21 Bài thuốc từ cây Hy Thiêm trị bệnh xương khớp (viêm đa khớp, tê chân tay…), gout, bệnh da liễu (vảy nến, lở loét…), cảm mạo và những kiêng kỵ khi sử dụng
Nội dung chính
Hy thiêm là cây thân thảo có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh. Đông y thường dùng hy thiêm như một vị thuốc quý chữa các bệnh như xương khớp, gout, phong thấp, cảm mạo, nhức đầu,….
- Tên Việt Nam: Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng
- Tên Hán Việt khác: Cỏ đĩ, Cỏ mật, hy thiêm thảo
- Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L
- Họ khoa học: Asteraceae (Cúc)
Đặc điểm nhận dạng cây Hy Thiêm
1. Mô tả cây Hy thiêm
Hy thiêm là cây thân cỏ cao từ 40 – 100cm. Đây là loại cây có nhiều cành, thân và cành có nhiều lông. Lá cây mọc đối, cuống lá ngắn, lá hình 3 cạnh, đầu nhọn ở mép có răng cưa. Hoa có màu vàng mọc thành cụm ở đầu, có chất kết dính. Quá bé, hình trứng, màu đen. Hoa thường nở vào tháng 4 – 5 đến tháng 8 – 9, quả kết vào khoảng tháng 6 – 10.
2. Phân bố, thu hái và sơ chế, bộ phận dùng
Hy thiêm mọc ở những vùng đất ẩm, trên các bờ nương rẫy, đồng ruộng, vùng thấp. Cây thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Úc, Việt Nam. Ở nước ta, Hy thiêm mọc nhiều ở Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang.
Hy thiêm có thể dùng cả rễ, thân, lá. Cây thường được thu hái vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm.
3. Tính vị, quy kinh, bào chế, bảo quản
Hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn (trong có chứa một lượng độc nhỏ) đi vào kinh can, thận.
Sau khi thu hái về, hy thiêm sẽ được phơi khô, bó thành từng bó nhỏ để dùng dần. Hy thiêm làm thuốc đem về phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi bảo quản trong túi bóng, tránh nơi ẩm ướt.
4. Thành phần hoá học
Y học hiện đại nghiên cứu và cho biết, trong hy thiêm có nhiều thành phần hóa học như: Daturosid, Orientin, Darutigenol, Alkaloid, Melampolid, chất đắng Darutin. Đây đều là những chất có ý nghĩa trong nghiên cứu sinh học, điều chế thuốc.
Công dụng của cây Hy thiêm – Tác dụng dược lý
1. Theo nghiên cứu y học hiện đại
Hy thiêm có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn tĩnh mạch, ức chế hệ thống miễn dịch, kháng viêm.
2. Theo y học cổ truyền
Hy thiêm có thể chữa can thận phong khí, chân tay đau mỏi, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, cây này còn có thể trừ phong, đả thông kinh mạch, thanh nhiệt giải độc.
3. Tác dụng của cây Hy Thiêm
- Trị nhọt độc, thấp chẩn, phong thấp, tê bì chân tay
- Mạnh gân cốt, giúp hạ huyết áp, trừ phong thấp, tác dụng giảm đau, thải độc, an thần.
- Tốt cho người bị rắn cắn, người bị mất ngủ.
4. Cách dùng và liều lượng
Hy thiêm có thể dùng theo nhiều cách như:
- Sắc nước uống (có thể kết hợp với những vị thuốc khác)
- Giã nát đắp lên người
- Tán thành bột mịn
- Nấu cao lỏng
Mỗi ngày chỉ nên dùng 3 – 4 chỉ.
Bài thuốc chữa bệnh xương khớp
1. Bài thuốc chữa phong thấp
Nguyên liệu: Hy thiêm (100gr); thiên niên kiện (50gr); đường; rượu (1 lít)
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nấu thành cao lỏng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 li nhỏ.
2. Bài thuốc chữa Gout
Nguyên liệu: Hy thiêm (100gr); thiên niên kiện (50gr); đường; rượu (1 lít)
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nấu thành cao lỏng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 li nhỏ.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa gout bằng lá tía tô
3. Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp
Lấy 4 lượng hy thiêm nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ, ngày 2 lần.
4. Bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, tay chân tê mỏi
Nguyên liệu: Bột hy thiêm (10 lượng); cao hy thiêm mềm (9 lượng); bột xuyên khung (2 lượng); bột thiên niên kiện (3 lượng).
Thực hiện: Trộn đều các nguyên liệu với mật ong làm thành viên hoàn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần sử dụng 4 – 5 viên.
5. Bài thuốc chữa gối mỏi, lưng đau nhức
Nguyên liệu: Hy thiêm (50gr); thổ phục linh, ngưu tất (mỗi loại 20gr); lá lốt (10gr).
Thực hiện: Các nguyên liệu sao vàng hạ thổ, tán bột mịn. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 10gr với nước.
6. Bài thuốc chữa bán thân bất toại
Lấy lá và cành hy thiêm non, rửa sạch, phơi khô, sao vàng, tán bột, trộn mật ong làm viên hoàn. Mỗi ngày dùng 3 – 6 viên sau bữa ăn.
7. Bài thuốc chữa bại liệt nửa người
Lá hy thiêm rửa sạch, phơi khô, sao vàng, giã nhỏ, trộn cùng mật ong, tạo thành viên hoàn. Mỗi ngày 2 lần uống, mỗi lần 1 viên.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng cây chìa vôi
Bài thuốc chữa bệnh da liễu
1. Bài thuốc chữa đinh nhọt, sưng đau
Lấy hy thiêm phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần nửa lượng uống với rượu nóng.
2. Bài thuốc chữa lở loét ngứa, ung nhọt sưng độc
Nguyên liệu: Hy thiêm, nhũ hương (1 lượng); bạch phàn (nửa lượng)
Thực hiện: Tán các nguyên liệu thành bột. Mỗi ngày 2 chỉ hòa với rượu uống.
3. Bài thuốc trị ung nhọt phát bối
Lấy các vị thuốc hy thiêm, ngũ diệp thảo, đại toán, dã hồng hoa (bằng nhau) giã lấy nước uống.
4. Bài thuốc chữa vẩy nến
Nguyên liệu: Hy thiêm, kim ngân hoa, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo đất (mỗi loại 16gr); hòe hoa,thạch cao, sinh địa, cây cứt lợn (mỗi loại 20gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
5. Bài thuốc chữa phát bổi, lên mụn đầu đinh sưng đau ở sau lưng
Nguyên liệu: Hy thiêm, tiểu kế, đại toán, ngũ long trảo (mỗi loại 4gr)
Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước, thêm 1 chén rượu rồi uống.
6. Bài thuốc chữa rắn cắn, xuất huyết, đinh nhọt sưng tấy
Lấy hy thiêm tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương, chỗ bị rắn cắn hay chỗ bị đinh nhọt.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh da liễu bằng lá lốt
Bài thuốc chữa cảm mạo
1. Bài thuốc chữa cảm mạo
Nguyên liệu: Hy thiêm, tử tô (mỗi loại 3gr); lục nguyệt sương (5gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống hàng ngày.
2. Bài thuốc chữa mất tiếng do nhiễm gió
Lấy hy thiêm phơi khô và sao vàng hạ thổ tán thành bột mịn, trộn với mật ong, làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 3 – 6gr sau bữa ăn.
3. Bài thuốc chữa tiêu chảy do cảm mạo
Lấy hy thiêm khô tán thành bột, trộn với hồ giấm làm viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 30 viên.
4. Bài thuốc chữa chứng ăn vào là nôn mửa
Lấy hy thiêm khô tán thành bột mịn, trộn với mật ong, làm thành viên hoàn, uống với nước ấm.
5. Bài thuốc chữa phong hàn, chữa phong khí vào tràng gây tiêu chảy
Lấy hy thiêm khô tán thành bột, trộn với hồ giấm làm viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 30 viên.
Bài thuốc chữa các bệnh khác
1. Bài thuốc trị mất ngủ, an thần, suy nhược thần kinh
Nguyên liệu: Hy thiêm, hoa hòe (mỗi loại 5gr)
Thực hiện: Cho thuốc vào sắc thuốc, uống khi còn ấm.
2. Bài thuốc chữa huyết áp cao, tăng huyết cao
Nguyên liệu: Hy thiêm (8gr); thảo quyết minh, trạch tả, hoàng cầm, ngưu tất (mỗi vị 6gr); long đờm thảo (4gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 700ml nước, chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, thực hiện 10 ngày liên tục.
3. Bài thuốc chữa méo miệng, sùi bọt mép
Nguyên liệu: Hy thiêm (4 lượng), mật ong
Thực hiện: Tán Hy thiêm thành bột, sau đó đem chưng 9 lần, trộn với mật ong và nặn thành hoàn. Mỗi ngày 3 lần uống 2 chỉ với rượu nóng.
Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng cây Hy thiêm
- Không dùng thiêm cho người phong thấp thuộc âm hư
- Hy thiêm kỵ sắt nên không dùng trong thời gian uống sắt
- Người âm huyết cũng không nên dùng hy thiêm
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Hy Thiêm trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Hy Thiêm? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Cây này dùng làm bài thuốc chữa gout thấy khá hiệu quả này. Nó hỗ trợ cho giảm ait uric nhưng cũng không giảm được nhiều lắm