Cây xạ đen (bách giải) với 12 bài thuốc điều trị viêm gan, ung thư, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao, các bệnh ngoài da

Cây xạ đen hay còn gọi là cây bách giải, được biết đến là một thảo dược vô cùng quý hiếm vì nó có tác dụng chữa được nhiều bệnh như ung thư, u bướu (kể cả khối u các tính), tiểu đường, huyết áp,… Tác dụng chữa bệnh của xạ đen đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, và hiện nay đang được sử dụng rộng rãi.

Thông tin, hình ảnh cây xạ đen hay còn gọi là cây bách giải
Thông tin, hình ảnh cây xạ đen hay còn gọi là cây bách giải
  • Tên gọi khác: Cây bách giải, cây đồng triều, cây bạch vạn hoa, cây ung thư (dân tộc Mường)
  • Tên khoa học: Celas trus hindsii Benth
  • Tên tiếng Anh: Celas trus hindsii Benth
  • Họ: Dây gối (Celastraceae)

Đặc điểm nhận dạng của cây xạ đen

1. Mô tả cây xạ đen

Xạ đen là cây thân gỗ thuộc dòng dây leo, chiều dài từ 3 – 10m. Thân cây có lông, dạng tròn có nhiều nhánh lan ra bám dài. Khi non xạ đen có màu xanh nhạt nhưng khi lớn lên thì chuyển sang màu nâu.

Lá cây xạ đen có phiến với hình bầu dục ngược, với 7 gân phụ, ở mép có răng cưa thấp. Bề mặt của lá không có lông, cuống lá dài 5 – 7mm. Lá cây bách giải không rụng theo mùa.

Hoa xạ đen có màu trắng mọc ở ngọc hoặc nách lá có độ dài 5 – 10cm, cuống hoa dài 2 – 4mm. Hoa được chia làm 2 loại là hoa mẫu 5 cánh và hoa cái có bầu 3 ô. Hoa thường ra vào tháng 3 – 5 hàng năm.

Quả cây xạ đen thuộc loại quả nang, hình trứng, dài khoảng 1cm, chia thành 3 phân mảnh. Trong quả có hạt màu hồng. Quả kết vào tháng 8 – 12.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Cây xạ đen thường mọc ở vùng đất có độ cao từ 1000 – 1500m và được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây phân bố chủ yếu ở những tỉnh Thái Bình, Huế, Ninh Bình, Ba Vì (Hà Nội).

Bộ phận dùng: Thân, lá

Thu hái: Thu hái quanh năm

Chế biến: Cây bách giải dùng làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Với bách giải tươi, sau khi thu hái lá về sẽ rửa sạch rồi phơi cho lá khô mềm (không phơi quá giòn).

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Theo Đông Y, cây xạ đen có vị đắng, tính hàn đi qua kinh Tỳ, Tâm, Thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, lợi tiểu, mát gan, tiêu viêm, ngừa ung thư, giải độc cho cơ thể.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Trong cây xạ đen được tìm thấy các hoạt chất FlavonoidQuinon, Saponi Triterpenoid.

Ngoài ra, trong cây này còn chất như Celasdin-A, Celasdin-C, Celasdin-B, Cytotoxic maytenfolone-A. Đây là kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học người Nhật Bản là Y H Kuo và L M Kuo tiến hành tại Viện nghiên cứu quốc gia về y học Trung Quốc (Đài Bắc)

Tác dụng dược lý của cây xạ đen

Video chia sẻ tác dụng cây xạ đen trong chữa bệnh cứu người

1. Tác dụng dược lý theo y học hiện đại

Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, chất Flavonoid trong cây xạ đen có thể làm chậm quá trình oxy hóa các gốc tự do từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân ung thư. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do các nguồn bức xạ.

Trong khi đó, hoạt chất Quinon trong xạ đen được chứng minh làm hóa lỏng tế bào ung thư để nó bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi Quinon kết hợp với Flavonoid sẽ giúp việc loại bỏ tế bào ung thư nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Chất Saponi Triterpenoid cũng có thể ức chế tế bào ung thư từ đó tái tạo cấu trúc tế bào bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính.

Đặc biệt, kết quả của hai nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết, hoạt chất Cytotoxic maytenfolone-A trong cây bách giải có khả năng kháng lại tế bào ung thư biểu mô vòm họng (KB, ED50) và tế bào ung thư gan (HEPA-2B, ED50). Trong khi đó, hoạt chất celasdin-B có khả năng chống lại sự phát triển của virus HIV.

