Cây dây đau xương với 10 bài thuốc trị bệnh xương khớp (viêm khớp, thấp khớp, đau thần kinh tọa), giải độc rắn và những lưu ý khi sử dụng
Nội dung chính
Cây đau xương từ lâu đã được biết đến là một loại cây thuốc quý có thể hỗ trợ làm giảm đau, kháng viêm. Đông y thường dùng đau xương như một vị thuốc chữa các bệnh xương khớp, tổ đỉa, rắn cắn, sốt rét,…
- Tên gốc: Tinospora sinensis
- Tên gọi khác: khoan cân đằng
- Tên khoa học: Tinospora sinensis
- Tên tiếng anh: Tinospora sinensis
Đặc điểm cây dây đau xương (khoan cân đằng)
1. Mô tả cây khoan cân bằng
Cây đau xương là cây thân leo, có chiều dài khoảng 7 – 8m. thân có bì sần sùi, mang lông. Cành lá rũ xuống, khi còn non cây có lông, nhưng sau về già thì các lông rụng hết, thân nhẵn bóng. Thân cây có bì sần sùi có lông. Lá cây đau xương dài 10 – 12cm, rộng 8 – 10cm, có lông, đặc biệt là ở mặt dưới, phiến lá có hình tim hõm lại, ở đỉnh lá hẹp nhọn; trên phiến lá có 5 gân rất rõ. Hoa đau xương mọc thành từng chùm ở từng kẽ lá đơn, cũng có khi có mấy chùm tụm lại 1 chỗ; chùm hoa màu trắng nhạt, có lông măng, dài khoảng 10cm. Quả đau xương dạng hạch hình bán cầu lõm, lúc chín màu đỏ, bên trong có dịch nhầy.
2. Khu vực phân bố, tính vị, quy kinh
Cây đau xương được tìm thấy ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở hầu khắp khu vực vùng núi, đồng bằng.
Cây đau xương có vị đắng, tính mát đi vào kinh can, thận nên từ lâu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Dây đau xương mọc khỏe, một trẩu chỉ trồng trong 2 năm là cho tới 20gr cả thân và lá. Đau xương thường được dùng làm thuốc từ bộ phận thân cây, hoặc lá cây. Cây này thu hái quanh năm, nhưng ở miền Bắc thường thu hái vào khoảng tháng 3 – 4 hàng năm.
Sau khi thu hái dây đau xương, mang về chặt thành từng khúc nhỏ 20 – 30cm, sau đó rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Đau xương sau khi đã phơi khô thì cho vào túi bỏng bảo quản thật kĩ, tránh để nơi ẩm ướt vì dễ bị mốc, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp.
4. Thành phần hoá học
Trong cây đau xương được tìm thấy nhiệt hoạt chất Ancaloit. Đây là hoạt chất được sử dụng nhiều trong y học.
Tác dụng dược lý cây dây đau xương
1. Công dụng của dây đau xương theo Đông Y
Từ lâu cây được dùng để trừ thấp, khu phong, tăng cường gân cốt được sử dụng trị các triệu chứng đau nhức mỏi lưng, gối, xương khớp, tê thấp, chữa sai khớp, bong gân. Ngoài ra, cây còn có tác dụng chữa thận yếu.
2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, các hoạt chất Ancaloit được tìm thấy trong dây đau xương có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm tê buốt, ức chế hoạt tính,… Thực tế đã chứng minh cây đau xương có ảnh hưởng tới tới huyết áp động vật. Ngoài ra, cây còn có tác dụng đối với bệnh cân hoạt lạc, khu phong, trừ thấp.
3. Những ai nên dùng cây dây đau xương
- Những người có vấn đề về xương khớp: đau vai gáy, thoái hóa đốt sống, tràn dịch khớp, tê thấp, gout,…
- Người bị rắn cắn
- Người mắc bệnh về da như tổ đỉa
- Người gặp tình trạng chân tay tê lạnh
- Bệnh nhân bị sốt rét
Bài thuốc chữa xương khớp
1. Chữa sai khớp, bong gân
- Nguyên liệu: Lá đau xương, quế, hồi hương, vỏ sòi, đinh hương, gừng sống, vỏ núc nác, mủ xương rồng bà, lá canh châu, lá náng, lá thầu dầu tía, lá bưởi bung, lá mua, lá kim cang, huyết giác, hạt trấp, củ nghệ, hạt máu chó, lá tầm gửi, cây khế (tất cả đều tươi).
- Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ, sao đó cho lên chảo sao nóng, đắp vào chỗ bị đau nhức.
2. Chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp vùng cổ và thắt lưng
Cách 1: Lấy dây đau xương tươi, rửa sạch, giã nhỏ, trộn với ít nước, đắp lên vùng bị đau nhức.
Cách 2: Lấy thân đau xương, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng rồi sau đó ngâm với rượu theo tỉ lệ 1:5. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ, uống liên tục trong 15 – 20 ngày. Nếu phụ nữ, trẻ nhỏ không uống được rượu thì có thể sắc ra thành nước uống.
3. Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu
- Nguyên liệu: Dây đau xương, thỏ ty tử, rễ cỏ xước(mỗi loại 12gr); cẩu tích, củ mài (mỗi loại 20gr); tỳ giải, đỗ trọng, bổ cốt toái (mỗi loại 16gr).
- Thực hiện: Các vị thuốc cho vào sắc nước uống hàng này. Hoặc cho vào ngâm với rượu, mỗi ngày lấy 1 chén nhỏ ra uống.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh thận hư, thận yếu bằng cây cốt toái bổ
4. Trị chứng thấp khớp
Cách 1: Dây đau xương, củ kim cang (lượng bằng nhau)
- Thiện hiện: Các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào nấu thành cao. Mỗi ngày lấy 6gr cao ra uống.
Cách 2: Dây đau xương, hoàng lực, độc lực, huyết giác, thổ phục linh, lá lốt, tầm xuân, bưởi bung, hoàng nàn chế, ngưu tất, kê huyết đằng. Thực hiện tương tự như cách trên.
5. Trị sưng đỏ mu bàn chân và đầu gối sưng đau
- Nguyên liệu: Dây đau xương tươi
- Thực hiện: Dây đau xương mang về cắt từng khúc nhỏ, rửa sạch, cho vào chảo sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 20gr sắc nước uống. Thực hiện liên tục trong 2 tuần.
6. Trị đau mỏi gân xương, phong tê thấp
Cách 1: Mỗi ngày dùng 15 – 30gr dây đau xương sắc nước uống.
Cách 2: Kết hợp với kê huyết đằng, thiên niên kiện (mỗi loại 15gr), cho vào sắc nước uống hàng ngày.
7. Trị chứng thấp khớp mãn tính
- Nguyên liệu: dây đau xương, Cẩu tích (mỗi loại 20gr); Tỳ giải, Đỗ trọng, Bổ cốt toái (mỗi loại 16gr); củ mài, Khoan cân đằng, rễ cỏ xước, Thỏ ty tử (mỗi loại 12gr)
- Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống. Hoặc người bệnh cũng có thể cho vào ngâm rượu và mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.
8. Hỗ trợ chữa trị bệnh đau thần kinh toạ
- Nguyên liệu: Dây đau xương, Kê huyết đằng, Ngũ vị tử, cành lá Kim ngân (mỗi loại 15gr).
- Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
9. Chữa trị chấn thương do lực bên ngoài tác động
Thực hiện: Lấy một nắm lá đau xương tươi, rửa sạch, giã nát với 1 ít rượu rồi vắt lấy nước uống. Phần bã cho lên bếp đun sôi rồi chườm vào các phần sưng đau.
Bài thuốc chữa trị các bệnh khác
1. Giải độc rắn cắn
- Nguyên liệu: Lá đau xương (1 nắm), bột thanh mộc hương
- Thực hiện: Lá đau xương (loại lá già), rửa sạch, giã nát, vắt nước uống. Phần bã trộn với bột thanh mộc hương, sau đó đắp lên chỗ bị rắn cắn. Hoặc người bệnh cũng có thể pha nước đau xương với rượu uống, còn phần bã làm tương tự.
2. Bài thuốc trị chứng tổ đỉa
- Thực hiện: Cành, thân, lá đau xương thái khúc, rửa sạch, phơi khô, sao vàng, hạ thổ, bảo quản trong túi bóng ở nơi thoáng mát.
Sau đó, mỗi ngày lấy 1 nắm đau xương khô cho vào sắc với nước uống. Uống liên tục cho đến khi giảm bệnh.
3. Trị chứng liệt nửa người bên phải
- Nguyên liệu: Rễ đinh lăng (8gr); dây đau xương, cây xấu hổ, dây trâu cổ, đậu chiều (mỗi loại 8gr); cây thần sa (6gr); quả hồ tiêu chín; vỏ quế (mỗi loại 5gr); cây bách bệnh (4gr); gừng củ (3gr).
- Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Những người không phù hợp
- Người mang thai
- Trẻ nhỏ
Những lưu ý khi sử dụng cây dây đau xương
- Cần bảo quản cây đau xương ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc
- Không quá lạm dụng chữa bệnh bằng cây đau xương, nếu sử dụng một thời gian không thấy có hiệu quả cần thay đổi phương pháp chữa bệnh khác
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Dây Đau Xương trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Dây Đau Xương? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Cho mình hỏi ở đâu bán cây dây đau xương này và giá bao nhiêu vậy ạ
Dây này ở khu vực núi đá thường thấy nhiều này, quê mình thường thấy ở đó, nhưng hiện tại thì thấy ít dẫn đi, do khai thác nhiêu hay sao mà thấy ít dần chắc là có hiệu quả nhiều trong chữa bệnh