Cây chó đẻ răng cưa (cây chó đẻ, diệp hạ châu) và 11 bài thuốc chữa bệnh về gan, mụn nhọt, sỏi thận, sốt rét… hiệu quả
Nội dung chính
Cây chó đẻ răng cưa còn gọi là cây chó đẻ, diệp hạ châu là một vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh lý về gan, thận rất tốt. Không chỉ thế, cây cũng thường được lấy để chữa sốt rét, mụn nhọt hay giảm cân. Tuy nhiên, dùng cây thuốc chữa bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ.
- Tên gọi khác: Cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu trắng, trân châu thảo, diệp hậu châu, nhật khai dạ bế
- Tên khoa học: Phyllanthus Urinaria
- Họ: Thầu dầu (Phyllanthaceae)
Thông tin, mô tả cây chó đẻ răng cưa
1. Đặc điểm nhận dạng
Cây chó đẻ răng cưa là cây thân thảo thường sống một năm hoặc hơn một năm. Khi trưởng thành cây cao khoảng 80 cm. Thân cây có nhiều nhánh nhỏ. Lá có hình trứng, phiến lá mỏng, xếp thành 2 dãy song song. Cây có hạt tròn xếp thành một hàng dưới lá.
Cây chó đẻ răng cưa có thể phân thành 3 loại chính: Cây chó đẻ thân xanh, cây chó đẻ xanh đậm và cây có đẻ thân đỏ.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
- Phân bố: Cây chó đẻ răng cưa được trồng nhiều ở các nước khu vực Đông Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ,… Ở Việt Nam, thường được thấy cây ở ven đường, vùng đất bỏ hoang và dọc cánh đồng.
- Bộ phận dùng: Sử dụng lá, cành và hạt.
- Thu hái: Thu hái vào mùa hè thu.
- Chế biến: Sau khi thu hoạch cây chó đẻ răng cưa, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, bẻ thử cành khô giòn là được. Đem lượng cây phơi khô đó xao khô để sử dụng và bảo quản thuốc được lâu dài.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: Cây chó đẻ răng cưa có vị đắng và ngọt, có tính mát.
- Quy kinh: Chưa quy vào bất kỳ kinh nào.
- Bảo quản: Bảo quản cây đã phơi khô ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, thuốc rất dễ lên móc, vì vậy, cần đóng kín gói sau khi sử dụng.
4. Thành phần hóa học
Trong cây chó đẻ răng cưa có chứa các thành phần như: Flavonoit, Alkaloid Phyllanthin; các hợp chất Hypophyllanthin, Nirathin, Phylteralin, Tritequen, Tamin, Axit hữu cơ, Phenol, Lignam,…
Tác dụng dược lý của cây chó đẻ
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Các thành phần có trong cây chó đẻ răng cưa có tác dụng:
- Axit phenolic và Flavonoit có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm.
- Coderaxink được sử dụng để bào chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt.
- Khi dược bào chế vào dược liệu điều trị bệnh, cây chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng khuẩn, nấm, mốc gây bệnh.
Theo Y học cổ truyền:
Trong dân gian, cây chó đẻ răng cưa được sử dụng để làm dược liệu có tác dụng điều trị viêm gan B, chống virus gây hại, chữa nhiễm trùng, suy thận, suy gan. Ngoài ra còn có tác dụng chữa rắn cắn, bệnh của phụ nữ sau khi sinh.
Bài thuốc chữa bệnh viêm gan, sơ gan từ cây chó đẻ răng cưa
1. Bài thuốc điều trị bệnh viêm gan B
Sử dụng 30gram cây chó đẻ răng cưa, 8gram chi từ, sài hồ, hạ khô thảo và nhân trần mỗi thứ 12gram đem xao khô. Sắc một thang thuốc trên lấy nước uống và sử dụng trong ngày, có thể chia làm các phần nhỏ để dễ uống.
2. Bài thuốc điều trị viêm gan do virus
Sử dụng 20gram cây chó đẻ răng cưa xao khô, 50gram đường. Đem sắc 3 lần nước, chia thành 4 lần uống mỗi ngày.
3. Bài thuốc điều trị viêm gan siêu vi
Sử dụng 16gram cây chó đẻ răng cưa, 16gram nhân trần nam, 12gram thổ phục linh, 8gram hậu phác, 4gram vỏ bưởi. Đem sắc lấy nước uống và sử dụng hằng ngày.
4. Bài thuốc điều trị sơ gan cổ trướng
Sắc 100gram cây chó đẻ răng cưa đã sao khô và 150 gram đường, có thể chia làm các phần nhỏ và sử dụng mỗi ngày, nên uống liên tục từ 30 – 40 ngày để đem lại hiệu quả đáng kể.
5. Bài thuốc điều trị suy gan
Sử dụng 20gram cây chó đẻ răng cưa và 20gram cam thảo đất đã xao khô, đem sắc lấy nước và uống hằng ngày.
6. Điều trị suy gan do nhiễm độc, sốt rét, ứ mật, sán lá, lỵ amib
Dùng 20gr hiệp hạ châu đắng hoặc ngọt, 20gr cam thảo đất. Mang sao các vị thuốc sau đó sắc nước uống hàng ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh khác từ chó đẻ răng cưa
1. Bài thuốc chữa chàm mãn tính (eczema)
Sử dụng cây chó đẻ răng cưa còn tươi, vò nát rồi đem xát vào vùng bị chàm. Thực hiện liên tục cho đến khi có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Bài thuốc trị sỏi thận
Sắc cây chó đẻ răng cưa lấy nước uống, có thể sử dụng thay thế nước trà. Sử dụng trong vòng từ 1 – 3 tháng sẽ đem lại tác dụng điều trị sỏi thận, tác dụng lợi tiểu.
3. Điều trị bệnh sốt rét từ cây chó đẻ
Sắc 600 ml nước cùng với 8gram cây chó đẻ răng cưa; dây hà thủ ô, thường sơn, lá mãng cầu tươi, dây gắm, thảo quả mỗi loại 10 gram; dây cóc, hạt cau, ô mai mỗi loại 4 gram. Sắc đến khi còn 1/3 lượng nước, chia làm 2 lần uống sử dụng mỗi ngày. Trường hợp cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể cho thêm 10gram sài hồ.
4. Trị mụn nhọt ở trẻ em
Sử dụng cây chó đẻ răng cưa đã được rửa sạch, đem giã nát và sử dụng thêm một ít muối, pha loãng với một lượng nước sôi để nguội để uống hằng ngày. Nếu khó uống, có thể hòa một ít đường cho trẻ dễ uống. Phần bã còn lại, sử dụng đắp vào vùng da bị tổn thương.
5. Bài thuốc sử dụng cây chó đẻ để giảm cân
Sắc 2 lít nước cùng với 100gram cây chó đẻ răng cưa phơi khô. Sử dụng duy trì trong khoảng 20 – 30 ngày. Lưu ý, không được sử dụng để giảm cân trong thời gian dài.
Lưu ý khi dùng chó đẻ răng cưa chữa bệnh
Trong quá trình sử dụng cây chó đẻ răng cưa làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý một số điểm dưới đây khi sử dụng dược liệu này. Mặc dù, cây có đẻ răng cưa có nhiều công dụng điều trị bệnh nhưng vẫn ẩn chứa các tác dụng phụ:
- Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu
- Không được sử dụng cây chó đẻ làm nước uống hàng ngày để phòng chống bệnh. Bởi, đối với cơ thể khỏe mạnh khi sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến mất cân bằng chức năng gan mật, xơ gan, gây tổn thương đến gan, nếu lạm dụng có thể dẫn đến nguy cơ làm phá vỡ hồng huyết cầu.
- Thận trọng sử dụng cho các đối tượng mắc phải bệnh huyết áp thấp.
- Phụ nữ có dự định sinh con hoặc đang mang thai cần thận trọng khi dùng, bởi cây chó đẻ có thể làm co mạch máu và cơ trơn tử cung, có thể dẫn đến vô sinh. Tốt nhất, bạn đọc nên hỏi ý kiến tham vấn từ bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Trên đây là những thông tin về cây chó đẻ răng cưa và các bài thuốc chữa bệnh của chúng. Có thể nói, đây là vị thuốc quý hiếm trong đông y và thường xuyên được dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, để việc dùng cây thuốc trị bệnh hiệu quả cần theo chỉ định của thầy thuốc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!