Cây thanh táo (tần cửu, thuốc trặc) và 10 bài thuốc chữa mụn nhọt, xương khớp, lở loét hiệu quả

Cây Thanh táo hay còn gọi tần cửu, thuốc trặc là vị thuốc quý trong đông y. Cây có vị cay, tính ấm tác dụng tiêu trừ ứ tích, tiêu thũng, giảm đau, nối liền gân cốt. Từ lâu, cây đã được dùng chữa đau nhức xương khớp, bệnh vàng da, ho, sốt, mụn nhọt, sưng tấy…

Thông tin, mô tả cây thanh táo
Thông tin, mô tả cây thanh táo
  • Tên gọi khác: Tần cửu, Thuốc trặc, Bơ chẩm phòn (người Thái), Sleng sào (người Tày), Búng mâu mía (người Dao)
  • Tên khoa học: Justicia gendarussa L. f. (Gendarussa vulgaris Nees)
  • Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Thông tin, mô tả dược liệu cây Thanh táo

1. Đặc điểm sinh thái

Cây Thanh táo hay còn gọi là cây Thuốc trặc, là cây thường xanh, thân nhỏ, cao khoảng 1 – 1.5 m. Thân và cành cây có màu tím sẫm hoặc xanh lục, nhẵn. Lá cây mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mác, thuôn, dài khoảng 4 – 14 cm, rộng 1 – 2 cm, mép lá nguyên. Trên mặt lá thường bị một loại nấm có tên là Puccinia Thwaitesii tấn công gây nên nhiều đốm đen, vàng hoặc nâu trên mặt lá.

Hoa có màu trắng hoặc hơi hồng, có nhiều điểm tía, mọc thành bông ở đầu cành, các kẽ lá hoặc phía ngọn cành. Quả nang hình đinh, dài 12mm, bên trong có chứa trong 4 hạt. Hoa và ra quả vào mùa hạ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Phân bố: Cây Thuốc trặc được tìm thấy ở Ấn Độ, Malayxia, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Indonexia. Cây mọc hoang và được trồng để làm hàng rào. Tại Việt Nam, cây được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh.
  • Bộ phận dùng: Toàn thân cây Thanh táo được ứng dụng để làm thuốc. Đông y gọi là Tiểu Bác Cốt, tên khoa học là Herba Justiciae.
  • Thu hái – Sơ chế: Thanh táo được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời gian tốt nhất để thu hoạch cây là vào tháng 7 – 8. Dược liệu có thể dùng tươi hoặc phơi khô bảo quản, dùng dần. Rễ cây thường được sử dụng với tên gọi Tần giao hoặc tần cửu.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Cây Thanh táo tính ấm, vị cay. Rễ cây tính bình, vị chua
  • Quy kinh: Dược liệu quy vào 4 kinh: Vị, Can, Đảm, Đại tràng.
  • Bảo quản: Cây Thanh táo sau khi sơ chế, phơi khô cần được bảo quản ở nơi thoáng, tránh độ ẩm cao.

4. Thành phần hóa học

Trong cây Thuốc trặc có chứa một loại Ancaloit với tên gọi là Justixin. Ngoài ra, cây cũng chứa một lượng nhỏ tinh dầu (0.001%).

Tác dụng dược lý của cây tần cửu

Theo y học cổ truyền:

  • Hoạt huyết, trấn thống, tán phong thấp.
  • Khứ ư sinh tân, tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch
  • Tiêu thũng, chỉ thống
  • Nối liền gân cốt

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng nối gân tiếp xương
  • Hỗ trợ tiêu sưng, giảm đau, sát trùng
  • Tác dụng gây nôn khi cần thiết
Tần cửu có vị cay, chua tính bình (tính ấm) được dùng làm thuốc chữa bệnh
Tần cửu có vị cay, chua tính bình (tính ấm) được dùng làm thuốc chữa bệnh

Thanh táo và bài thuốc chữa mụn nhọt, lở loét, sưng tấy

1. Chữa trị lở loét, các vết thương nhiễm độc, chảy máu không ngừng hoặc mụn nhọt lở thối rữa, không lành

Sử dụng lá Thanh táo và lá cây Mỏ quạ, mỗi vị phân lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên vị trí chấn thương. Mỗi ngày đắp thuốc một lần, thay thuốc hàng ngày.

Có thể kết hợp với việc uống nước sắc Bồ công anh, Bạch chỉ nam, Kim ngân hoa, mỗi vị một nắm. Sau một tuần sẽ thấy kết quả điều trị.

2. Bài thuốc trị xương gãy, các loại mụn nhọt độc gây sưng đau

Sử dụng cây Thuốc trặc tươi giã nát (hoặc dùng cây khô tán nhỏ), trộn một ít rượu, giấm, đắp vào vết thương.

3. Chữa vết lở, vết thương nhiễm độc chảy máu không dứt hay nhọt lở thối loét, khó kéo miệng từ cây thanh táo

Lá Thanh táo và lá Mỏ quạ lượng bằng nhau, rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt, thay thuốc hằng ngày. Trong uống nước sắc Bạch chỉ nam, Kim ngân hoa, Bồ công anh, mỗi vị 1 nắm và ăn rau sống hằng ngày, sau một tuần lễ sẽ có kết quả.

Trên đây là thông tin về cây thanh táo và các bài thuốc trị bệnh của nó. Có thể nói, cây tần cửu có tác dụng chữa bệnh tốt nhưng đó chỉ là bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học, cho nên người bệnh không nên lạm dụng. Tốt hơn hết hãy thăm khám bác sĩ để được chỉ định cách điều trị đúng nhất.

Cây tần cửu và các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

1. Thanh táo trị té ngã, chấn thương xương, phong thấp khớp xương, xương cốt sưng tấy, đau nhức

Sử dụng cây Thuốc trặc tươi 30 – 50g (khô 10 – 15g), sắc thành thuốc dùng uống ngày ngày.

2. Điều trị chấn thương, sưng tấy (vết thương kín)

Sử dụng cây Thuốc trặc tươi 50g (nếu khô thì dùng 10g), rửa sạch, sắc cùng 850 ml nước, đến khi còn 200 ml thì chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.

3. Chữa phong tê thấp, tay chân tê dại mất cảm giác

Sử dụng vỏ cây Thanh táo, rễ Sưng (Hoàng lực), Dây chìu, rễ Mền tên (Độc lực), mỗi vị đều 20g, Thiên niên kiện, Cốt khí, mỗi vị đều 10g, sắc thành thuốc, dùng uống.

Cây thuốc trặc dùng để chữa mụn nhọt, xương khớp, lở loét
Cây thuốc trặc dùng để chữa mụn nhọt, xương khớp, lở loét

Thuốc trặc và các bài thuốc trị bệnh khác

1. Bài thuốc trị sản phụ máu xấu gây mắt mờ, choáng váng

Sử dụng cây Thanh táo, Mần tưới, cỏ Mần trầu, mỗi vị 20g, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.

2. Chữa các bệnh hậu sản từ cây thanh táo

Sử dụng cây Thuốc trặc, cây Mần tưới, cỏ Mần trầu, mỗi vị phân lượng đều 30 g, sắc cùng 500 ml nước đến khi còn 200 ml thì chia thành 2 lần dùng uống trong ngày.

3. Chữa chứng ra mồ hôi trộm, ho, sốt từ cây tần cửu

Sử dụng rễ cây Thanh táo, Địa cốt bì, Miết giáp, Sài bồ, mỗi vị đều 10g, Tri mẫu, Đương quy, mỗi vị 5g, Thanh cao, Ô mai, mỗi vị đều 4g, sắc với 600ml nước, đến khi còn 200 ml thì chia thành 3 lần, dùng uống trong ngày.

4. Chữa tinh hoàn đau nhức, một bên tinh hoàn sa xuống

Sử dụng rễ cây Thuốc trặc, rễ Bần trắng, rễ Sưng, rễ Vậy đỏ, mỗi vị 20 – 30 g, sắc thành thuốc dùng uống trong ngày.

Cây thanh táo được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến gãy xương, đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, trong cây này có hàm lượng độc tố nhẹ nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để có hiệu quả tốt nhất.

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Thanh táo1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Thanh táo1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Thanh táo1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Thanh táo1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu cây Thanh táo1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em