Cây chè vằng (cẩm vân, cẩm văn) và 10 bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, huyết áp, mỡ máu, vàng da… hiệu quả
Nội dung chính
Cây chè vằng còn gọi là dây vắng, cẩm vân là dược liệu thiên nhiên quý có thể dùng chữa bệnh. Từ lâu, cẩm văn đã được dùng chữa bệnh về gan, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, áp xe tuyến vú…), giảm cân, vàng da…
- Tên gọi khác: Cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, mỏ quạ, mỏ sẻ, râm ri, râm trắng, lài ba gân
- Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve (C. L. Blume)
- Họ: Ô liu (Oleaceae)
Thông tin, mô tả cây chè vằng
1. Đặc điểm cây chè vằng
Thuộc loại cây bụi nhỏ có đường kính thân khoảng 6mm. Thông thường thân cứng và dài đến hàng chục mét, phân thành nhiều nhánh. Phần vỏ thân thường nhẵn và có màu xanh lục. Phần lá mọc đối xứng hình mác có cuống tròn, mũi nhọn có ba gân chính nổi rõ lên mặt trên. Phần hoa thường mọc ở đầu cành và có hình cầu.
Theo dân gian thì cây chè vằng có 3 loại là cây vằng sẻ, cây vằng trâu và cây vằng núi. Trong đó cây vằng núi không được sử dụng làm thuốc. Còn vằng sẻ có lá nhỏ, mỏng khi khô có màu xanh nhạt và cũng có màu tương tự khi nấu nước uống. Với cây vằng trâu thì có công dụng điều trị thấp hơn, có thân và lá to, có màu nâu, khi nấu nước cũng có màu nâu sẫm và không có mùi.
Nếu không để ý thì sẽ dễ nhầm cây chè vằng với lá ngón vì hình dạng bên ngoài tương đối giống nhau. Người ta thường dựa vào đặc điểm lá, hoa và quả để phân biệt hai loại cây này.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế
- Phân bố: Mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta.
- Bộ phận dùng: Sử dụng cả phần cành và lá để làm thuốc
- Thu hái – sơ chế: Sau khi thu hoạch có thể dùng dạng tươi hoặc sấy khô, phơi khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: Hơi đắng, tính mát
- Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
- Bảo quản: Vị thuốc thường được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Không sử dụng nguyên liệu khi đã có dấu hiệu ẩm mốc.
4. Thành phần hóa học
Trong thành phần của chè vằng có chứa Ancaloid, flavonoid, glycozit với công dụng cụ thể như sau:
Flavonoid: ngăn chặn quá trình oxi hóa đồng thời có khả năng chống độc, bảo vệ hoạt động của gan.
Glycozit có khả năng cải thiện tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng
Ancaloid có tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp, diệt khuẩn, tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Tác dụng dược lý của chè vằng
Theo quan niệm của Đông y, nguyên liệu này có khả năng thanh nhiệt, giải độc có tác dụng tốt đối với phụ nữ sau sinh, giúp có da dẻ mịn màng, kích thích giấc ngủ. Còn các nhà khoa học thì khẳng định nguyên liệu có khả năng giải độc, lợi tiểu, cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị huyết áp cao, ung thư, các bệnh về thần kinh.
Cây chè vằng chữa bệnh phụ nữ
1. Bài thuốc giúp phụ nữ sau sinh cải thiện sức khỏe từ cây căm văn
Thành phần của chè vằng có thể giúp mẹ có nhiều sữa hơn, giúp tan mỡ bụng, giảm cân hiệu quả. Ngoài ra các thành phần còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm lành các vết thương sau sinh hiệu quả hơn. Chính vì vậy mẹ nên dùng chè vằng pha nước để uống và sử dụng hàng ngày.
2. Cây cẩm vân chữa kinh nguyệt không đều
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g chè vằng, 16g hy thiêm, 16g ích mẫu, 8g ngải cứu
- Thực hiện: Dùng tất cả nguyên liệu đem thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với 400ml nước Đợi cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia ra uống hết 2 lần trong ngày.
3. Điều trị áp xe vú từ dây vắng
Do có khả năng kháng viêm kháng khuẩn nên chị em có thể tận dụng nguyên liệu này để chữa khi có triệu chứng của áp xe vú. Bạn có thể tiến hành cách như sau:
Lấy 1 nắm lá chè vằng tươi rửa thật sạch. Đem giã nát rồi trộn với 1 ít cồn. Đắp lên ngực trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày áp dụng 3 lần sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm.
4. Điều trị đau bụng kinh, chậm kinh từ cây mỏ quạ
Bạn tiến hành các bước thực hiện bài thuốc này như sau:
Lấy khoảng 1kg cành và lá chè vằng đã phơi khô nấu với 3 lít nước khoảng 4 giờ. Chắt nước ra rồi cho 2 lít nước vô nấu trong 2 giờ. Trộn nước của 2 lần rồi tiếp tục nấu khô lại thành cao chè vằng. Mỗi lần dùng từ 1-2 g cùng với nước ấm.
Các bài thuốc giảm cân, tăng cường sức khỏe từ cây cẩm văn
1. Cây râm ri giúp cải thiện giấc ngủ, giúp ăn ngon miệng hơn
Hoạt chất trong chè vằng có khả năng giảm các triệu chứng đầy bụng chướng bụng. Đồng thời giúp có được giấc ngủ chất lượng hơn. Chỉ cần kiên trì sử dụng hàng ngày, trong khoảng 1 tuần là sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng.
2. Tác dụng giảm cân từ cây chè vằng
Dùng chè vằng để uống thay nước lọc cũng là cách giảm cân khoa học mà nhiều người đang tận dụng.
3. Cẩm vân giúp tăng cường sức khỏe của người cao tuổi
Người cao tuổi dùng chè vằng thường xuyên sẽ giúp tăng cường tuần hóa máu, giúp ngủ ngon hơn, ổn định huyết áp và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Các bài thuốc chữa bệnh khác từ dây vắng
1. Bài thuốc điều trị các bệnh răng miệng
Do khả năng kháng khuẩn nên chè vằng có thể tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Chính vì vậy bạn chỉ cần dùng chè vằng tươi rửa sạch rồi nhai để tinh chất tác động và tiêu diệt các tác nhân gây hại.
2. Cây râm trắng chữa cao huyết áp, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
Đó là do khả năng giảm nhiệt, mát gan, hoạt huyết tiêu viêm của nguyên liệu này. Chính vì vậy mà các chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng chè vằng để uống hàng ngày.
3. Điều trị đau gan, vàng da từ cây lài ba gân
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g chè vằng, 20g ngấy hương
Thực hiện: Dùng nguyên liệu nấu với 200ml nước cho đến khi còn 50ml thì tắt bếp. Dùng uống hết trong ngày
Lưu ý khi dùng chè vằng chữa bệnh
Chè vằng tuy có nhiều tác dụng nhưng không được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể tạo nên sự co bóp tử cung gây sảy thai.
- Người đang cho con bú không nên quá lạm dụng vì có thể dẫn đến nguy cơ mất sữa.
- Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng vì có thể làm huyết áp tụt xuống hơn nữa.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng.
- Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thảo dược, dị ứng với các thành phần của cây chè vằng.
Trên đây là những thông tin về cây chè vằng và tác dụng của nó đối với sức khỏe. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về cây cũng như những bài thuốc chữa bệnh. Vẫn có nhiều trường hợp người bệnh gặp phải những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi dùng chè vằng. Vậy nên trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Xem thêm: Cây ráy (cây ráy dại) và 4 bài thuốc chữa ho, mụn nhọt, gout, sốt rét hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!