Cây sung (quả sung) với 26 bài thuốc trợ trị ung thư, tiêu hóa (dạ dày, trĩ…), chữa xương khớp, da liễu, phụ khoa của chị em

Cây sung, quả sung vốn rất thân thuộc với cuộc sống của người dân Việt Nam ta. Từ trước đến nay, sung quả sung thường được dùng để ăn sống, chế biến món ăn mà ít ai biết rằng, loại cây này còn có tác dụng chữa bệnh. Một số bệnh có thể chữa được nhờ quả sung như ung thư, áp xe vú, mụn nhọt, trị bỏng, dạ dày,…

Thông tin, hình ảnh về cây, quả sung
Thông tin, hình ảnh về cây, quả sung
  • Tên gọi khác: Sung, Ưu đàm thụ, lo va
  • Tên khoa học: Ficus racemosa L
  • Thuộc họ: Dâu tằm – Moraceae

Đặc điểm nhận dạng của cây Sung

1. Mô tả cây sung

Sung là cây thân gỗ lâu năm có chiều cao khoảng 25 – 30m, đường kính thân 60 – 90cm.  Vỏ cây nhẵn, màu nâu xám. Cành nhỏ có màu nâu.

Trên các cành có nhiều phiến lá non cùng các chùm quả với các sợi lông được che chở bằng những lông tơ màu trắng. Lá sung có màng và lông tơ, hình trứng hoặc hình mũi mác có chiều dài 1.5 – 2cm. Các lá mọc so le vối nhau, cuống dài từ 2 – 3cm. Phiến lá có hình elip, elip trứng ngược hay elip hẹp với kích thước khoảng 10-14 x 3-4.5cm. Lá sung có màu xanh nhạt ở trục, có lông tơ khi còn non, khi về già màu lục sẫm lông hơi xù, gốc lá nhẵn nhụi, hai bên lá có gân. Lá sung rụng khá sớm.

Hoa sung là hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực và hoa cái cũng như vú lá mọc trên cùng 1 cây. Hoa đực có lỗ chân lông đậm ở gần đỉnh và không có cuống với 2 nhụy và 3 hoặc 4 thùy đài. Trong khi đó vú lá và hoa cái cuống nhỏ, ở đỉnh có 3 – 4 răng, thùy đài thẳng, vòi nhụy ở bên, các núm nhụy có hình chùy. Hoa sung thường nở vào khoảng tháng 5 – 7 hàng năm.

2. Phân bố, thu hái, chế biến cây sung

Cây sung là cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các nước như Ấn Độ, Đông Dương. Các bộ phận của cây được thu hái quanh năm. Nhựa cây được trích trực tiếp từ cây tươi còn sống, trong khi đó lá phơi khô hoặc đốt tồn tính, tán bột. Vỏ được đẽo từ cây, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Sung được lấy quả, nhựa, lá, vỏ làm thuốc.

3. Thành phần hoá học của cây sung

Trong cây sung được chứng minh có nhiều thành phần hóa học. Cứ 100gr sung thì tìm thấy 81.9gr nước; 1.3gr protein; 0.6gr chất béo; 0.6gr tro; 0.21gr nitơ. Nếu tính theo thành phần thì trong cây sung gồm các chất như: vitamin B2 (30.7%), sắt (16.25%), đồng (11.11%), kali (10.81%), magie (8.35%), canxi (7.2%), photpho (6.71%).

Công dụng và tác dụng dược lý của cây sung

Cây sung có vị ngọt, chát, tính mát tác dụng thông huyết, chỉ thống, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu thũng, lợi tiểu, sát trùng, bổ máu. Ngoài việc sử dụng chế biến món ăn người mới sinh còn lấy lấy quả và lá non ăn cho lợi sữa. Nhựa sung lấy để trị mủ, mụn nhọt, cành lá có thể trị phong thấp, xương khớp, bệnh sốt rét,…

Ở Ấn Độ, rễ sung thường được lấy để trị cá bệnh kiết lị, trong khi đó, nhựa dùng để trị tiểu đường, lá có thể dùng để trị bệnh về túi mật và quả dùng để trị rong kinh, ho ra máu. Còn ở Indonesia sung cũng được dùng để chữa bệnh trĩ và tiêu chảy.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư

Quả sung hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Quả sung hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

1. Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư ruột

Hỗ trợ bệnh ung thư dạ dày, người bệnh có thể sử dụng sung bằng cách:

  • Ăn tráng miệng bằng 5 quả sau sau mỗi bữa ăn
  • Lấy 500gr trái sung nấu với 100gr thịt lợn nạc trong 30 phút và ăn với cơm.

2. Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản

Nguyên liệu: Quả sung tươi )500gr); thịt lợn nạc (100gr).

Thực hiện: Sung bỏ cuống, rửa sạch, thịt nạc thái khúc nhỏ. Cho hai nguyên liệu vào hầm, đến khi nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3. Hỗ trợ điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu

Nguyên liệu: Quả sung xanh (20 quả), chè xanh (10gr)

Thực hiện: Cho cả hai loại vào nồi và đổ nước ngập, đun trong khoảng 15 phút, lấy nước uống thay trà hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn bằng cây bình bát

4. Hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang

Nguyên liệu: Quả sung xanh phơi khô )30gr); mộc thông (15gr).

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào đun lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc chữa xương khớp

Công dụng quả sung trị xương khớp
Công dụng quả sung trị xương khớp

1. Chữa viêm khớp, đau khớp

Nguyên liệu: 2 – 3 quả sung tươi; 1 quả trứng gà

Thực hiện: Thái nhỏ quả sung rồi đánh với trứng gà, rán lên ăn.

Hoặc người bệnh cũng có thể xào sung với thịt lợn.

2. Hỗ trợ điều trị phong tê thấp

Nguyên liệu: Vỏ sung, cây vú bò (mỗi loại 20gr).

Thực hiện: Vỏ sung cạo và rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Cây vú bò cắt thành từng khúc, rửa sạch, phơi khô và chích với mật ong. Cho hai vị thuốc vào sắc nước uống sau bữa ăn 1 – 1.5 giờ. Thực hiện đều đặn trong 2 – 3 tuần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng lá vũ sữa

Bài thuốc giúp điều trị các bệnh da liễu (bệnh ngoài da)

Công dụng quả sung trong điều trị bệnh da liễu
Công dụng quả sung trong điều trị bệnh da liễu

1. Chữa mụn nhọt

Lấy lá sung non giã nát sau đó trộn lẫn nhựa sung rồi đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Nếu mụn chưa có mủ thì bạn có thể đắp kín, nhưng nếu mụn đã có mủ thì có thể giã thêm củ hành và đắp để hơn 1 lỗ.

Người bị sưng vú cũng có thể sử cách này cũng có kết quả rất tốt.

2. Chữa mụn cơm, mụn cóc

Lấy dao khía vào cành sung cho chảy nhựa rồi lấy nhựa bôi trực tiếp vào chỗ bị mụn. Ngày bôi 2 lần, chỉ 5 – 6 ngày là hết mụn.

3. Lá sung chữa zona

Nguyên liệu: Lá sung hong khô, giấm ăn

Thực hiện: Lấy lá sung non rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ rồi cho thêm 1 ít giấm ăn, giã nhuyễn đắp vào chỗ dịch bệnh. Khi nào thuốc khô có thể tiếp tục đắp.

4. Trị lở loét

Lấy quả sung chín đem sao khô rồi tán thành bột mịn. Sau đó rắc bột lên vùng bị lở loét rồi băng lại (chú ý nên rửa sạch vùng lở loét trước khi rắc bột sung).

5. Trị bỏng

Lấy hai lá vú sung phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn. Sau đó, dùng một trộn với mỡ lợn và bôi lên vùng da bị bỏng. Có thể bôi nhiều lần 1 ngày.

6. Giúp da tươi sáng

Nguyên liệu: Quả sung tươi (4 – 5 quả); sữa tươi (1 chén)

Thực hiện: Cho sung vào máy ép ra nước sau đó trộn với sữa tươi uống. Mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, thực hiện trong vài tuần.

Bài thuốc chữa một số bệnh cho phụ nữ

Công dụng quả sung trong điều trị bệnh phụ khoa
Công dụng quả sung trong điều trị bệnh phụ khoa

1. Giúp lợi sữa

Nguyên liệu: Sung tươi (120gr); móng lợn (500gr)

Thực hiện: Cho hai thứ vào hầm thật nhừ, nêm nếm gia vị, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.

2. Điều trị kinh ở phụ nữ

Nguyên liệu: Lá sung (60gr); măng hoặc búp sậy (30gr); ngải cứu (20gr); phèn chua (5gr), nước dừa, muối.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu sau khi làm sạch cho vào cối giã nát, thêm nước dừa vào rồi vắt lấy nước uống vào thời gian gần có kinh.

3. Điều trị áp xe vú.

Trị áp xe vú bằng nhựa sung mang lại hiệu quả rất tốt. Đầu tiên, rửa sạch vú, sau đó lau khô rồi lấy nhựa sung bôi lên. Hoặc bạn có thể lấy lá non lẫn nhựa sung giã nhuyễn rồi đắp lên vú cho đỡ phải thực hiện nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh đường tiêu hoá

Công dụng quả sung trong điều trị bệnh tiêu hóa
Công dụng quả sung trong điều trị bệnh tiêu hóa

1. Chữa sỏi thận

Bài 1: Lấy quả sung già, cho lên chảo sao vàng sau đó đem phơi cho khô, bảo quản trong túi cẩn thận. Mỗi ngày lấy 100gr sung đun với 800ml nước, đến khi nước cạn ⅓ thì tắt bếp, chia nước làm 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Dùng lá sung, lá vọng cách, nhân trần, uất kim, cây chó đẻ, thổ phục linh, atiso, bạch truật, cam thảo, gừng tươi, đẳng sâm, màng mề gà (liều lượng bằng nhau) sắc với 5 bát nước, khi nước cạn còn 2 bát thì chia làm 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa đau dạ dày

Lấy 1kg sung tươi, rửa sạch, bỏ nhựa, để ráo, sấy khô rồi tán bột, bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần lấy 2 – 3 thìa bột sung hòa với 350ml nước khuấy đều và uống. Ngày thực hiện 2 – 3 lần.

3. Chữa loét dạ dày, hành tá tràng

Nguyên liệu: Trái sung tán khô (5gr)

Thực hiện: Mỗi ngày cho bột trái sung hòa với nước uống 3 lần. Thực hiện liên tục trong 10 ngày rồi nghỉ 3 – 4 ngày rồi lại tiếp tục.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm loát dạ dày tá tràng bằng nghệ vàng

4. Chữa táo bón

Nguyên liệu: Quả sung xanh (10 quả), lòng lợn (1 đoạn ngắn)

Thực hiện: Cho sung và lòng lợn nấu thành canh, ăn liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

5. Chữa trĩ

Nguyên liệu: Quả sung (10 – 20 quả)/ hoặc rễ, lá (30 – 40gr).

Thực hiện: Cho vị thuốc vào đun với 2 lít nước dùng xông và rửa hậu môn vào mỗi buổi tối. Thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày.

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Điều trị tiểu đường

Nguyên liệu: Lá sung (300gr), nước (1 lít)

Thực hiện: Lá sung rửa sạch cho vào nồi và đổ nước vào đun trong vòng 15 phút . Lấy nước lá sung uống thay nước lọc hàng ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng.

Công dụng quả sung trong điều trị tiểu đường
Công dụng quả sung trong điều trị tiểu đường

Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh tiểu đường bằng thảo dược công nghệ cao

2. Bài thuốc chữa đau họng, khản tiếng

Cách 1: Lấy 20gr quả sung sắc với nước rồi pha thêm ít mật ong hoặc đường uống hàng ngày.

Cách 2: Quả sung xanh phơi khô tán thành bột. Cứ 30 – 40 phút lại lấy 1 ít bột sung ngậm và nuốt dần.

3. Trị đau đầu vùng thái dương

Lấy nhựa sung bôi lên một tờ giấy bản rồi dán vào thái dương. Ngoài ra, cần kết hợp uống nước nhựa sung để có hiệu quả hơn.

4. Chữa sởi trẻ em

Nguyên liệu: Lá sung, lá đậu ván, lá dâu, lá cối xay (mỗi loại 15gr).

Thực hiện: Sao vàng các loại lá, sau đó cho vào ấm sắc nước cho trẻ uống, cách 2 giờ uống 1 lần, mỗi lần uống 20ml.

5. Chữa thuỷ đậu

Cách 1: Lấy 100 – 150gr lá sung tươi cho vào sắc lấy nước, rồi dùng khăn mềm tẩm nước thuốc bôi lên chỗ bị thủy đậu, ngày 3 – 5 lần.

Cách 2: Vạc 1 mảng vỏ sung, cạo sạch vỏ, rửa sạch, đập nát, cho vào nồi nấu nước, sau đó lấy nước nguội để tắm. Thực hiện 3 – 5 ngày liên tục.

Cách 3: Lấy nhựa sung bôi trực tiếp lên chỗ bị đau.

6. Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém

Nguyên liệu: Lá sung bánh tẻ (200gr); hoài sơn sao vàng, liên nhục, đảng sâm, thục địa, hà thủ ô đỏ, ngải cứu tươi, táo nhân sao đen (mỗi loại 100gr).

Thực hiện: Các hỗn hợp (trừ ngải cứu) phơi khô, tán mịn. Ngải cứu sắc lấy nước rồi trộn với bột của những nguyên liệu còn lại, thêm mật ong trộn đều, làm thành viên hoàn có đường kính 5mm. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, người lớn uống từ 10 – 12  viên, trẻ nhỏ uống 5 – 10 viên.

Lưu ý khi sử dụng cây Sung làm bài thuốc chữa bệnh

Sung mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại cây này chữa bệnh. Theo đó, một số đối tượng sau không nên dùng sung:

  • Người bị huyết áp thấp.
  • Người không bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều sung vì có thể làm giảm lượng đường trong máu gây nguy hiểm.
  • Người gặp vấn đề về thận, bàng quang, mật không nên dùng sung chữa bệnh.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Sung, quả Sung trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Sung, quả Sung? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Sung1. Mô tả cây sung2. Phân bố, thu hái, chế biến cây sung3. Thành phần hoá học...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Sung1. Mô tả cây sung2. Phân bố, thu hái, chế biến cây sung3. Thành phần hoá học...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Sung1. Mô tả cây sung2. Phân bố, thu hái, chế biến cây sung3. Thành phần hoá học...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Sung1. Mô tả cây sung2. Phân bố, thu hái, chế biến cây sung3. Thành phần hoá học...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Sung1. Mô tả cây sung2. Phân bố, thu hái, chế biến cây sung3. Thành phần hoá học...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp