Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy
Nội dung chính
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi là cây thân thảo, sống hàng năm, mọc hoang ở nhiều nơi. Dân gian thường sử dụng cỏ mực để trị nhiều bệnh như tiểu rắt, dạ dày, bệnh về da. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây này có có tác dụng làm đẹp tóc, đẹp da, đặc biệt ức chế tế bào ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tên gọi khác: Cây nhọ nồi, hạn liên thảo
- Tên khoa học: Eclipta alba Hassk
- Tên tiếng Anh: Eclipta alba Hassk
- Họ: Cúc (Asteraceae)
Đặc điểm nhận dạng của cây cỏ mực
1. Mô tả cây cỏ mực (cây nhọ nồi)
Cỏ mực là cây thân thảo, khá thấp (20 – 40cm), thân có thể vươn thẳng hoặc bò xuống đất. Toàn thân có một lớp lông mỏng, thân có màu tím hoặc nâu, hoặc lục nhạt.
Lá của cây cỏ mực mọc ở các cành, đối xứng nhau, cả hai mặt của lá đều có lông, nhưng không gây rặm ngứa. Lá to tầm ngón tay trỏ của người lớn, có màu xanh nhạt, từ 2 – 8cm. Giữa lá có gân đậm, xung quanh là những gân mờ hơn, viền mép có răng cưa thưa. Lá bắc có màu xanh nhạt, to bằng ngón tay út, có lông ở hai mặt.
Hoa của cây cỏ mực có màu trắng, mọc ở kẽ lá, cuống hoa nhỏ. Cỏ mực là loại cây có hoa lưỡng tĩnh, hoa cái mọc ở bên ngoài, hoặc ở giữa. Quả cỏ mực có cánh, thường có cạnh, hoặc dẹt. Quả nhỏ (tầm 1.5mm), dài 3mm. Ở đầu quả hơi dẹt, cụt.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Cỏ mực là cây mọc hoang ở khắp nơi. Người ta tìm thấy cỏ mực ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam. Ở nước ta, cỏ mực mọc hoang có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là những khu vực ẩm thấp như bờ rào, bờ kênh, bờ mương.
Các bộ phận của cây cỏ mực (từ rễ, thân, lá, quả) đều có thể sử dụng làm thuốc. Người bệnh có thể dùng tươi, hoặc chế biến phơi khô.
Cỏ mực được thu hái vào tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Sau khi thu hái về, cỏ mực sẽ được rửa sạch, thái khúc nhỏ, phơi khô.
3. Tính vị, Quy kinh, bảo quản
Theo Y học Cổ truyền, cỏ mực có vị chua, ngọt đi vào hai kinh Can, Thận tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lị. Vì thế, từ lâu cây này đã được sử dụng điều trị kiết lị, đi ngoài ra máu, làm đen râu tóc.
Sau khi cỏ mực đã được phơi khô sẽ được bảo quản trong túi bóng dùng dần. Bảo quản cỏ mực nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nơi ẩm mốc.
4. Thành phần hóa học cây nhọ nồi
Y học hiện đại nghiên cứu và cho biết, trong cỏ mực có chứa: tinh dầu, tamin, coreten, chất đắng, chất ancoloit (gọi là ecliptin). Ngoài ra, có tài liệu nói, trong có mực có chứa chất wedelolacton (curmarin lacton), demetylwedelacton và một flavonozit.
Tác dụng dược lý của cỏ mực
Ở Ấn Độ, cỏ mực là cây thuốc quý được dùng để làm mĩ phẩm như nhuộm tóc, giúp tóc mọc nhanh. Ngoài ra, cỏ mực cũng được dùng để cải thiện các bệnh như: đi ngoài, bệnh về gan, ho, chảy máu, tăng cường sức khỏe.
Ở Pakistan dùng nhọ nồi làm thuốc trị bệnh về gan, hạch, bệnh da liễu, ho, nhức đầu, hói. Không chỉ thế, cây cỏ mực còn được dùng nhiều trong các bài thuốc tăng cường thể lực.
Tại Trung Quốc, nhọ nồi cũng là cây thuốc quý khi nó được sử dụng trong bài thuốc kích thích mọc tóc tự nhiên. Ngoài ra, nó cũng được dùng để giảm bệnh lí đường tiết niệu, giảm tình trạng răng miệng. Người dân Trung Quốc cũng dùng cỏ mực che chắn chân tay, ngăn độc ngấm vào cơ thể mỗi khi đi làm đồng.
Trong khi đó, người Việt dùng cỏ mực để cầm máu, chữa lành vết thương, chữa tiểu rắt, tiểu ra máu. Ngoài ra, người bị gãy xương cũng có thể sử dụng bài thuốc từ cỏ mực để làm lành.
Chính vì những tác dụng mà cỏ mực mang lại, được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia vì thế đã có những nghiên cứu, nhiều tài liệu ghi chép về công dụng của loài thảo dược này.
- Thử nghiệm trên chuột bạch: 5 – 80 lần liều lâm sàng, không có triệu chứng trúng độc.
- Sách Nam dược: Cỏ mực có tác dụng chữa chảy máu mũi ngày đêm không dứt.
- Sách Thần nông bản thảo: Ví cỏ mực như “thuốc cầm máu nổi tiếng”.
- Sách Đường bản thảo: Cỏ mực có thể chữa trong trường hợp chảy máu dữ dội, tóc mọc nhanh.
- Điền nam bản thảo: Cỏ mực giúp làm chắc răng, đen tóc, chữa khỏi 9 loại trĩ.
- Trong Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) có viết: “Máu chảy không cầm, đắp cỏ mực cầm ngay”.
- Ngày nay, cỏ mực dùng nhiều trong các bài thuốc trị sốt xuất huyết, ung thư. Trong khi đó, Viện Dược liệu từng nghiên cứu và cho biết, cỏ mực có thể chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, giúp tăng trương lực tử cung, không gây giãn mạch, không gây hạ đường huyết nhưng có thể gây sảy thai.
Bài thuốc điều trị bệnh tiêu hóa
1. Chảy máu dạ dày – hành tá tràng
Nguyên liệu: Cỏ mực (50gr); bạch cập (25gr); cam thảo (15gr); đại táo (4 quả).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước. Chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa dạ dày tá tràng, dạ dày HP bằng cây rau mương
2. Bị loét ống tiêu hoá chảy máu
Nguyên liệu: Cây nhọ nồi, cỏ bấc (mỗi loại 30gr).
Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc nước uống.
3. Điều trị gan nhiễm mỡ
Nguyên liệu: Cỏ mực tươi, mật ong, gia vị
Thực hiện: Cỏ mực rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước. Trộn mật ong với nước ép cỏ mật với một ít gia vị khác để uống. Mỗi ngày 1 lần.
4. Cây nhọ nồi chữa đi ngoài ra máu
Nguyên liệu: Cây nhọ nồi tán mịn (8gr); nước chắt cơm (1 bát)
Thực hiện: Cỏ mực tươi mang về rửa sạch, đặt lên mảnh ngói rồi nướng trên lửa cho khô rồi tán thành bột mịn. Sau đó mỗi lần lấy 8gr bột cỏ mực hòa với nước chắt cơm rồi uống. Ngày uống 2 lần.
5. Chữa bệnh trĩ, trĩ ra máu
Nguyên liệu: Cỏ mực tươi (cả thân, rễ); rượu nóng
Thực hiện: Cỏ mực mang về rửa sạch, cho vào cối giã nát, chắt lấy nước. Đổ nước ép cỏ mực vào chén rượu nóng, cho rượu lắng xuống rồi uống nước. Lấy bã cỏ mực thì đắp vào phần trĩ, rịt lại.
Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa
1. Trị ngứa âm đạo
Nguyên liệu: Cây nhọ nồi (cỏ mực) tươi (100gr); câu đằng (1 ít)
Thực hiện: Cho hai nguyên liệu rửa sạch, để ráo, rồi cho vào nồi đun với nước, dùng để rửa vùng kín. Thực hiện đến khi nào giảm các cơn ngứa.
2. Cây nhọ nồi chữa chảy máu tử cung
Nguyên liệu: Cỏ mực, trắc bá diệp (mỗi loại 15gr).
Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc nước uống hàng ngày. Thực hiện liên tục trong 7 ngày.
3. Rong kinh
Người bị rong kinh có thể lấy cỏ mực tươi, rửa sạch, giã lấy nước uống. Hoặc lấy cỏ mực khô sắc nước uống hàng ngày.
Với người bị rong kinh nặng thì cần kết hợp với trắc bá diệp (hoặc huyết dụ) rồi sắc nước uống.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt bằng nghệ vàng
Bài thuốc giúp bổ huyết, cầm máu, điều trị các bệnh xuất huyết nội, ngoại, mất máu
1. Chữa vết thương nhỏ chảy máu, cầm máu
Lấy 1 nắm cỏ mực, rửa sạch, rồi cho vào miệng nhai nát. Hoặc cho cỏ mực vào cối giã nát. Phần bã thì đắp lên vết thương.
2. Chữa suy nhược cơ thể, kém ăn, ăn không ngon, thiếu máu, gầy yếu
Nguyên liệu: Cây nhọ nồi, cỏ mần trầu (mỗi loại 100gr); gừng khô (50gr); nước dừa tươi (3 chén).
Thực hiện: Nhọ nồi, cỏ mần trầu, gừng khô rửa sạch, cắt khúc nhỏ, sao sơ, hạ thổ. Cho các vị thuốc vào ấm đun với nước dừa, đến khi còn khoảng ⅘ thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày.
3. Chảy máu cam và thổ huyết (nôn ra máu)
Bài 1: Lấy 1 nắm cành, lá cỏ mực rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
Bài 2: Kết hợp cỏ mực (30gr); trắc bá diệp (10gr); lá sen (15gr) đun lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong 3 ngày.
4. Tiểu ra máu
Nguyên liệu: Cỏ mực, cây mã đề (mỗi loại 1 nắm nhỏ).
Thực hiện: Cho hai nguyên liệu rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, vắt lấy nước uống khi đói. Chỉ cần uống 3 chén là tình trạng tiểu ra máu sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng cỏ mực nấu cháo với gừng miếng ăn thay cơm.
5. Điều trị xuất huyết nội tạng
Ngoài việc cầm máu thì cỏ mực còn có thể điều trị xuất huyết nội tạng. Người bệnh có thể lấy nước ép cỏ mực tươi uống. Hoặc dùng siro có chứa thành phần cỏ mực để điều trị.
6. Hỗ trợ chữa trị chứng giảm tiểu cầu máu
Nguyên liệu: Cỏ mực (10gr); nhân sâm (5gr); gạo tẻ (vừa đủ); đường trắng.
Thực hiện: Nhân sâm cắt thành từng khúc, hấp chín. Cỏ mực rửa sạch, sắc lấy nước. Chắt lấy nước cỏ mực đổ vào nồi với gạo rồi nấu thành cháo. Lúc cháo chín, cho nhân sâm và đường vào. Mỗi ngày 1 lần, dùng thay bữa điểm tâm. Thực hiện trong 5 ngày liên tục.
7. Chữa sốt xuất huyết
Nguyên liệu: Cỏ mực, mã đề, kinh giới sao đen (mỗi loại 16gr); cúc tần (12gr); sắn dây (20gr); gừng (3 lát).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 600ml nước trong 30 phút. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa các bệnh về thận, thận suy yếu
1. Chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng, chóng mặt hoa mắt do can thận âm hư tổn
- Bài thuốc thứ nhất:
Nguyên liệu: Cỏ mực tươi, mật ong, nước gừng, rượu gạo.
Thực hiện: Cỏ mực rửa sạch, cho vào nấu thành cao lỏng, sau đó cho đường vào gừng vào. Đun tiếp cho thành cao đặc. cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày 2 lần uống, mỗi lần 1 – 2 thìa canh cao cỏ mực đun với nước sôi âm và rượu gạo rồi uống.
- Bài thuốc thứ hai:
Nguyên liệu: Cỏ mực tươi (1 – 2kg); trinh nữ tử ( 300 – 1000gr), mật ong, rượu gạo.
Thực hiện: Cỏ mực ép lấy nước chiết. Trinh nữ tử ngâm rượu, bóc vỏ, rang khô rồi tán thành bột mịn. Trộn nước chiết cỏ mực với bột trinh nữ tử và mật ong, hoàn thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi ngày 3 lần lấy, mỗi lần 10gr viên hoàn uống với rượu gạo hâm nóng.
Video hướng dẫn làm bài thuốc trị tóc bạc sớm từ cỏ mực
2. Trị chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn
Nguyên liệu: Cỏ mực, sinh địa (mỗi loại 15gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 7 ngày.
3. Chữa suy thận
Nguyên liệu: Cỏ mực khô (30gr); đậu đen sao vàng (40gr).
Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc với 2 lít nước, đến khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày.
4. Chữa sỏi thận
Nguyên liệu: Cỏ mực (25gr); xa tiền thảo (15gr); đường trắng.
Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc nước. Thêm đường trắng vào cho dễ uống. Thực hiện liên tục trong 30 ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa thận hư, thận yếu bằng cây cỏ xước
Bài thuốc chữa bệnh ngoài da, bệnh về da liễu
1. Giúp đen tóc và dưỡng da
Từ xa xưa cỏ mực đã được dùng để làm mĩ phẩm đẹp tóc, đẹp da. Theo nghiên cứu, trong cỏ mực có thành phần giúp dưỡng tóc và da, tóc đen hơn, da căng mịn hơn.
2. Phòng và điều trị viêm da
Hái một nắm cỏ mực tươi, rửa sạch, vo cho nát rồi chà lên chỗ da bị viêm. Khi nào thấy cây chuyển sang màu tím là được.
3. Trị nổi mề đay
Nguyên liệu: Cây nhọ nồi, huyết dụ, lá khế, xương sông, dưa leo, diếp cá.
Thực hiện: Các lá này rửa sạch, cho vào cối giã nát, ép lấy nước uống, còn phần bã thì đắp lên chỗ bị mề đay hay xoa toàn thân.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa nổi mề đay bằng cây lược vàng
4. Trị lang beng, bạch biến
Nguyên liệu: Cỏ mực, hà thủ ô (mỗi loại 30gr); bạch truật, xích thược, đương quy (mỗi loại 10gr); đẳng sâm, đan sâm (mỗi loại 15gr); bạch chỉ (12gr); thiền thoái (6gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày.
5. Trẻ em bị eczema
Lấy 50gr cỏ mực tươi, cho lên ấm sắc thành nước đặc rồi lấy nước bôi vào chỗ bị thương. Thực hiện trong 2 – 3 ngày là chỗ bị thương sẽ giảm. Thực hiện 1 tuần là phần da bị eczema sẽ đóng vảy.
6. Trị zona thần kinh
Lấy cỏ mực rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước rồi bôi lên chỗ bị zona. Mỗi ngày 3 – 4 lần, thực hiện trong vài ngày liên tục.
Bài thuốc trị một số bệnh khác bằng cây cỏ mực
1. Tiêu viêm, diệt khuẩn
Ngoài những bệnh trên thì cỏ mực còn có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn. Theo đó, các trực khuẩn viêm ruột (bacillus enteritidis), trực khuẩn bạch hầu (bacillus diphtheria) hay tụ cầu khuẩn, khuẩn amip cũng có thể được tiêu diệt nhờ cây cỏ mực.
2. Chữa di mộng tinh
Bài 1: Lấy 30gr cỏ mực tươi sắc lấy nước uống.
Bài 2: Lấy 8gr bột cỏ mực hòa với nước chắt cơm uống.
3. Dùng tưa lưỡi trẻ em trên 1 tuổi
Nguyên liệu: Cỏ mực (4gr); lá hẹ (2gr); mật ong.
Thực hiện: Hai nguyên liệu rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ, chắt lấy nước, hòa với mật ong rồi chấm lên lưỡi bé. Cách 2 tiếng làm 1 lần.
4. Ức chế ung thư, tăng cường miễn dịch
Cỏ mực được chứng minh giúp tăng cường thể lực từ đó có thể ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư, đặc biệt, với bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, cỏ mực còn cóc tác dụng đối với tế bào limpho T, cải thiện hệ miễn dịch rất tốt.
5. Chữa viêm họng
Nguyên liệu: Cỏ mực, bồ công anh (mỗi loại 20gr); kim tiền thảo, kim ngân hoa, cam thảo đất (mỗi loại 16gr); củ rẻ quạt (12gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm họng, đau họng bằng lá bàng
6. Chữa sốt cao ở trẻ
Nguyên liệu: Cỏ mực, sắn dây, sài đất (mỗi loại 20gr); cối xay, cam thảo đất (mỗi loại 16gr); kế đầu ngựa (12gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
7. Trị sốt phát ban
Lấy 60gr cỏ mực tươi, rửa sạch, sắc nước. Chia nước thuốc thành 2 – 4 lần trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực trong việc điều trị bệnh
Quả nhiên, cỏ mực như một “loại cỏ thần kì” khi có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để việc dùng cỏ mực chữa bệnh đạt hiệu quả và không gây tác dụng phụ nào, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Dùng cỏ mực chữa bệnh với liều lượng nhất định, phù hợp.
- Với bột cỏ mực hòa tan với nước, nên uống trước bữa ăn.
- Với những người bệnh mãn tính, có thể thêm sữa tươi vào cỏ mực, với người bệnh về gan và vàng da thì thêm đường.
- Dùng cỏ mực trị ung thư dạ dày, tiêu chảy, thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Một số tác dụng phụ của cỏ mực là có thể gây ngứa, khô ra vì thế trước khi dùng cần khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
- Viện Dược liệu từng nghiên cứu và cho biết, cỏ mực có thể gây sảy thai vì thế phụ nữ mang thai không được sử dụng loại cây này.
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Cỏ Mực trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Cỏ Mực? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!