Cỏ tranh (bạch mao) và 13 bài thuốc chữa lợi tiểu, ho, hen suyễn, giải độc, viêm thận… hiệu quả

Cỏ tranh còn gọi bạch mao theo tiếng Trung là vị thuốc quý theo Đông y. Cây có vị ngọt tính cam hàn có tác dụng lương huyết sinh tân, thanh nhiệt lợi tiểu thường chủ trị xuất huyết đường tiêu hóa, làm mát gan, lợi tiểu, viêm đường tiết niệu,… 

Thông tin, mô tả cây cỏ tranh
Thông tin, mô tả cây cỏ tranh

Tên khác: Bạch mao (tên gọi gốc theo tiếng Trung), bạch mao căn, sinh mao căn, bạch mao hoa.

Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.)

Họ: Lúa (Poaceae)

Thông tin, mô tả cây cỏ tranh

1  Đặc điểm thực vật

Cỏ tranh là loại cây sống lâu năm có rễ lan dài và ăn sâu dưới đất. Lá cây mọc đứng và cứng. Dáng lá hẹp và dài, mặt trên lá nhám và mặt dưới nhẵn. Mép lá sắc có thể cứa đứt tay. Hoa có màu trắng sợi bông, hình chùy.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Là loại cây mọc dại. Vì vậy, có thể tìm thấy cỏ tranh ở hầu hết các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.

Bộ phận dùng: Thân, rễ và hoa

Thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm

Chế biến: Cỏ tranh sau khi thu hoạch, rửa sạch và phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Thân và rễ khô (Bạch mao căn): Tính hàn, có vị ngọt. Hoa (Bạch mao hoa): Tính ấm, vị ngọt, không chứa độc tố

Quy kinh: Vào ba kinh Thủ thiếu âm Tâm, Túc dương minh Vị và Túc thái âm Tỳ

Bảo quản: Nơi khô thoáng

4. Thành phần hóa học

Bao gồm acid hữu cơ, glucoza và fructoza

Tác dụng dược lý của cỏ tranh

Cây cỏ tranh có tác dụng:

  • Phục nhiệt (Nhiệt ẩn tàng ở bên trong)
  • Lợi tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn
  • Tiêu ứ huyết
  • Giải độc
  • Chữa thổ huyết
  • Chỉ huyết (cầm máu)
  • Điều trị sốt nóng
  • Chữa viêm đường tiết niệu
  • Trị bệnh sỏi thận
  • Nục huyết (chảy máu mũi)
Cỏ tranh lợi tiểu, ho, hen suyễn, giải độc, viêm thận
Cỏ tranh lợi tiểu, ho, hen suyễn, giải độc, viêm thận

Các bài thuốc chữa ho, hen suyễn, khô họng từ cây cỏ tranh

1. Điều trị ho lâu ngày do phế hư

Sử dụng thang thuốc bao gồm các vị thảo dược như rễ cây cỏ tranh khô 20 gram, cam thảo 10 gram, củ gừng 20 gram, rễ xương sông 16 gram, bán hạ chế 10 gram, tang bạch bì 16 gram, trần bì 10 gram, cát cánh 12 gram. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.

2. Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt

Bài thuốc gồm có sinh địa 12 gram, rễ cây cỏ tranh khô 16 gram, rau má 20 gram cùng với cỏ mực 20 gram và ngân hoa 12 gram. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.

3. Cỏ tranh chữa chứng khô họng, khô miệng do tân dịch vị bị hao tổn

Lấy 16 gram rễ cỏ tranh cùng với các loại thảo dược khác như 16 gram đinh lăng, 10 gram cam thảo, 10 gram sơn thù, 12 gram sa sâm, 16 gram hoài sơn, 8 gram đan bì, 16 gram đinh lăng, 12 gram khởi tử, 10 gram trạch tả, 12 gram mạch môn, 20 gram cát căn. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị hen suyễn từ cỏ tranh

Dùng 20 gram rễ tươi, rửa sạch, sắc nước uống sau mỗi bữa ăn tối. Uống liên tục trong 8 ngày.

Các bài thuốc lợi tiểu, viêm đường tiết niệu, giải độc cơ thể

1. Bài thuốc tác dụng lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu

Cách 1: Dùng 30 gram rễ cỏ tranh khô (bạch mao căn) kết hợp với 25 gram xa tiền sử, 40 gram râu ngô và 5 gram hoa cúc đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy 50 gram sắc chung với 750 ml nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, khó tiểu.

Cách 2: Sử dụng 50 gram rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn) sắc chung với 10 gram rau má, 15 gram lá sen cạn, 10 gram râu ngô và 8 gram rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ  3 – 5 ngày.

2. Cỏ tranh giúp giải độc cơ thể, làm mát gan

Cách 1: Dùng 150 gram rễ cỏ tranh tươi đã cạo sạch vỏ đun nhừ với 150 gram thịt lợn nạc thái lát mỏng và 50 gram bạch anh tươi. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn từ 10 – 15 ngày.

Cách 2: Dùng 200 gram sinh căn mao, rửa sạch và nấu với 700 ml. Sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 7 – 10 phút. Dùng nước thuốc thay nước lọc và uống mỗi ngày. Liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày.

3. Cỏ tranh chữa viêm đường tiết niệu

Chuẩn bị 10 gram rễ bạch mao khô, 20 gram đinh lăng, 20 gram kim ngân, 20 gram rau dấp cá, 20 gram rau má, 20 gram kim tiền thảo, 16 gram tang diệp, 16 gram hương nhu. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi. Dùng nước uống trong ngày, giúp cải thiện tình trạng viêm ở đường tiết niệu

4. Bài thuốc chữa nước tiểu vàng, vàng da do can khí uất kết từ cỏ tranh

Nguyên liệu có 16 gram rễ cây cỏ tranh khô, 12 gram nhân trần, 8 gram chỉ xác, 12 gram bạch thược, 14 gram nam hoàng bá, 10 gram chi tử, 20 gram đinh lăng, 8 gram đan bì, 12 gram xa tiền, 1 2 gram củ đợi. Sắc 1 thang, uống 2 lần trong ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cỏ tranh

1. Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Cách 1: Dùng 200 gram rễ cỏ tranh khô sắc với 500 ml trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi nước thuốc cạn còn 100 – 150 ml, chia thuốc và uống  2- 3 lần. Mỗi ngày uống 1 tháng và sử dụng liên tục trong 1 tháng để có kết quả trị liệu tốt.

Cách 2: Dùng rễ cỏ tranh tươi phối trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Tất cả các thảo dược, mỗi vị lấy 10 gram, sắc chung với 3 bát nước. Khi nước cạn còn 1 bát, uống sau bữa ăn. Thời gian dùng 15 ngày.

2. Cỏ tranh điều trị sốt xuất huyết

Sử dụng 20 gram rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20 gram cỏ mực, 16 gram tang diệp, 20 gram rau má, 16 gram kinh giới, 24 gram đậu đen đã sao thơm, 12 gram cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

3. Chữa xuất huyết đường tiêu hóa

Rễ cây cỏ tranh khô 20 gram sắc chung với 6 gram cây a giao, 21 gram củ gừng nướng cháy, 12 gram thục địa và 16 gram trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.

4. Chữa sỏi thận bằng rễ cỏ tranh

Sử dụng bạch mao căn 20 gram, mộc thông 10 gram, cối xay 16 gram, kim tiền thảo 10 gram, đinh lăng 20 gram, cối xay 16 gram, mã đề thảo 20 gram. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

5. Cỏ tranh chữa chảy máu cam

Cách 1: Chi tử 18 gram kết hợp với bạch mao căn 36 gram. Cho hai vị thuốc vào nồi sắc chung với 400 ml nước. Thuốc cạn còn 100 ml, uống nóng sau hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục 7 – 10 ngày.

Cách 2: Lấy 80 gram sinh mao căn (rễ tươi) sắc nước uống hàng ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn. Dùng 7 – 10 ngày liên tục.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ tranh. Có thể nói, cây sử dụng phổ biến nhất là  để giải độc cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Cỏ gà (cỏ chỉ) và 10 bài thuốc chữa ho, cảm, tiêu chảy, tiểu đường, trĩ, rắn cắn hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây thông thảo

Cây thông thảo và 2 bài thuốc chữa phù, viêm tiết niệu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cỏ tranh1  Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hoa phấn

Cây hoa phấn và 9 bài thuốc chữa viêm amidan, ho, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu…hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cỏ tranh1  Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cỏ tranh1  Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây địa liền

Cây địa liền và 6 bài thuốc chữa cảm sốt, tiêu hóa kém, ho gà, táo bón, đau nhức răng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cỏ tranh1  Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cỏ tranh1  Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp