Cỏ nến (bồ đào) và 41 bài thuốc chữa đau bụng, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, xương khớp, sản hậu, lở láy hiệu quả
Nội dung chính
Cỏ nến còn gọi với nhiều tên khác như bồn bồn, bồ đào, hương bồ, bống nến, bông liễng. Cây có vị ngọt, tính bình đi vào kinh Can, Tỳ. Từ lâu, cỏ nến được dùng chữa đau bụng, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, xương khớp, sản hậu, lở láy.
Tên gọi khác: Bồn bồn, Bồ đào, Hương bồ, Bông nến, Bông liễng, Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub.
Họ khoa học: Thuộc họ Cỏ nến – Typhaceae.
Thông tin, mô tả cây cỏ nến
1. Mô tả thực vật
Cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng hoặc màu hung nhạt. Quả dạng gần quả hạch, nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây mọc ở các chỗ ẩm lầy một số nơi ở miền Bắc Việt Nam, như ở Sa Pa (Lào Cai) hay ở Gia Lâm (Hà Nội). Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Bộ phận dùng: Phấn hoa – Pollen Typhae, thường có tên là Bồ hoàng. Người ta dùng phấn hoa của các hoa đực đã phơi khô.
Thu hái: Chọn ngày lặng gió, cắt bông hoa, phơi khô (nếu trời râm phải tãi ra, tránh ủ nóng làm biến chất).
Chế biến: Dùng cối nghiền, sàng sạch lông và tạp chất, rây lấy bột nhỏ, phơi khô để dùng.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Quy kinh: Vào kinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học).
Bảo quản: Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.
4. Thành phần hoá học
Hạt phấn chứa 30% chất béo, trong đó có acid palmitic; còn có isorhamnetin.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ nến
1. Bài thuốc chữa lở láy dưới bộ hạ
Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi (Thiên Kim Phương).
2. Chữa mủ trong lỗ tai hay chảy ra từ cây cỏ nến
Bồ hoàng tán bột rắc vào (Thánh Huệ Phương).
3. Bồn bồn chảy máu cam ra khắp tai, miệng
Bồ hoàng, A giao sao chảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nước sắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh Huệ Phương).
4. Bồ đào chữa mửa ra máu bất luận già hay trẻ
Bồ hoàng tán bột lần uống nửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một ít tóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (Thánh Tế Tổng Lục).
5. Tức do bí tiểu từ hương bồ
Lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thận xong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương).
6. Cây bông nên ứ huyết do băng ở bên trong
Dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lần uống 1 thìa khi nào ngưng thì thôi (Trửu Hậu Phương).
7. Xuất huyết ruột từ bông liễng
Dùng Bồ hoàng tán bột dùng 1 thìa canh sắc uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
8. Trị kinh bế do ứ huyết, sản hậu máu do xuống không dứt, đau vùng bụng dưới, tất cả các loại đau do ứ huyết
Bồ hoàng, Ngũ linh đều 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với rượu nóng (Thất Tiếu Tán – Cục Phương).
9. Chảy máu cam do phế nhiệt từ cam bố
Dùng Bồ hoàng, Thanh đại mỗi thứ 1 chỉ uống với nước mới múc dưới dòng sông lên, có thể không dùng Thanh đại mà bỏ tóc rồi bằng lượng (Thanh đại) bỏ tóc rối bằng Bồ hoàng uống với nước sắc Đại hoàng (Giản Tiện Đơn Phương).
10. Chữa mửa, khạc ra máu
Dùng Bồ hoàng tán bột 2 lượng uống với rượu hoặc nước lạnh hằng ngày lần 3 chỉ sao (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
11. Chảy máu do đâm chém lịm ngất gần chết
Dùng Bồ hoàng nửa lượng uống với rượu nóng (Thế Y Đắc Hiệu).
12. Sa trực trường từ cam bố
Dùng Bồ hoàng trộn mỡ heo bôi vào ngày 3-5 lần (Tử Mẫu Bí Lục phương).
13. Chữa động thai muốn sinh nhưng chưa đủ tháng
Dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nhất Phương).
14. Cây cỏ nến giúp thúc đẻ
Dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, Trần bì, Quất bì mỗi thứ bằng nhau tán bột để riêng từng thứ, đợi khi nào sắp sinh thì sao 1 chỉ với nước mới múc lên dưới sông vào thì sinh mau, rất hiệu nghiệm (Đồ Kinh Bản Thảo).
15. Bồn bồn trị nhau không ra
Dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nghiệm Phương).
16. Trị sản hậu ra huyết, ốm yếu chờ chết
Dùng Bồ hoàng 2 lượng sắc uống (Sản Bửu Phương).
17. Ứ huyết có cục ở dạ con bụng dưới
Dùng Bồ hoàng 3 lượng, uống với nước cơm (Sản Bửu Phương).
18. Chữa sản hậu bức rức
Dùng Bồ hoàng 1 muỗng canh với nước chảy về phương đông rất hiệu nghiệm (Sản Bửu Phương).
20. Điều trị sản hậu huyết ứ từ cây cỏ nến
Dùng Bồ hoàng 3 lượng sắc uống (Mai Sư Phương).
21. Chữa chấn thương trên cao té xuống, ứ huyết do bị đập đánh bên trong gây khó chịu bức rức
Dùng Bồ hoàng tán bột uống nóng với rượu lần uống 3 chỉ (Tắc Thượng Phương).
22. Điều trị đau nhức các khớp
Dùng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng, tán bột lần uống 1 chỉ với nước ngày 1 lần (Trửu Hậu Phương).
23. Điều trị xuất huyết ở lỗ tai từ cỏ nến
Dùng Bồ hoàng sao đen tán bột rắc vào (Giản tiện phương).
24. Các loại bệnh thuộc huyết sau khi sinh
Bồ hoàng sao đen, Càn khương sao đen, Đậu đen sao, Trạch lan, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh điạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
25. Cỏ nến chữa đái ra máu
Bồ hoàng. Xa tiền tử, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
26. Cỏ nến trị băng huyết, Rong kinh
Bồ hoàng A giao, Nhân sâm, Bạch giao, Mạch môn, Xích phục linh sa tiền tử, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
27. Trị sưng lưỡi từ bồn bồn
Bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
28. Trị các loại chấn thương do té ngã, ứ huyết, tích trệ trong bụng
Dùng Bồ hoàng (sống) sắc đặc uống với nước tiểu trẻ nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
29. Trị đàn bà thống kinh, sau khi đẻ máu dơ không xuống
Bồ hoàng 6g, Gừng lùi cháy 3g, Hắc đậu 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Hắc Thần Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
30. Trị thống kinh do ứ huyết trở trệ
Bồ hoàng 5 chỉ, Đơn sâm 1 lượng, Ngũ linh chi 5 chỉ sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
31. Trị ho ra máu, đàm có máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết
Bồ hoàng (than) 9g, Rượu và nước mỗi thứ một nửa, sắc uống (Bồ Hoàng Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
33. Trị xuất huyết tử cung do chức năng
Bồ hoàng than, Liên phòng (than), mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 24g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
34. Bài thuốc trị tiểu ra máu từ cây liễng
Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9g, Sinh địa 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
35. Trị vết thương chảy máu
Bồ hoàng than, Cốt phấn, Ô tặc cốt, các vị bằng nhau, tán bột, rắc vào nơi chảy máu rịt lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
36. Cỏ nến chữa thổ huyết
Bồ hoàng sao 80g, uống mỗi lần 4-8g.
37. Chữa chảy máu mũi từ bồ đào
Bồ hoàng sao và Thanh đại mỗi vị 4g uống.
38. Chữa khạc ra máu
Bồ hoàng sao, lá Sen khô, bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8-12g với nước sắc vỏ rễ cây Dâu làm thang.
39. Bài thuốc chữa đại tiện ra máu
Bồ hoàng sao, lá Sen tươi, Củ cải tán bột, uống mỗi lần 4-8g với nước cơm.
40. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng và rong huyết không dứt
Bồ hoàng sao, lá Lốt tẩm nước muối sao, tán nhỏ, luyện với mật làm viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên với nước cơm.
41. Chữa sau khi đẻ, máu hôi ra không hết, sinh đau bụng
Dùng Bồ hoàng sao qua giấy, uống mỗi lần 4g với nước.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ nến. Cây mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng đó chỉ là bài thuốc dân gian, mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Xem thêm: Cây nghể (thủy liễu) và 5 bài thuốc chữa tiêu chảy, chốc ghẻ, lở ngứa, rắn cắn hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!