14 Bài thuốc từ trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa (u xơ cổ tử cung, ung thu vú…), tiêu hóa (đau dạ dày, đại tràng), viêm họng hạt, phế quản, da liễu và những lưu ý khi sử dụng

Trinh nữ hoàng cung là cây thuốc Nam quý được sử dụng chữa nhiều bệnh như ung thư, rối loạn tiểu tiện, mụn nhọt, xương khớp,… Tuy nhiên, cần phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng và cây lan huệ để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thông tin, hình ảnh cây trunh nữ hoàng cung
Thông tin, hình ảnh cây trunh nữ hoàng cung
  • Tên khác: tỏi lơi lá rộng, náng lá rộng, tây nam văn châu lan, vạn châu lan, tỏi Thái Lan, hay thập bát học sĩ
  • Tên khoa học: Crinum latifolium L
  • Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae)

Đặc điểm chung nhận diện trinh nữ hoàng cung

1. Mô tả nhận diện cây

Trinh nữa hoàng cung là cây thân cỏ thân hành có hình dạng giống như củ hành tây. Từ thân hành của cây mọc ra các củ con, nếu tách ra có thể trồng được cây riêng.

Cây có bẹ có úp vào nhau tạo thành một thân giả có chiều dài khoảng 10 – 15cm, trong khi đó các lá mỏng kéo dài, lượn sóng. Ở trên lá có các đường gân song song, mặt phía trên lõm thành rãnh, mặt dưới có sống lá nổi lên. Đầu mỗi bẹ lá có màu đỏ tím. Hoa thường nở vào tháng 8 – 9 hàng năm.

2. Phân bố, thu hái và sơ chế

Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể chịu bóng râm 1 phần, sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được tìm thấy ở các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào, Philippin, Malaysia và khu vực phía Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, trinh nữ hoàng cung được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung.

3. Tính vị, bộ phận dùng, bảo quản

Trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát và tính mát, thường dùng lá và thân để làm thuốc. Người bệnh thường dùng trinh nữ hoàng cung sắc nước uống, hoặc nhai lá sống, giã nát đắp vào chỗ bị thương. Liều lượng dùng tùy thuộc vào mức độ bệnh lí và theo chỉ định của thầy thuốc.

Lá trinh nữ hoàng cung thu hái vào tháng 6 – 7 hàng năm sẽ giữ được dược tính tốt nhất. Thu hái trinh nữ hoàng cung từ những lá bánh tẻ, mang về cắt khúc nhỏ, rửa sạch (có thể dùng tươi, trần qua nước sôi, giã nát, sấy khô). Lá sẽ được thu hái đến khi cây không phát triển được nữa.

Với lá trinh nữ hoàng cung khô, sau khi sơ chế thì sẽ đem bảo quản trong túi bóng và để nơi thoáng mát, tránh bị ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó, mỗi ngày sẽ lấy 1 lượng lá nhất định chế biến thành thuốc.

4. Thành phần hoá học

Nghiên cứu y học hiện đại chứng minh, trong cây trinh nữ hoàng cung có nhiều thành phần hóa học như: glucoalcaloid, aglycon, pratorimin và pratosin và một số dẫn chất alcaloid. Đây đều là những thành phần có tác dụng chống ung thư hiệu quả.

Công dụng và tác dụng dược lý

Các hoạt chất trong cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng:

  • Cao methanol và alcaloid giúp ức chế quá trình phân bào, làm chậm sự phát triển khối u (thí nghiệm trên chuột nhắt).
  • Lycorin giúp ức chế protein và ADN trong tế bào u khiến chúng giảm khả năng sống sót, ức chế sự sinh trưởng, phát triển của các loại virus gây bại liệt (thí nghiệm trên chuột).

Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát tác dụng gây xung huyết da và được dùng trong điều trị một số bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt). Ngoài ra, trinh nữ hoàng cung còn được dùng để chữa bệnh về đường tiết niệu, tê thấp, xương khớp, mụn nhọt, áp xe, đau tai, bệnh phụ khoa.

Cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với 2 loại cây

Cây trinh nữ hoàng cung có đặc điểm bên ngoài gần giống với cây náng hoa trắng và cây lan huệ vì thế nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, tác dụng đối với sức khỏe hoàn toàn khác nhau vì thế cần phân biệt rõ với hai loại cây này.

1. Cây náng hoa trắng

Cây náng hoa trắng cũng thuộc thân hành nhưng thuôn dài hơn. Lá cây cũng dài hơn, có màu xanh đậm hơn so với cây trinh nữ. Hơn nữa, hoa của cây cũng chỉ có màu trắng chứ không có màu đỏ tím.

2. Cây lan huệ

Cây lan huệ có lá màu xanh đậm, có bản dày, có bản hẹp, hai bên mép không gợn sóng. Thân cây cao hơn so với cây trinh nữ hoàng cung, trong khi đó cánh hoa có màu trắng và mùi thơm. Nhụy của hoa lan huệ có màu đỏ tía, trong khi nhụy của hoa trinh nữ hoàng cung có màu trắng.

Bài thuốc điều trị một số bệnh phụ khoa

Công dụng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa
Công dụng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa

1. Trị bệnh u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, u nang buồn trứng.

Lấy 20gr mỗi loại trinh nữ hoàng cung và hạ thảo khô cùng 12gr cỏ xước, 8gr hoàng cầm và 6gr hương tư tử cho vào sắc nước uống. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

2. Điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Nguyên liệu: Trinh nữ hoàng cung, nga truật (mỗi loại 20gr); lá đu đủ khô (50gr); xuyên điền thất )10gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 3 bát nước, đến khi nước cạn còn 1 chén thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Video chia sẻ cách chữa u xở, ung thư cổ tử cung…

3. Chữa rong kinh

Cách 1: Kết hợp 20gr mỗi loại trinh nữ hoàng cung, lá sen, ngải cứu, dừa dại và 12gr ích mẫu, 6gr hương tư tử cho vào sắc nước uống.

Cách 2: Cho 20gr trinh nữ hoàng cung cùng 12gr lá trắc bách sao đen, 6gr hương tử tử cho vào sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị rong kinh bàng nghệ đen tại nhà

4. Chữa u xơ tiền liệt tuyến

Chuẩn bị: Trinh nữ hoàng cung, huyết giác (mỗi loại 20gr); rễ ngưu tất nam (12gr); ba kích sao muối (10gr); hương tư tử (6r).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống, chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

5. Trị rối loạn tiểu tiện

Mỗi ngày lấy 20gr lá trinh nữ hoàng cung cho vào ấm sắc nước uống. Chia nước thuốc làm 2 – 3 lần uống trong ngày

Bài thuốc chữa bệnh da liễu

Công dụng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh da liễu
Công dụng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh da liễu

1. Điều trị dị ứng da, nổi mẩn ngứa

Nguyên liệu: Lá trinh nữ hoàng cung, ngân hoa thán (mỗi loại 20gr); ké đầu ngựa (12gr); cườm thảo đỏ (6gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trj mẩn ngứa nổi mề đay bằng lá khôi tía

2. Trị mụn nhọt

Cách 1: Lấy lá hoặc củ trinh nữ hoàng cung, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ mụn nhọt.

Cách 2: Lấy 20gr mỗi loại trinh nữ hoàng cung và bèo cái cùng 6gr cườm thảo đỏ rồi cho vào sắc nước uống.

Cách 3: Lấy 20gr mỗi loại trinh nữ hoàng cung và kim ngân hoa kết hợp với 6gr cườm thảo đỏ cho vào sắc nước uống.

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa

Công dụng trinh nữ oàng chung chữa bệnh tiêu hóa
Công dụng trinh nữ oàng chung chữa bệnh tiêu hóa

1. Điều trị bệnh dạ dày

Cách 1: Lấy 3 lá trinh nữ hoàng cung tươi về rửa sạch, cắt khúc nhỏ, cho vào ấm cùng 2 chén nước, bật bếp lên đun cho đến khi nước cạn chỉ còn ½ chén, chia nước ra làm 3 phần uống trong ngày.

Cách 2: Lấy 200gr trinh nữ hoàng cung khô sắc nước uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang, liệu trình dài 20 – 25 ngày, nghỉ 10 ngày rồi lại tiếp tục.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng lá khôi tía

2. Điều trị bệnh đại tràng

Nguyên liệu: Trinh nữ hoàng cung, nga truật (mỗi loại 20gr); đu đủ khô (50gr); xuyên thiền đất (10gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 3 chén nước. Đun đến khi cạn chỉ còn 1 chén thì chia nước thuốc ra làm 3 uống sau bữa ăn, uống thuốc khi còn nóng.

Bài thuốc chữa bệnh viêm họng

Công dụng cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh viêm họng
Công dụng cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh viêm họng

1. Chữa bệnh viêm họng hạt

Nguyên liệu: Lá trinh nữ hoàng cung tươi (⅓ lá), cây dằng xay (3gr), muối hạt

Thực hiện: Rửa sạch lá, vắt cho ráo nước sau đó cho vào miệng nhai lẫn các hỗn hợp, ngậm một lúc, có thể nuốt nước và bỏ bã.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh viêm họng bằng cây lược vàng

2. Điều trị viêm phế quản, ho

Cách 1: Lấy 20gr mỗi loại trinh nữ hoàng cung và tang bạch bì cùng 10gr ô phiến và 6gr cam thảo dây cho vào ấm sắc với 200ml nước. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

Cách 2: Lấy 20gr trinh nữ hoàng cung và 12gr mỗi loại bồng bồng và lá táo chua kết hợp 6gr hương tư tử cho vào sắc nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Một số công dụng khác trong điều trị bệnh

1. Giảm tụ máu

Lấy lá cây trinh nữ hoàng cung đem về rửa sạch, nghiền nhuyễn rồi nóng, đắp vào vị trí vết thương.

2. Đau khớp

Lấy 1 củ trinh nữ hoàng cung cho lên nướng đến khi vỏ chuyển sang màu đen. Cho lên cối giã dập sau đó đắp vào chỗ bị  đau. Mỗi tuần thực hiện 2  – 3 lần.

3. Làm lành chấn thương

Nguyên liệu: Trinh nữ hoàng cung, dây đau xương, lá cối xay, huyết giác (mỗi loại 20gr); quốc lão (6gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh

  • Không dùng trinh nữ hoàng cung cho người đang mang thai, người bị suy giảm chức năng gan, thận.
  • Không ăn kèm với đậu xanh, rau muống
  • Không tự ý dùng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh khi chưa có sự đồng ý của lương ý, bác sĩ.
  • Cần phân biệt rõ cây trinh nữ hoàng cung với náng hoa trắng và lan huệ để tránh bị ngộ độc.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Trinh Nữ Hoàng Cung trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Trinh Nữ Hoàng Cung? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm chung nhận diện trinh nữ hoàng cung1. Mô tả nhận diện cây2. Phân bố, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhĐặc điểm chung nhận diện trinh nữ hoàng cung1. Mô tả nhận diện cây2. Phân bố, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm chung nhận diện trinh nữ hoàng cung1. Mô tả nhận diện cây2. Phân bố, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm chung nhận diện trinh nữ hoàng cung1. Mô tả nhận diện cây2. Phân bố, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Chua me đất hoa vàng

Chua me đất hoa vàng (chua me ba chìa) và 8 bài thuốc chữa viêm họng, sốt, ho, huyết áp, viêm gan, chấn thương, đại tiểu tiện không thông hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm chung nhận diện trinh nữ hoàng cung1. Mô tả nhận diện cây2. Phân bố, thu hái và sơ chế3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp