven các đồi đất ẩm. Do có hoa màu vàng rất đẹp mắt, sài đất còn được trồng làm cảnh ở các công viên hay công ty, xí nghiệp.

Ngoài Việt Nam, một số quốc gia khác như Ấn Độ hay Malaysia cũng trồng hoặc thu hái cây sài đất về làm thuốc.

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây sài đất, bao gồm cả rễ, lá và phần thân.

Thu hái – Sơ chế: Sài đất có thể được thu hoạch quanh năm nhưng chủ yếu là vào tháng 4 & 5 vì lúc này cây đang ra hoa và có dược tính tốt nhất. Cây được cắt sát gốc và đem về dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Đối với những cây đã bị cắt, người ta tiếp tục tưới nước và bón phân để cây đâm chồi mới. Sau khoảng nửa tháng lại tiếp tục thu hoạch được.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Sài đất tính mát, không độc, vị hơi chua và đắng nhẹ

Quy kinh: Can và Phế

Bảo quản: Nếu dùng sài đất dưới dạng tươi, sau khi thu hái về bạn nên dùng ngay. Đối với sài đất khô, cách bảo quản tốt nhất là cho vào bịch ni lông hoặc hộp có nắp đậy kín miệng. Để thuốc nơi khô, thoáng nhằm tránh bị nấm mốc.

4. Thành phần hóa học

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rất nhiều hợp chất quý trong cây sài đất như:

Tanin, Saponin, Pectin, Mucin, Lignin, Cellulose, chlorophylle (3.75%), caroten (1.14%), phytosterol (3.75%) Ngoài ra, trong cây còn có các chất khác: Dầu hòa tan, hợp chất béo, tinh dầu, muối vô cơ, Wedelolacton

Húng trám có vị chua, đắng, tính mát có tác dụng chữa bệnh
Húng trám có vị chua, đắng, tính mát có tác dụng chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây sài đất

Theo y học cổ truyền, sài đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu nhọt, kháng viêm, long đờm. Chủ trị các chứng ho, đau họng, viêm tuyến vú, rôm sảy, nổi mẩn, cao huyết áp… Ngoài ra, dược liệu này cũng được dùng trong dự phòng bệnh sởi, bạch hầu, hỗ trợ điều trị ung thư môn vị.

Cây sài đất chữa cúm, sốt, viêm họng

1. Húng trám chữa cảm cúm

  • Thành phần: Sài đất, kinh giới, tía tô, cam thảo đất mỗi vị 3g, mạn kinh 2g, kim ngân hoa 30g, gừng tươi 3 lát.
  • Cách dùng: Tất cả cho vào ấm, thêm 3 bát nước nấu cạn còn 1 bát. Gạn lấy nước chia đều làm 2 phần uống trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

2. Sài đất điều trị khạc ra máu

  • Thành phần: Trắc bá diệp và tử chu thảo mỗi vị 15g, sài đất 30g, bách hợp 10g.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.

3.  Cúc dại giúp giảm sốt

  • Thành phần: 20 – 50g sài đất tươi
  • Cách dùng: Rửa sạch sài đất rồi giã nát, chắt nước uống. Phần bã lấy đắp vào lòng bàn chân sẽ giúp hạ nhiệt nhanh chóng.

4. Hạ huyết áp, chữa bệnh ho gà, ho ra máu, viêm amidan, viêm phổi

  • Thành phần: 15 – 30g sài đất khô
  • Cách dùng: Sắc sài đất khô uống để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc chữa mụn nhọt từ sài đất

1. Sài đất trị mụn nhọt

  • Thành phần: Thổ phục linh và bồ công anh mỗi loại 12g, sài đất 30g, ké đầu ngựa và kim ngân hoa mỗi loại 10g.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống. Phối hợp dùng sài đất nấu nước tắm để mụn nhọt nhanh lành.

2. Chữa nhiễm trùng phần mềm ngoài da, mụn đầu đinh, viêm khớp, chốc đầu, đau mắt

  • Thành phần: 20 – 30g cây sài đất
  • Cách dùng: Giã nát đắp vào khu vực tổn thương. Những trường hợp da có biểu hiện mưng mủ thì không nên dùng.

3. Điều trị bệnh chàm, mụn lở

  • Thành phần: 15g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 30g sài đất, 10g khúc khắc, 16g cam thảo đất.
  • Cách thực hiện: Sắc nước uống kết hợp giã sài đất tươi đắp lên khu vực cần điều trị.

Cúc dại có thể dùng chữa mụn nhọt, cúm sốt, ung thư môn vị...
Cúc dại có thể dùng chữa mụn nhọt, cúm sốt, ung thư môn vị…

Bài thuốc chữa lở ngứa, ghẻ lở ngoài da

1. Sài đất trị rôm sảy, nổi mẩn ngứa cho trẻ nhỏ

  • Thành phần: Cây sài đất tươi
  • Cách sử dụng: Nấu nước tắm cho trẻ ngày 1 -2 lần. Khi tắm lấy phần bã xoa nhẹ lên da để tăng hiệu quả. Cuối cùng lên tắm lại bằng một lượt nước sạch.

2. Chữa ngứa da theo mùa, ngứa do thời tiết hanh khô hoặc do bị eczema, viêm da dị ứng

  • Thành phần: Sài đất, kim ngân hoa mỗi loại 30g, kinh giới và rau má mỗi loại 15g, lá khế 10g.
  • Cách dùng: Các vị thuốc đã chuẩn bị nấu với nửa lít nước. Khi nước nguội lấy lau rửa vùng da bị ảnh hưởng.

3. Chữa nổi mẩn ngứa trên da

  • Thành phần: Sài đất 15g, kim ngân hoa, hà thủ ô, ngưu tất, sa sâm mỗi vị 12g, thiên niên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, cam thảo 4g, thạch cao 6g.
  • Cách dùng: Ngày uống 1 thang dưới dạng sắc uống.

4. Chữa nổi ban độc ở trẻ em

  • Thành phần: 6g sài đất, 2g thạch cao, 3 con trùn hổ, các vị khác gồm cỏ mực, bạc hà và nhãn lồng mỗi vị 4g.
  • Cách dùng: Tất cả cho vào ấm, đổ 600ml nước. Nấu cho đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu, canh cho thuốc cạn còn khoảng 200ml thì ngưng. Chia thuốc làm 3 lần uống.

Ngổ núi chữa các chứng viêm

1. Chữa viêm gan

  • Thành phần: Nhân trần và sài đất mỗi loại 10g, kim ngân hoa 5g.
  • Cách dùng: Nấu nước uống hàng ngày thay cho trà

2. Điều trị viêm cơ

  • Thành phần: 50g sài đất, kim ngân hoa và bồ công anh mỗi loại 20g, cam thảo đất 16g.
  • Cách dùng: Tất cả các vị trên hợp thành một thang, nấu nước đặc uống. Khi dùng nên kết hợp lấy cây sài đất tươi giã nát rồi đắp vào chỗ viêm để nhanh thấy được hiệu quả hơn.

3. Điều trị sưng viêm tuyến vú

  • Thành phần: 50g sài đất, 16g cam thảo đất, bồ công anh, thông thảo và kim ngân hoa mỗi loại 20g.
  • Cách dùng: Tất cả đem sắc với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Gạn thuốc chia làm 3 lần uống.

4. Trị bệnh viêm chân răng

  • Thành phần: 30g sài đất, 15g bán liên biên, 10g huyền sâm
  • Cách dùng: Kết hợp 3 vị thuốc sắc uống ngày 1 thang

Bài thuốc chữa bệnh khác từ cây sài đất

1. Thanh nhiệt, giải độc gan

  • Thành phần: 100 – 200g cây sài đất tươi
  • Cách dùng: Rửa và ngâm sài đất với nước muối pha loãng. Dùng ăn sống trong bữa ăn để thay thế cho rau.

2. Điều trị bệnh sốt xuất huyết

  • Thành phần: Củ (hoặc lá) sắn dây, lá trắc bá, củ tóc tiên, kim ngân hoa mỗi loại 20g, cam thảo đất và hoa hòe mỗi loại 16g, sài đất 30g.
  • Cách dùng: Hoa hòe đem sao cháy, lá trắc bá sao đen. Đem tất cả sắc uống mỗi ngày 1 thang.

3. Chữa hôi miệng, nhiệt miệng, đau bụng, ăn nhiều nhưng chóng đói

  • Thành phần: Sài đất, thạch cao, thục địa mỗi vị 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch môn 12g.
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thuốc làm 2 lần uống.

4. Điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang

  • Thành phần: Bồ công anh và mã đề mỗi loại 20g, sài đất 30g, cam thảo đất 16g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối > Mỗi ngày 1 thang.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư môn vị

Thành phần: Sài đất, bạch hoa xà thiệt và bán linh chi tất cả đều 30g. Đem sắc với 5 bát nước, sắc cạn còn 3 chén chia uống làm 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối trong ngày.

6. Phòng ngừa bệnh bạch hầu và bệnh sởi

  • Thành phần: 30g cây sài đất khô
  • Cách dùng: Nấu nước uống, dùng trong 3 ngày liên tục.

Lưu ý khi sử dụng cây ngổ núi

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng sài đất trị bệnh tại nhà

Một số trường hợp có thể quá mẫn với thành phần của sài đất. Trước khi sắc uống hoặc đắp sài đất trên diện rộng, nên bôi một ít nước ra cổ tay. Nếu trong 1 ngày da không có biểu hiện bị kích ứng thì có thể dùng được.

Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng sài đất cùng lúc với thuốc điều trị bệnh trong tây y vì chúng có thể tương tác gây ra phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.

Cây sài đất rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc. Cây lỗ cúc địa thường có lá ngắn hơn, hoa có hình dáng tương tự như sài đất nhưng màu vàng nhạt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây sài đất. Đây là cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc này cũng chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) và 16 bài thuốc chữa trĩ, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, sốt, ho, cảm cúm,…

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chua me đất hoa vàng

Chua me đất hoa vàng (chua me ba chìa) và 8 bài thuốc chữa viêm họng, sốt, ho, huyết áp, viêm gan, chấn thương, đại tiểu tiện không thông hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sài đất1. Mô tả về cây sài đất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Thương lục

Thương lục (bạch mẫu kê) và 8 bài thuốc chữa đau họng, viêm phế quản, phù, vảy nến, tăng sinh tuyến vú hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sài đất1. Mô tả về cây sài đất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

cỏ tranh

Cỏ tranh (bạch mao) và 13 bài thuốc chữa lợi tiểu, ho, hen suyễn, giải độc, viêm thận… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sài đất1. Mô tả về cây sài đất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Cây cà tàu

Cây cà tàu (cà trái vàng) và 7 bài thuốc chữa mụn nhọt, ho, sốt, hen suyễn, xương khớp, phù thũng, đau bụng… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sài đất1. Mô tả về cây sài đất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Cây bồ cu vẽ

Cây bồ cu vẽ (đỏ đọt, sâu vẽ) và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm họng, bỏng, rắn cắn, viêm da cơ địa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sài đất1. Mô tả về cây sài đất2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp