Cây sảng (sảng lá kiếm, sang sé) và 3 bài thuốc chữa bỏng, mụn nhọt, chấn thương hiệu quả
Nội dung chính
Cây sảng còn được gọi với cái tên như sảng lá kiếm, trôm mề gà, quả thang, sang sé là loài thân gỗ mọc phổ biến tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây….Cây thường lấy vỏ để làm thuốc chữa bệnh mụn nhọt, sưng tấy.
Tên gọi khác: Sảng lá kiếm, Trôm mề gà, Quả thang, Sang sé
Tên khoa học: Sterculia lancelata Cavan
Họ: Trôm (Sterculiaceae)
Thông tin, mô tả cây sảng
1. Mô tả thực vật
Sảng là một cây nhỡ, cao 3-6m. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình ngọn dáo, cuống phình ở hai đầu mép nguyên, gân lá lông chim.
Hoa đơn tính, không có cánh hoa. Đài hợp, quả kép gồm 5 đại màu đỏ, mềm, có lông nhung, có 4-8 hạt đen bóng. Mùa hoa quả từ tháng 3-7.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Phân bố: Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây.
Bộ phận dùng: Dùng vỏ
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có chất nhầy, tanin.
Tác dụng dược lý của cây sảng
Cây sảng là vị thuốc nam quý, người ta sử dụng rộng rãi vị thuốc này dưới dạng tươi hay khô trong YHCT. Các tài liệu YHCT có ghi nhận vỏ cây sảng được dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt. Vị thuốc dùng độc vị hoặc có thể kết hợp dùng phối hợp với những vị thuốc khác.
Dược liệu cũng được sử dụng để trị bạch đới nhiều, lâm trọc và lá dùng trị đòn ngã tại một số vùng ở Quảng Tây (Trung Quốc). Tại vùng Vân Nam, cây sảng còn được sử dụng phơi khô làm thuốc thanh phế nhiệt giúp thải độc, mát gan. Ngoài ra, hạt của cây cũng được dùng ăn nhờ hương vị rất ngon.
Ngoài công dụng trị bệnh là chính, cây sảng ra hoa và quả có màu sắc bắt mắt còn được trồng làm cảnh. Trong đời sống, người ta tận dụng các sợi vỏ của cây sảng để làm túi xách và giấy.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sang sé
1. Bài thuốc chữa sưng tấy, mụn nhọt từ cây trôm thon
Sử dụng khoảng 20 – 30g vỏ cây sảng, đem rửa sạch và sau đó đem rửa sạch và đem giã với muối. Đem đắp thuốc trực tiếp lên vết thương, dùng băng gạc cố định.
2. Bài thuốc chữa bỏng ngoài da từ cây sảng lá kiếm
Dùng lượng dược liệu tương ứng với diện tích vùng da bị bỏng. Sau khi rửa sạch với nước thì đem đi giã nát rồi vắt lấy nước, trộn với mỡ thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó bôi thuốc trực tiếp vào vùng da bị tổn thương.
3. Bài thuốc giảm đau do chấn thương từ quả thang
Đem vỏ cây sảng tươi đi rửa sạch bụi bẩn và đem giã nát với 1 thìa muối cùng một ít nước nóng, chắt lấy nước đem bôi lên vùng da bị sưng đau cho chấn thương. Thực hiện tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ nhận thấy vùng chấn thương giảm đau rất tốt.
Lưu ý khi dùng cây sảng làm thuốc chữa bệnh
Người bị viêm da có mủ, có vết thương hở không sử dụng cây sang đắp trực tiếp lên da. Phương thuốc chỉ điều trị đáp ứng cho những trường hợp tổn thương đau nhức chứ không có tác dụng chữa viêm loét. Nếu tự ý sử dụng có thể gây nhiễm trùng, dễ dẫn đến hoại tử. Tuyệt đối không sử dụng vỏ cây sang điều chế thuốc qua đường uống. Hiện vẫn chưa có ghi nhận về những tác dụng phụ của vị thuốc này. Vì thế người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc điều trị.
Trên đây là những thông tin về cây sảng và bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Có thể nói, cây sang sé có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, người bệnh nên thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm: Cây táo rừng (hồng rừng, bút mèo) và 2 bài thuốc chữa hắc lào, lở ngứa hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!