Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Cây dành dành hay còn gọi với nhiều tên khác như thủy hoàng chi, chi tử. Đây là một vị thuốc nam quý hiếm, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, hạ sốt, thanh nhiệt,… Cây được dùng chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt.

Thông tin, mô tả cây dành dành
Thông tin, mô tả cây dành dành

Tên gọi khác: Thủy hoàng chi, chi tử, mác làng cương (tiếng Tày),…;

Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis;

Họ: Thiến thảo (Rubiaceae).

Thông tin, mô tả cây dành dành

1. Đặc điểm sinh vật

Thân cây: Cây dành dành là một loại cây bụi, thường cao từ 2,5 đến 3 mét. Đây là một loại cây mọc xanh tốt quanh năm.

Lá cây: Lá có màu xanh lục. Lá cây có hình bầu dục, mọc đối nhau trên nhánh cây.

Rễ cây: Rễ là loại rễ chùm.

Hoa: Thường cho hoa vào mùa hè, khoảng tháng 6 đến tháng 10. Hoa dành dành có màu trắng, có khoảng 6 cánh. Hoa thường mọc ở đầu cành, tỏa hương thơm dịu nhẹ.

Quả: Quả dành dành có hình bầu dục, dài khoảng 3cm. Quả có màu vàng, có mùi thơm và vị đắng. Trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây dành dành ưa mọc ở những nơi ẩm ướt, gần rạch nước. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở nhiều nơi và còn được trồng làm cảnh, làm thuốc. Cây mọc chủ yếu ở khu vực Nam bộ.

Bộ phận dùng: Lá, thân cây, rễ cây và hoa của cây đều sử dụng được.

Thu hái và sơ chế: Thu hái lá, rễ cây và thân cây quanh năm. Hái hoa và quả chín vào mùa hè và mùa thu.

Chế biến: Sau khi thu hái, sơ chế các bộ phận của cây như sau: Quả: Giữ nguyên hoặc mang đi sấy khô, phơi khô; Lá, thân cây, rễ cây: Rửa sạch, sau đó phơi khô để dành sử dụng dần.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Theo Đông y, cây dành dành có tính hàn, vị đắng.

Quy kinh: Cây dành dành được ghi chép, đề cập đến trong một số kinh sách như kinh tam tiêu, kinh phế và kinh tâm.

Bảo quản: Bảo quản các bộ phận dùng của cây dành dành ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

4. Thành phần hóa học

Quả dành dành có chứa những chất hóa học như: Shanzhisid; Geniposid; Scandosid methyl ester; Gardosid; Geniposidic axit gardenin; Geniposid.

Lá dành dành có chứa các dược chất như: Tanin; Crocnin; Manit; Pectin; D-mannitol.

Hoa cây dành dành có chứa các chất hóa học như: Tinh dầu; Axit gardenic B; Axit gardenic.

Tác dụng dược lý của cây dành dành

Theo Đông y: 

cây dành dành có các tác dụng như: Tiêu viêm; Lợi tiểu; Cầm máu; Chỉ huyết; Thanh nhiệt.

Theo y học hiện đại:

Lá dành dành có chứa hợp chất diệt trừ nấm.

Nhờ những tác dụng dược lý trên, cây dành dành được dùng để làm thuốc, điều trị những chứng bệnh như: Điều trị vàng da; Điều trị viêm gan; Điều trị bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt; Chữa chứng chảy máu cam; Giải độc rượu; Chữa phù thũng; Điều trị đau bụng; Chữa đau dạ dày; Hạ sốt; Chữa đau họng; Chữa mắt đỏ; Điều trị sưng đau do gãy xương; Chữa bỏng; Chữa thổ huyết; Chữa bong gân, đau nhức; Chữa mụn nhọt.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành

Cây dành dành chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt
Cây dành dành chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt

1. Cây dành dành chữa bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt

Chuẩn bị: 12g dành dành, 24g nhân trần, đường kính.

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với 600ml nước. Sắc thuốc còn 100ml thì ngưng. Cho thêm đường vào, khuấy đều. Mỗi ngày dùng một tháng thuốc, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc chữa bỏng từ cây dành dành

Lấy nhân của quả dành dành rửa sạch, để ráo nước. Đốt phần nhân dành dành. Sau đó, tán mịn thành bột. Trộn bột dành dành với dầu mè.

Đắp hỗn hợp bột dành dành và dầu mè lên vùng da bị bỏng. Sử dụng băng gạc để băng vết thương lại.

3. Thủy hoàng chi chữa bong gân, đau nhức

Chuẩn bị một vài quả dành dành, rửa sạch trước khi chế biến. Giã nát quả dành dành, tán thành bột mịn. Cho thêm một ít nước sạch vào, trộn đều để cho ra hỗn hợp sền sệt. Sau cùng rót thêm một ít rượu trắng vào hỗn hợp.

Đắp hỗn hợp quả dành dành và rượu trắng lên vùng da bị bong gân, đau nhức. Đắp thuốc 1 lần trong ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh bí tiểu, sỏi đường tiết niệu từ chi tử

Chuẩn bị: 12g rễ dành dành, 12g kim tiền thảo và 12g lá mã đề.

Cách thực hiện: Rửa sạch và để ráo nước các nguyên liệu trước chế biến. Sắc các nguyên liệu, lấy nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, uống trong vòng 10 ngày.

5. Cây dành dành chữa đau nóng vùng dạ dày

Chuẩn bị: 7 – 9 quả dành dành.

Cách thực hiện: Rửa sạch những quả dành dành đã chuẩn bị. Sao đen, sau đó mang đi sắc với một bát nước. Khi lượng nước chỉ còn lại phân nửa thì tắt lửa. Uống nước quả dành dành với nước gừng sống để trị cơn nóng ran ở vùng dạ dày.

6. Cây dành dành chữa đau mắt đỏ

Chuẩn bị một ít lá dành dành tươi.

Cách thực hiện: Rửa lá dành dành thật sạch. Dùng nước sôi để tráng qua. Sau đó giã nát lá dành dành. Cho phần lá nát vào miếng gạc mỏng, đắp lên mắt.

Lưu ý khi dùng cây dành dành chữa bệnh

Cây dành dành là một vị thuốc nam quý hiếm, được quy vào kinh thư và có công dụng trị được nhiều bệnh. Khi sử dụng cây dành dành để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý bỏ thuốc Tây khi dùng các bài thuốc nam chế biến từ cây dành dành. Các bài thuốc ấy chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, do đó, chỉ được phép bỏ thuốc Tây khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trước khi dùng các bài thuốc từ cây dành dành để điều trị, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Các bài thuốc nam nói chung và bài thuốc từ cây dành dành nói riêng thường có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây. Bên cạnh đó, nếu không tương thích với cơ địa, những bài thuốc từ cây dành dành có thể gây ra dị ứng, không có hiệu quả hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Trường hợp người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ dành dành. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành. Đây là một dược liệu trong Đông y, có khả năng chữa trị được nhiều chứng bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây dành dành, bạn đọc cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Cây thông thảo và 2 bài thuốc chữa phù, viêm tiết niệu hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Long đởm thảo

Long đởm thảo và 6 bài thuốc chữa lở miệng, cốc đản, dạ dày, khó tiêu, đau mắt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dành dành1. Đặc điểm sinh vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây trạch tả

Cây trạch tả (thủy tả) và 13 bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy, thận, dạ dày, lipid máu… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dành dành1. Đặc điểm sinh vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây duyên hồ sách

Cây duyên hồ sách (nguyên hồ) và 8 bài thuốc chữa bệnh phụ nữ (đau bụng kinh, u xơ tuyến vú, viêm phần phụ); ho, dạ dày, chảy máu cam

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dành dành1. Đặc điểm sinh vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây chè vằng

Cây chè vằng (cẩm vân, cẩm văn) và 10 bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, huyết áp, mỡ máu, vàng da… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dành dành1. Đặc điểm sinh vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Rau dừa nước

Rau dừa nước (thủy long) và 14 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh về đường tiết niệu (sỏi, viêm thận, bí tiểu), bệnh nam giới, phụ nữ (viêm tuyến tiền liệt, u vú, khí hư vàng), ho, dạ dày, đại tràng, chấn thương… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây dành dành1. Đặc điểm sinh vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng