Cây thiên niên kiện với 5 bài thuốc trị xương khớp (phong thấp, tê bì chân tay), bệnh da liễu (mẩn ngữa, nổi mề đay), đau bụng kinh
Nội dung chính
Thiên niên kiện là cây thuốc Nam quý hiếm được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, đau bụng kinh, mụn nhọt mẩn ngứa,… Hiện nay, loại cây này còn được sử dụng để chế biến tinh dầu, ngâm rượu.

- Tên gốc: Homalomena occulta
- Tên gọi khác: Sơn thục, bao kim, ráy hương, vạt hương, vắt vẻo (dân tộc Tày), duyên (dân tộc Ba Na), t’rao yêng (dân tộc K’ho), hìa hẩu ton (dân tộc Dao)
- Tên khoa học: Homalomena occulta
- Tên tiếng anh: Homalomena occulta
- Họ: Ráy (Araceae)
Đặc điểm nhận dạng cây thiên niên kiện
1 Đặc điểm nhận dạng cây
Thiên niên kiện là cây thân cỏ mọc hoang, sống lâu năm. Thân rễ cây mập và bò dài, có mùi thơm. Lá cây có hình tim, mọc từ thân rễ, dài khoảng 20 – 30cm; mặt lá sáng bóng. Hoa thiên niên kiện màu xanh, dài 5cm, mọc thành cụm (gọi là những bông mo). Quả thuôn dài, có nhiều hạt. Thiên niên kiện thường ra hoa vào tháng 4 – 6 hàng năm, quả chín sau 4 – 5 tháng.
2 Phân bổ, tính vị, quy kinh
Thiên niên kiện được mọc ở nơi có khí hậu nóng ẩm (chủ yếu là khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, khu vực Nam Á). Ở Việt Nam, cây này được tìm thấy ở những nơi có vùng trũng như các bờ kênh, rạch, khê suối.
Thiên niên kiện có vị đắng, cay, tính ấm đi vào kinh can, thận chủ trị trừ phong thấp, giúp mạnh gân cốt.
3 Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Thiên niên kiện thường lấy thân bằng rễ khi già để làm thuốc. Rễ thiên niên kiện lấy về, rửa sạch, chặt thành từng khúc nhỏ (10 – 20cm), phơi nhanh ở nhiệt độ 50 độ C, làm sạch vỏ, bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô.
Sau khi phơi khô, bảo quản thiên niên kiện trong túi bóng tránh bị ẩm mốc. Để nguyên liệu nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ được tinh dầu.
4 Thành phần hoá học
Trong thiên niên kiện có lượng tinh dầu khá lớn (0.8 – 1%). Tinh dầu có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong 0.8 – 1% tinh dầu này, người ta tìm thấy Linalola (40%), este tính theo Linalyl Axetat (2%), Tecpineola, Sabinen, α Tecpinen, Limonene, Axetaldehyd, Andehyd Propionic.
5 Tác dụng dược lý
Thiên kiện kiện được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn, ức chế virus gây mụn rộp loại 1 (Herpes simplex virus type 1) nhờ lượng tinh dầu. Ngoài ra, nước sắc thiên niên kiện còn hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau, chống đông máu, chống viêm, chống dị ứng, kháng Histamine.
Giá trị dược liệu trong y học
1. Tác dụng với sức khoẻ
Thiên niên kiện có thể sử dụng để trừ phong thấp, giúp mạnh gân cốt, giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, loại cây này cũng là nguyên liệu để chế tinh dầu (dùng trong công nghệ làm nước hoa, nguyên liệu chiết xuất Linalola).
Đông y sử dụng thiên niên kiện để trừ phong thấp, cường gân cốt, chủ trị hàn thấp, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chân tay co rút.
Y học hiện đại dùng thiên niên kiện là nguyên liệu chế biến cồn xoa bóp giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp.
2. Những bệnh lý có thể điều trị
- Đau nhức xương khớp
- Thoát vị đĩa đệm
- Đau bụng
- Dị ứng, mẩn ngứa
Công dụng chữa khớp

1. Chữa thấp khớp, đau nhức xương
Cho các vị thuốc: thiên niên kiện, ngưu tất (mỗi loại 10gr); mọc qua, hy thiêm thảo (mỗi loại 20gr) vào ấm sắc với 1 lít nước. Đun đến khi cạn còn khoảng 400ml thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày.
2. Bài thuốc ngâm rượu giúp giảm đau lưng mỏi gối
- Nguyên liệu: thiên niên kiện (1gr); ngưu tất, hổ cốt, câu kỷ tử (mỗi loại 100gr); rượu trắng 40 độ (2 lít)
- Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, thái khúc nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ, cho vào bình ngâm rượu trong 1 tháng. Lấy 1 lượng nhỏ rượu cho ra lòng bàn tay rồi xoa lên cho xương khớp bị đau nhức. Ngoài ra, có thể kết hợp uống, mỗi ngày uống 1 chén.
3. Bài thuốc chữa đau mỏi xương khớp, tê bì chân tay ở người cao tuổi
Cho 10gr mỗi loại thiên niên kiện và cốt toái bổ cùng 8gr bạch chỉ vào ấm sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang.
4. Bài thuốc trị phong thấp
- Nguyên liệu: thiên niên kiện (6 – 12gr); cỏ xước, thổ phục linh, độc lực (liều lượng bằng nhau)
- Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
5. Bài thuốc trị đau mỏi lưng và nhức gối khi thời tiết lạnh
Cho thiên niên kiện, thương nhĩ tử, ngải cứu (mỗi loại 10gr); rễ cỏ xước (40gr); thổ phục linh, hy thiêm (mỗi loại 20gr) vào sắc với 4 bát nước. Đun đến khi chỉ còn 2 bát, chia làm 2 phần uống trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng lá mơ lông
Công dụng chữa bệnh da liễu

1 Bài thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, lở sơn
- Nguyên liệu: thiên niên kiện, sả, gừng tươi
- Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào cối giã nát, đắp lên vùng da bị ngứa. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày.
2 Bài thuốc chữa mụn nhọt, mụn độc
- Nguyên liệu: thiên niên kiện tươi, muối hạt
- Thực hiện: Cho thiên niên kiện vào cối giã nát với muối, đắp lên vùng da bị mụn nhọt trong khoảng 10 -15 phút mỗi ngày, đắp liên tục cho đến khi mụn hết.
Công dụng chữa đau bụng kinh

- Nguyên liệu: Thiên niên kiện, rễ bướm bạc, rễ sim rừng, gỗ vang (liều lượng bằng nhau).
- Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu
Cách ngâm rượu cây thiên niên kiện để chữa bệnh
Nguyên liệu: thiên niên kiện (1gr); ngưu tất, hổ cốt, câu kỷ tử (mỗi loại 100gr); rượu trắng 40 độ (2 lít)
Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, thái khúc nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ, cho vào bình ngâm rượu trong 1 tháng. Mỗi ngày lấy 1 chén nhỏ uống trong bữa ăn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây thiên niên kiện
Thiên niên kiện được chứng minh tốt cho sức khỏe người sử dụng. Để việc dùng thiên niên kiện chữa bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý một vài điểm sau:
Không dùng thiên niên kiện với người bị nội nhiệt, đau đầu, táo bón.
Dùng thiên niên kiện ngâm rượu cần đúng liều lượng, không uống quá 2 chén nhỏ mỗi ngày vì có thể bị ngộ độc, đau đầu, chóng mắt, nôn ói,…
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Thiên Niên Kiện trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Thiên Niên Kiện? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!