Cây chè (trà) và 6 bài thuốc chữa đầy bụng, sốt, bỏng, nước ăn chân, da nứt nẻ, nhiệt miệng hiệu quả

Cây chè hay còn gọi trà là loại cây quen thuộc với cuộc sống của người dân Việt Nam. Uống nước trà là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây chè còn được dùng chữa đầy bụng, sốt, bỏng, nước ăn chân, da nứt nẻ, nhiệt miệng.

Thông tin, mô tả cây chè
Thông tin, mô tả cây chè

Tên gọi khác: Trà

Tên khoa học: Camellia sinensis O.Ktze

Họ khoa học: Thuộc họ Chè Theaceae

Thông tin, mô tả cây chè

1. Mô tả cây chè

Chè là một cây khỏe, mọc hoang và không cắt xén có thể cao tới 10m hay hơn nữa, đường kích thân có thể tới mức một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng trên núi đá cao. Nhưng khi trồng tỉa thường người ta cắn xén để tiện việc hái cho nên thường người ta cắt xén để tiện việc thu hái. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to trắng, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị. Quả là một nang thường có 3 ngăn, nhưng chỉ còn một hạt do các hạt khác bị teo đi. Quả khai bằng lối cắt ngắn, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Ở nước ta được trồng nhiều tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Bộ phận dùng:

Thu hái: Chè dùng làm thuốc hái vào mùa xuân, hái búp và lá non.

Sơ chế: Vò rồi sao cho khô giống như cách chế biến chè hương để pha nước uống của nhân dân, cho nên ta có thể dùng chè làm thuốc. Không dùng chè đen hay chè mạn là những loại chè đã cho lên men rồi mới sấy khô hay phơi.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Chè có vị đắng chát, tính mát.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

Trà mang đến thức uống thơm ngon
Trà mang đến thức uống thơm ngon

4. Thành phần hóa học

Lá chè chứa cafein, tanin, caroten, riboflavin, acid ascorbic, acid nicotinic, acid malic và acid oxalic, theophyllin, xanthin, kaempferol, quercetrin, tinh dầu.

Ngoài ra, lá chè còn có saponin triterpen, các flavonoid.

Tác dụng dược lý

Chè có tác dụng ức chế sự tăng đường huyết chống đái tháo đường, có khả năng chống oxy hóa. Tanin trong chè khi tiếp xúc với niêm mạc ống tiêu hóa sẽ làm giảm hấp thu các chất sắt, calci nên dẫn đến táo bón. Cafein, theophyllin có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức lao động, lợi tiểu.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây chè

Ít người biết rằng, cây chè còn được dùng chữa bệnh
Ít người biết rằng, cây chè còn được dùng chữa bệnh

1. Cây chè trị chứng ăn không tiêu, đầy bụng

Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà (sao), 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau là uống được. Dùng 3 – 5 ngày.

2. Bài thuốc chữa cảm sốt từ cây chè

Lá chè 3g, muối ăn 1g, hãm nước sôi uống 4 – 6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

3. Dùng trà chữa bỏng nhẹ

Lấy một nắm lá chè sắc nước đặc, để nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 – 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần sẽ làm dịu đau, tránh phồng da, chóng lên da non.

4. Chữa chứng nước ăn chân từ cây chè

Lá chè già 400g, phèn chua 60g, sắc lấy nước đặc, để nguội bôi vào vùng da bị nước ăn chân, ngày 2 – 3 lần, bôi đến khi khỏi.

5. Cây chè trị da bị nẻ

Trước khi đi ngủ lấy một nhúm chè, nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

6. Nhiệt miệng chữa bằng chè

Lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ:

Lá chè một nắm, rửa sạch, đun nước để rửa vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Lưu ý khi dùng cây chè chữa bệnh

Không uống chè khi đói sẽ gây cảm giác cồn cào, hoa mắt, chóng mặt. Không uống ngay sau bữa ăn vì trong chè có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Không nên uống trước khi đi ngủ vì chè gây kích thích thần kinh gây khó ngủ. Người bị táo bón nên hạn chế uống nhiều nước chè. Phụ nữ có thai cũng không nên uống nhiều nước chè để tránh nguy cơ bị thiếu máu, mất ngủ.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây chè. Có thể nói, loại cây quen thuộc với cuộc sống của chúng ta hàng ngày có công dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý về thời gian và liều lượng sử dụng để không gây hại đến sức khỏe.

Xem thêm: Cây mơ tam thể (dây mơ lông) và 9 bài thuốc chữa bệnh ngoài da (giời leo, viêm da thần kinh, chàm, ngứa); rối loạn tiêu hóa (lỵ, tiêu chảy), bệnh xương khớp, cam hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây chè1. Mô tả cây chè2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây chè1. Mô tả cây chè2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây chè1. Mô tả cây chè2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây mít

Cây mít và 7 bài thuốc lợi sữa, hen suyễn, tưa lưỡi, tiểu cặn trắng, mụn nhọt, an thần, hạ huyết áp

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây chè1. Mô tả cây chè2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Đậu cọc rào

Đậu cọc rào và 2 bài thuốc chữa bệnh ngoài da (lở loét, mẩn ngứa) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây chè1. Mô tả cây chè2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp