Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam đúng cách, thấy ngay hiệu quả!
Nội dung chính
Nha đam vừa mang đến công dụng làm đẹp vừa có lợi ích trong việc phòng và chữa các bệnh về đường tiêu hoá. Trong đó, việc chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam được rất nhiều người áp dụng và cho những kết quả tích cực.
Nha đam là loại thực vật chứa nhiều chất xơ, giúp hoạt động tiêu hoá được diễn ra trơn tru, phòng tránh các vấn đề khó tiêu, đầy bụng. Cùng với đó, nó có nhiều chất chống oxy hoá giúp bảo vệ thành dạ dày khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Một ưu điểm lớn khác khiến nha đam trở thành cứu tinh của người đang bị bệnh trào ngược dạ dày ở là 2 hoạt chất glucomannans và anthraquinon có khả năng ngăn ngừa dịch vị dạ dày tiết ra quá mức và trung hoà được axit ở bao tử. Do đó, sử dụng nha đam đúng cách, đúng liều lượng để chữa bệnh tiêu hoá này sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
Cùng tham khảo và áp dụng 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam sau đây:
1. Uống nha đam trị trào ngược dạ dày
Đây là cách sử dụng nha đam nguyên chất để trị bệnh. Cách thức này rất đơn giản, giúp bạn tiết kiệm thời gian và có ngay loại đồ uống mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Chuẩn bị: 2 lá nha đam tươi, bản to, mập thịt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá nha đam, gọt 2 bên rìa của lá rồi tiến hành tách vỏ, lọc lấy phần thịt mọng nước ở bên trong.
- Xay nhuyễn phần thịt nha đam bằng máy xay sinh tố rồi đổ ra cốc và uống trực tiếp. Trong khi xay, bạn có thể cho một một chút nước để sinh tố bớt đặc, dễ uống hơn.
- Uống nha đam trước khi dùng bữa sáng, trưa và tối 20 phút. Thực hiện đều đặn cách thức này từ 2 – 3 tuần để trị bệnh hiệu quả.
2. Trị trào ngược dạ dày bằng nha đam và mật ong
Mật ong có tác dụng kháng viêm, chống oxy hoá, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Kết hợp nha đam với mật ong sẽ góp phần trung hoà axit dạ dày tốt hơn, trị đầy hơi, chướng bụng.
Chuẩn bị: 5 lá nha đam loại mọng nước, 2 – 3 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nha đam như sau: Rửa sạch, tách vỏ rồi lấy phần thịt trắng bên trong. Bạn có thể lấy thìa nhỏ cạo bớt phần nhớt ở thịt đi cho dễ ăn hơn.
- Xay nha đam với mật ong: Cho hết thịt nha đam vào máy xay sinh tố cùng với mật ong đã chuẩn bị sẵn rồi xay nhuyễn lên. Đổ hỗn hợp ra ngoài, thêm 500ml nước ấm (khoảng 40 – 50 độ) để ngâm hỗn hợp. Đến khi nguội, bạn cho nước nha đam và mật ong vào tủ lạnh để bảo quả và dùng dần.
- Mỗi ngày uống 1 chén hỗn hợp nha đam và mật ong đã làm. Thực hiện liên tục bài thuốc này trong vòng 1 tháng.
Lưu ý: Nước nha đam và mật ong chỉ nên sử dụng trong tuần để đảm bảo độ tươi ngon và các dưỡng chất cần thiết không bị phân huỷ theo thời gian. Do đó, bạn uống hết 1 liệu trình lại làm tiếp, không nên tích trữ quá nhiều trong tủ lạnh.
3. Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam với nước dừa tươi
Trong dừa tươi chứa nhiều khoáng chất giúp hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh và góp phần trung hoà axit trong dạ dày. Sử dụng dừa tươi để phòng và chữa các bệnh về tiêu hoá đã được áp dụng từ lâu.
Chuẩn bị: 1 trái dừa xiêm loại còn non; 1 lá nha đam tươi, 3 thìa cà phê sữa đặc và 1 thìa cà phê muối.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ nha đam rồi rửa thêm 2 – 3 lần cho sạch hết phần nhớt bên ngoài. Sau đó, bạn ngâm nha đam vào nước muối 10 – 15 phút để nha đam săn lại và giữ được độ tươi ngon.
- Chặt dừa xiêm, để riêng phần nước rồi nạo hết cơm dừa ra.
- Cho tất cả nguyên liệu sau vào máy xay để làm sinh tố: Nước dừa, cơm dừa, thịt nha đam đã cắt nhỏ, sữa đặc. Bạn hãy cho thêm vào hỗn hợp 1 thìa canh đá bào để thức uống bớt đặc và ngon hơn.
- Mỗi ngày uống 1 ly sinh tố nha đam và dừa, thực hiện liên tục từ 10 – 15 ngày sẽ giúp bạn chống bệnh trào ngược axit trong bao tử rất tốt, đồng thời bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể.
4. Uống nha đam và nước cốt chanh trị trào ngược dạ dày
Sự kết hợp của nha đam với nước cốt chanh và ổi tạo nên khả năng trung hoà axit dạ dày rất tốt. Đồng thời, món đồ uống này còn bổ sung chất xơ, vitamin C, kali,… để cải thiện hệ tiêu hoá.
Chuẩn bị: 1 lá nha đam to, 2 quả chanh tươi, 3 quả ổi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam rồi tách lấy phần thịt bên trong. Rửa sạch nhớt ở nha đam rồi xay nhuyễn phần thịt.
- Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt và loại bỏ hạt.
- Rửa sạch ổi rồi đem thái khúc phần thịt, bỏ lại hạt ổi (vì nó có tác động không tốt với dạ dày) rồi đem ép lấy nước. Nếu sợ nước ép quá đặc, bạn có thể cho thêm 1 chén nhỏ nước lọc vào.
- Lấy nước cốt chanh trộn đều với nước ép ổi và gel nha đam rồi bảo quản trong tủ lạnh. Chia làm 2 – 3 lần uống và sử dụng hết trong ngày.
- Người bệnh cần sử dụng thức uống này liên tục trong 1 tuần để tình trạng trào ngược dạ dày thuyên giảm hẳn.
5. Chữa trào ngược dạ dày với nha đam đường phèn
Sử dụng đường phèn kết hợp với nha đam sẽ tăng cường khả năng trung hoà acid trong dạ dày, bảo vệ thực quản và loại bỏ các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Có thể coi đây như một món chè vừa ăn vặt vừa góp phần trị bệnh.
Chuẩn bị: 300gram lá nha đam tươi, 5 lá nếp (lá dứa), 200gram đường phèn và 1 chút tinh dầu chuối.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ lá nha đam, xối nước vào để rửa cho hết phần nhớt. Sau đó, tiếp tục ngâm thịt nha đam với nước muối loãng trong khoảng 10 phút để thịt lá săn cứng, đảm bảo độ tươi ngon.
- Vớt nha đam ra, để cho ráo nước rồi thái miếng khoảng 1cm.
- Rửa sạch lá dứa, cắt làm 2 – 3 khúc rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước lọc kèm đường phèn.
- Khi nước trong nồi sôi, bạn vớt lá dứa ra ngoài rồi đổ nha đam vào đun trong khoảng 5 phút. Trước khi tắt bếp, hãy thêm vài giọt dầu chuối vào nồi cho món ăn thơm hơn.
- Uống từ 1 – 2 cốc nha đam đường phèn khi đã nguội, duy trì liên tục trong 10 ngày. Nếu người bệnh sử dụng quá số lượng trên, tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra vì đầy là đồ uống vô cùng nhuận tràng.
Trên đây là 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam rất dễ áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh hãy kiên trì sử dụng một bài thuốc nhất định kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ để lấy lại được sự cân bằng trong hoạt động tiêu hoá.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!