Cây cà dại hoa vàng và những tác dụng chữa bệnh hiệu quả
Nội dung chính
Cây cà dại hoa vàng (cà gai) là một trong những vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong đông y. Ở nhiều nước trên thế giới, cây được dùng làm thuốc chữa chai chân, mụn cơm, bệnh ngoài da. Ở Việt Nam, cây chưa thấy được dùng làm thuốc.
- Tên gọi khác: cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực.
- Tên khoa học: Arggemone mexicana L.
- Họ: Thuốc phiện (Papaveraceae)
Thông tin, mô tả cây cà dại hoa vàng
1. Mô tả cây cây cà gai
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thân mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gân màu trắng. Hoa màu vàng tươi mọc ở đầu cành, rộng 2-6cm, đài có 3 cánh sớm rụng. Quả nang thuôn dài, có góc và gai nhọn, khi chín, mở từ phía trên theo 5 van. Thai tòa tồn tại, trên mang vòi, trong như chiếc lồng có chứa rất nhiều hạt tròn dẹt, màu đen. Mùa hoa tháng 4.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
- Phân bố: Cây nguồn gốc châu Mỹ, được di thực vào châu Á. Tại Hà Nội, cây mọc hoang rất nhiều, dọc bờ sông Hồng.
- Bộ phận dùng: Toàn cây (thân, rễ, lá, hạt, hoa)
- Thu hái, sơ chế: Dùng tơi hoặc chế thành tinh dầu, dùng khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc. Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
- Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Trong hat có 16% chất béo, màu vàng nhạt phơi chóng khô, bã còn lại chứa các chất ancaloit, Becberin và protopin. Chúng ta biết rằng protein là một ancaloit thường gặp trong thuốc phiện và những cây thuộc họ thuốc phiện Năm 1973, Bùi Chí Hiếu và D. A. Muraeva đã chiết được từ cà dại hoa vàng các ancaloit protopin, allocriptopin, sanguinarin, và heleritin.
Tác dụng dược lý của cây cà dại hoa vàng
Chúng ta biết rằng protopìn là một ancaloit thường gặp trong thuốc phiện và những cây thuộc họ Thuốc phiện. Tìm lại becberin nhưng không thấy (Đỗ Tất Lợi).
Năm 1973, Bùi Chí Hiếu và D. A. Muraeva đã chiết được từ cà dại hoa vàng các ancaloit protopin, allocriptopin, sanguinarin, và heleritin.
Công dụng của cây cà dại hoa vàng
Tại Việt Nam chưa thấy dùng cây này làm thuốc.
Theo A. Pételot, tại Mêhicô và Ấn Độ người ta dùng dầu của cây này để thắp đèn. Dầu này còn có tác dụng tẩy như dầu thầu dầu với liều 2- 4g hoặc 10 đến 30 giọt, không gây đau bụng. Dầu vàng mới ép, tác dụng mạnh, càng để lâu, tác dụng càng kém. Nó có thể thay dầu thầu dầu và tốt hơn dầu thầu dầu vì không sánh, cũng không có mùi khó chịu.
Cây này được công nhận làm thuốc trong Dược thư Mêhicô, nhưng không rõ tại đó người ta dùng chữa bệnh gì.
Tại đảo Máctìnic, nhựa cây dùng chữa trai chân, mụn cơm, bệnh ngoài da, hình như nó có tác dụng làm tê. Tại Ấn Độ hạt dược dùng làm thuốc gây nôn.
Lưu ý khi sử dụng cà dại hoa vàng
Cà dại hoa vàng là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Trên đây là những thông tin về cây cà dại hoa vàng. Ở Việt Nam chưa thấy cây được dùng làm thuốc nhưng vị thuốc này được sử dụng trong đông y khá nhiều. Cho nên, người bệnh không tự tiện sử dụng cây chữa bệnh nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!