2. Tác dụng dược lý theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cây xạ đen có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Từ lâu đây đã được biết đến là một loại “thần dược” có thể chữa được nhiều bệnh như thông kinh, lợi tiểu, lở loét, ung thư, bệnh về gan. Không chỉ thế, nó còn giúp cơ thể loại bỏ các độc tố ra ngoài có thể.

Bài thuốc chữa bệnh về gan từ cây xạ đen

Cây xạ đen (bách giải) chữa bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ
Cây xạ đen (bách giải) chữa bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ

1. Chữa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C

Theo các nhà nghiên cứu, độc tính có trong cây xạ đen mang đến khả năng kháng virus rất tốt. Vì thế, cây này thường được sử dụng để điều trị viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C. Không chỉ thế, nó còn được sử dụng để kháng lại các sinh vật đơn bào, đa bào hay một số vi khuẩn, virus khác.

Dùng xạ đen chữa viêm gan (A, B, C) bằng cách sau:

Chuẩn bị: Lá và thân xạ đen (40 – 50gr); cây cà gai leo (30gr); cây mật nhân (10gr).

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 1.2 lít nước trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc uống hàng ngày.

2. Gan nhiễm mỡ

Cây bách giải có khả năng ức chế quá trình lipid tăng cao vì thế nó có thể dùng để chữa bệnh gan nhiễm mỡ rất tốt. Theo công trình nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Thế Trung – Nguyên Giám đốc Học viện Quân Y, chỉ cần đun nước sắc từ cây xạ đen uống mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ rất nhiều quả.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng cây cỏ mực

Bài thuốc chữa bệnh viêm da

Công dụng cây xạ đen (bách giải) trị các bệnh ngoài da
Công dụng cây xạ đen (bách giải) trị các bệnh ngoài da

1. Chữa mụn nhọt, ngứa ngáy

Trong cây xạ đen có tính mát nên nó có tác dụng rất tốt trong việc dùng để trị mụn nhọt, ngứa ngáy. Bạn chỉ cần uống nước xạ đen mỗi ngày sẽ giúp hạn chế mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả.

2. Chữa bệnh ngoài da như viêm sưng

Bài thuốc 1: Lấy 2 – 3 lá xạ đen tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên chỗ bị viêm sưng.

Bài thuốc 2: Lấy 10 – 15gr lá xạ đen tươi, rửa sạch, sắc với nước rồi uống hàng ngày.

Trường hợp người bị viêm sưng nặng có thể kết hợp cả hai bài thuốc để có hiệu quả nhanh hơn.

Bài thuốc chữa các bệnh khác

1. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Nền y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu nói về tác dụng chữa ung thư của cây xạ đen, như Giáo sư Lê Thế Trung hay hai nhà khoa học Y H Kuo và L M Kuo.

Công dụng cây xạ đen (bách giải) hỗ trợ trị ung thư
Công dụng cây xạ đen (bách giải) hỗ trợ trị ung thư

Đặc biệt, trong nghiên cứu của Giáo sư Lê Thế Trung và các cộng sự, ông đã cho tiến hành thử nghiệm cây xạ đen từ năm 1987 – 1998. Nghiên cứu cho thấy, trong cây xạ đen có Fanavolnoid giúp hạn chế quá trình oxy hóa; chất Quinon giúp tế bào ung thư dễ bị hóa lỏng hơn; hoạt chất Saponin Triterbenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn. Đến năm 1999, đề tài nghiên cứu của Giáo sư Trung đã được nghiệm thu và chứng minh rằng, cây xạ đen là một trong những vị thuốc có thể điều trị được ung thư.

Trong khi đó, hai nhà khoa học Yao – Haur Kuo và Li – ming Yang Kou cũng mất đến 12 năm để nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của cây bách giải này. Theo đó, trong cây xạ đen có K10 và hàng loạt chất khác như saponin, alkaloid, triterpernoid… đều có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

Nền Y học cổ truyền cũng có những chứng minh về tác dụng của cây xạ đen đối với bệnh ung thư. Lương y Đinh Thị Phiển chính là một trong những người đầu tiên đưa bài thuốc từ cây xạ đen vào chữa bệnh ung thư, u bướu. Bài thuốc của bà được truyền rộng rãi sau này. Thậm chí, các bài thuốc của bà còn được chính Sở Y tế Hòa Bình hỗ trợ để phát triển. Sau này, bà được cấp bằng sáng chế, và được áp dụng đưa cây xạ đen chế biến thành cao, trà để uống.

Nhờ những cơ sở khoa học đáng tin cậy, có tính thuyết phục mà hiện nay cây xạ đen được biết đến là cây thuốc chữa bệnh ung thư hữu hiệu. Để dùng xạ đen chữa ung thư, người bệnh hãy thực hiện theo cách sau.

Nguyên liệu: Xạ đen (50gr); bạch hoa xà thiệt thảo (40gr); bán chi liên (20gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm đun với nước trong 30 phút. Sử dụng nước xạ đen uống thay nước lọc hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư bằng quả sung

2. Trị chứng mất ngủ

Ngoài việc chữa bệnh ung thư, xạ đen còn được dùng để thanh lọc, giải độc cho cơ thể đồng thời giúp an thần, giảm đau, tăng cường sức khỏe.

Theo đó, để điều trị chứng mất ngủ, người bệnh chỉ cần lấy 100gr lá xạ đen rửa sạch, cho vào ấm sắc với 2 lít nước trong khoảng 20 phút. Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày trước khoảng 30 phút.

3. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Cây xạ đen cũng được chứng minh có tác dụng điều trị huyết áp cao, điều hòa huyết áp ổn định. Để ổn định huyết áp, người bệnh chỉ cần lấy lá xạ đen đem đun với nước, hoặc dùng pha trà và uống hàng ngày.

4. Điều trị suy nhược thần kinh

Cây bách giải có vị chát, đắng, tính hàn có tác dụng hỗ trợ người mất ngủ rất tốt, đặc biệt là những người bị suy nhược thần kinh do thiếu máu. Chính vì thế, uống nước sắc xạ đen hàng ngày sẽ giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh hiệu quả, giảm các tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

5. Sử dụng để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe

Những người già, người cao tuổi thường xuyên bị đau nhức xương khớp cũng có thể sử dụng nước sắc xạ đen để giảm đau. Không chỉ thế cây này còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm các nguy cơ gây bệnh từ bên ngoài.

6. Giải nhiệt, thông kinh, lợi tiểu

Nguyên liệu: Cây xạ đen (15gr); kim ngân hoa (12gr).

Thực hiện: Hai vị thuốc đem rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sao vàng hạ thổ. Sau đó, mỗi ngày lấy lượng xạ đen và kim ngân hoa này cho vào ấm hãm với nước sôi trong khoảng 20 phút rồi để nguội. Chia nước thuốc ra làm 3 lần uống trong ngày.

7. Điều trị tiểu đường

Cây xạ đen (bách giải) trị bệnh tiểu đường
Cây xạ đen (bách giải) trị bệnh tiểu đường

Lấy 20gr cây xạ đen rửa sạch, cho vào ấm sắc nước. Dùng nước thuốc uống trước mỗi bữa ăn. Thực hiện liên tục hàng ngày sẽ giảm bệnh tiểu đường đáng kể.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây sâm đất

8. Điều trị máu nhiễm mỡ

Lấy 50gr cây xạ đen khô đun với 1.5ml nước trong khoảng 15 phút (hoặc cho vào ấm hãm 30 phút như pha trà) rồi dùng nước uống hàng ngày. Mỗi ngày đều thực hiện như vậy sẽ giúp giảm tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng cây xạ đen

Xạ đen được biết đến là loại “thần dược” chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều có thể sử dụng được loại cây này. Hơn nữa, theo khuyến cáo, để việc sử dụng bách giải chữa bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý rằng:

  • Không nên sử dụng xạ đen cho người mang thai, nếu muốn sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Trong rau muống có chất làm giảm tác dụng của xạ đen vì thế trong quá trình sử dụng cây này chữa bệnh không nên ăn rau muống.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây xạ đen (bách giải) trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây xạ đen? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng ThongTinThuoc chia sẻ bài thuốc hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây xạ đen1. Mô tả cây xạ đen2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây xạ đen1. Mô tả cây xạ đen2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây xạ đen1. Mô tả cây xạ đen2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây xạ đen1. Mô tả cây xạ đen2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây đậu đỏ nhỏ

Cây đậu đỏ nhỏ (đậu đỏ) và 3 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, phù, sản dịch hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây xạ đen1. Mô tả cây xạ đen2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà