Cây thốt nốt và 4 bài thuốc chữa nhuận tràng, viêm họng, lợi tiểu, giun đũa hiệu quả

Cây thốt nốt (thốt lốt) được biết đến với công dụng dùng chế biến rượu. Nhưng ít người biết, nó cũng có tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, cây được dùng chữa nhuận tràng, viêm họng, lợi tiểu, giun đũa.

Thông tin, mô tả cây thốt nốt
Thông tin, mô tả cây thốt nốt

Tên gọi khác: Thốt lốt

Tên khoa học: Borassus flabellifer L.

Họ: Cau (Arecaceae)

Thông tin, mô tả cây thốt nốt

1. Đặc điểm thực vật

Thốt nốt là cây có thân dạng cột và được chia làm từng khoanh ngắn, độ cao có thể lên tới 30m. Trên phía ngọn của cây sẽ có một tán lá xòe rộng.

Lá cây có cuống to dài và có gai, phiến hình quạt tua chẻ làm 2 ở phần đầu. Mặt lá có màu xanh đậm và bong mỡ ra tương tự như tàu lá cọ.

Cụm hoa của cây là những buồng mo. Buồng đực mang nhánh có chứa nhiều hoa hơn so với buồng cái. Buồng cái mặc dù có ít hoa nhưng hoa lại lớn hơn.

Quả của cây là dạng bạch tròn có màu nâu sẫm, chứa 3 hạt hóa gỗ dẹp và có một lỗ thủng ở phía đỉnh. Cây đực thường không có quả nhưng vẫn có hoa. Và phần hoa của cây đực thường ra được khoảng 1 tháng thì teo lại.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Loại dược liệu này được trồng tương đối nhiều ở Ấn Độ, Campuchia, Lào… Ở nước ta, cây thốt nốt được trồng phổ biến nhất ở các tỉnh miền Nam, nhiều nhất là từ Tây Ninh cho đến vùng Đồng Tháp, Kiên Giang.

Bộ phận dùng: Cuống của cụm hoa, dịch cây và rễ là những phần được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc.

Thu hái: Các bộ phận của cây thốt nốt có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Đối với cụm hoa, người ta sẽ cắt 1 đoạn đầu hoa khoảng bằng đốt ngón tay rồi buộc ống vào. Để trong suốt 1 đêm thường sẽ thu được khoảng 1 lít nước thốt nốt.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: vị ngọt và tính bình

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận của cây sẽ có chứa những thành phần hóa học cụ thể như sau:

Phần nhựa cây có chứ acid succinic.

Quả có chứa polysacharit.

Phần thịt quả chứa chất đắng FlabeliferinF

Nước chảy ra từ phần bông mo chứa nhiều đường sacaroza.

Tác dụng dược lý của cây thốt nốt

Theo y học hiện đại:

  • Hỗ trợ và khôi phục sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa.
  • Tốt cho da.
  • Hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu.
  • Ngăn ngừa táo bón.
  • Giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Chống lại cảm cúm.
  • Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Theo y học cổ truyền:

  • Chữa sốt và lợi tiểu, có thể dùng trong trường hợp có kèm theo viêm tấy, lá lách to.
  • Tác dụng nhuận tràng.
  • Chữa vàng da, tiểu tiện khó khăn.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thốt nốt

Cây thốt nốt chữa nhuận tràng, viêm họng, lợi tiểu, giun đũa
Cây thốt nốt chữa nhuận tràng, viêm họng, lợi tiểu, giun đũa

1. Cây thốt nốt chữa nhuận tràng

Đây là một trong những bài thuốc mẹo được áp dụng rất phổ biến từ lâu đời. Vào buổi sáng sớm, cắt cụm hoa của cây rồi lấy phần nước chảy ra từ bộ phận này.

Dùng nước thu được uống trực tiếp không chỉ có tác dụng giải khát mà còn giúp nhuận tràng và ngăn ngừa chứng táo bón. Bởi trong nước chiết từ cụm hoa thốt nốt có một số thành phần được cho là hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng từ cây thốt nốt

Mỗi ngày lấy 1 miếng nhỏ đường thốt nốt để ngậm và nuốt. Loại đường này có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giữ cho họng không bị khô rát.

 

Ngậm đường thốt nốt là cách đơn giản giúp đẩy lùi dần triệu chứng sưng đau do viêm họng gây ra.

3. Cây thốt nốt giúp lợi tiểu

Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 50g rễ cây thốt nốt. Đem rửa thật sạch, thái thành từng khúc. Cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi chỉ còn 1 bát. Uống trực tiếp khi nước thuốc còn ấm nóng, mỗi ngày 1 thang duy nhất. Dùng liên tục trong 1 tuần.

Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 50g cây thốt nốt non đem rửa sạch và thái khúc. Tiếp đến cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ cùng với 3 bát con nước đến khi còn 1 bát thì ngưng. Uống trực tiếp nước thuốc khi còn ấm mỗi ngày 1 thang. Duy trì liên tục trong suốt 1 tuần.

Bài thuốc 3: Cần chuẩn bị khoảng 100g vòi hoa thốt nốt. Thái nguyên liệu thành từng lát mỏng. Cho vào ấm sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Chia lượng thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang liên tục trong khoảng 1 tuần.

4. Bài thuốc trị giun đũa từ cây thốt lốt

Chuẩn bị: Cuống cụm hoa thốt nốt.

Thực hiện: Đem nguyên liệu đi nướng nóng rồi vắt lấy nước. Thêm 1 ít đường và uống vào buổi sáng, 100ml mỗi lần uống, ngày 1 lần duy nhất. Với bài thuốc này thì chỉ cần uống trong vài ngày là có thể ra giun.

Cây thốt nốt mặc dù được cho là dược liệu có nhiều công dụng tốt trong điều trị bệnh nhưng nó chỉ là bài thuốc dân gian. Thông tin mà bài viết tổng hợp được về loại dược liệu này chỉ có giá trị tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thốt nốt để chữa bệnh.

Xem thêm: Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thốt nốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây mặc nưa

Cây mặc nưa (mạc nưa) và 1 bài thuốc chữa giun sán hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thốt nốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây thạch lựu

Cây thạch lựu (lựu) và 29 bài thuốc chữa giun sán, mụn nhọt, chảy máu, viêm răng, sỏi thận, lỵ… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thốt nốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây dâu giun

Cây dâu giun (rau muối dại, cỏ hôi) và 2 bài thuốc chữa giun sán cho người lớn, trẻ em hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thốt nốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây rùm nao

Cây rùm nao (cánh kiến) và 3 bài thuốc chữa tiêu chảy, giun sán, động kinh hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thốt nốt1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em