Cây xấu hổ (trinh nữ) với 14 công dụng chữa bệnh xương khớp (thoát vị đĩa đệm, tê bì chân tay), bệnh tiêu hóa (đầy bụng khó tiêu, viêm dạ dày), suy nhược thần kinh

Cây xấu hổ thuộc loài cây dễ nhận diện khi lá của nó có biểu hiện cụp xuống nếu có tác động. Đây là loài cây có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Một số bệnh có thể trị được từ cây xấu hổ như: xương khớp, thoát vị đĩa đệm, huyết áp, đau bụng,…

Thông tin, hình ảnh cây xấu hổ (cây trinh nữ)
Thông tin, hình ảnh cây xấu hổ (cây trinh nữ)
  • Tên gốc: Pudica
  • Tên gọi khác: Cây mắc cỡ, cây thẹn,  cây trinh nữ, hàm tu thảo
  • Tên khoa học: Mimosa pudica L
  • Tên tiếng Anh: Pudica

Mô tả cây xấu hổ (Cây trinh nữ)

1. Đặc điểm của cây xấu hổ

Xấu hổ là cây cỏ ít năm thuộc họ Đậu. Cây có đặc điểm là thân có gai, cây non đứng, khi trưởng thành thì bò trườn. Thân dài tới 1.5m bò trườn hoặc leo rà rà mặt đất. Cây tựa leo thì có thân mỏng manh hơn cây bò trườn. Hoa xấu hổ có hình đầu tròn, có màu tím hồng. Quả có lông, chia thành từng đốt như hạt đậu.

2. Rễ cây xấu hổ

Rễ cây xấu hổ tạo nên carbon disulfide để có thể ngăn ngừa một số loại nấm gây bệnh cũng như cộng sinh từ sự phát triển của rễ. Đó là lí do vì sao ở rễ cây xấu hổ có các nốt sần chứa đạm nột cộng sinh cố định. Đó là nốt sần để sửa chữa nitơ trong khí quyển rồi sau đó chuyển thành dạng có thể sử dụng được nhờ thực vật.

3. Cành lá cây xấu hổ

Lá có đặc điểm hình kép lông chim với 1-2 cặp thứ cấp, trong đó bao gồm từ 5-13 cặp lá chét. Cuống lá cũng có gai.  Lá cây mọc kép gập vào trong, mỗi khi có tác động lá sẽ tự động cụp xuống (như cảm thấy xấu hổ, nên gọi là cây xấu hổ), tuy nhiên nó sẽ tự mở ra chỉ sau vài phút.

4. Khu vực phân bố

Cây xấu hổ được tìm thấy lần đầu tiên ở Nam Mỹ và Trung Mỹ.  Tuy nhiên, hiện nay nó được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines. Thường cây xấu hổ mọc ở những nơi có bóng râm, yên tĩnh, ít người sinh sống.

5. Thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu

Cây xấu hổ có thể thu hái vào mùa khô (khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) sẽ dữ được dược tính của nó để dùng trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Xấu hổ có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Nếu là dùng khô thì sử dụng rễ cây. Rễ xấu hổ có thể đò quanh năm. Sau khi đào, về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô rồi cho bảo quản vào túi bóng.

Xấu hổ khô để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, thỉnh thoảng cũng cần mang ra phơi lại để tránh ẩm mốc.

6. Dược liệu và Thành phần hóa học

Theo Đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, se và có ít độc quy vào kinh phế nên có thể dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, trị viêm phế quản, dạ dày, sỏi thận, huyết áp, phong thấp,…

Y học hiện đại chứng minh, bên trong cây xấu hổ có nhiều thành phần hóa học. Nổi bật nhất là Alcaloid – loại acid amin có nguồn gốc tự nhiên. Y học thường dùng chất này để bào chế thuốc giảm đau, thuốc gây tê. Ngoài ra, trong xấu hổ còn có nhiều thành phần khác như Minosin, Crocetin, Flavonosid, acid amin, acid hữu cơ, các loại alcol,… đều có ý nghĩa đối với sinh học. Trong hạt xấu hổ người ta cũng tìm ra selen và chất nhầy, trong khi đó, lá có chứa Adrenalin và Selen. Đây đều là những thành phần có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.

7. Tác dụng dược lý

Có nhiều nghiên cứu chứng minh được tác dụng dược lí của cây xấu hổ, chẳng hạn như:

  • Chống lại nọc của rắn độc: Đó là nghiên cứu năm 2001 tại Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, họ lấy dịch tiết từ rễ khô cây xấu hổ, trong đó có chứa Minosa – hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của Hyaluronidase và Protease (thường tồn tại trong nọc độc rắn).
  • Chống co giật: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong dịch tiết rễ cây xấu hổ có thể chống lại các cơn co giật được gây ra bởi Pentylentetrazol và Strychnin (tuy nhiên nó không chống lại được co giật gây ra bởi N-methyl-D-as partate).
  • Chống lo âu: Sử dụng cây xấu hổ có tác dụng tương tự như Diazepam – một trong những loại điều trị chứng lo âu, trầm cảm hiệu quả.
  • Chống trầm cảm: Đại học Veracruỳ (Mexico) nghiên cứu cây xấu hổ và cho biết, trong cây này có chất giúp chống lại bệnh trầm cảm.
  • Tác dụng đối với chu kì rụng trứng ở nữ giới: Đó là nghiên cứu được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ).

Cây xấu hổ (Cây trinh nữ) chữa bệnh xương khớp

Công dụng cây xấu hổ chữa bệnh xương khớp
Công dụng cây xấu hổ chữa bệnh xương khớp

1. Trị thoát vị đĩa đệm từ cây xấu hổ

  • Nguyên liệu: Rễ xấu hổ (120gr), rượu trắng (3 muỗng)
  • Cách thực hiện: Rễ xấu hổ rửa sạch, để ráo, cắt lát nhỏ, phơi khô. Sau đó, cho lên chảo sao vàng với rượu. Tiếp theo, cho rễ xấu hổ đã sao vàng vào ấm sắc cùng 4 chén nước, đến khi nước cạn chỉ còn 1 chén lấy ra uống. Mỗi ngày sắc 2 lần, mỗi lần uống 1 chén, uống liên tục trong vòng 3 tháng sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm gây ra.

2. Đau buốt nhức xương, chân tay tê bại

Chữa đau buốt nhức xương, chân tay tê bại, người bệnh có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau đây:

  • Cách 1: Lấy 20-30gr rễ xấu hổ đã sao vàng với rượu, cho vào ấm sắc với 400ml nước sạch, đến khi còn 100ml lấy ra, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Cho các nguyên liệu: rễ xấu hổ, Sơn thục, quýt gai, dây đau xương, khúc khắc, tục đoạn, vương tôn, kê huyết đằng (mỗi loại 12gr) vào ấm sắc nước uống. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang, sau 1 thời gian sẽ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
  • Cách 3: Chuẩn bị rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần (mỗi loại 20gr); rễ cam thảo, rễ đinh lăng (mỗi loại 10gr). Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống, mỗi ngày 1 tháng, chia nước thuốc uống 2 – 3 lần.

3. Chữa đau lưng, nhức mỏi gân

Chữa đau lưng, nhức mỏi chân có thể dùng rễ xấu hổ cũng rất hiệu quả. Hãy lấy rễ xấu hổ tươi, rửa sạch, thái mỏng, tẩm rượu, sao vàng. Mỗi ngày lấy 20-30gr rễ xấu hổ đã sao vàng sắc với 400ml rượu, đến khi còn 100ml thì lấy ra chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, rễ xấu hổ cũng có thể lấy về nấu thành cao dùng dần.

Người bị đau lưng, nhức mỏi chân tay cũng có thể kết hợp rễ xấu hổ với nhiều vị thuốc khác để hỗ trợ chữa bệnh. Với 4 bài thuốc người bệnh có thể lựa chọn:

  • Bài 1: Rễ xấu hổ, cây xoan leo (mỗi loại 20g); rễ cỏ xước (15gr); củ sả (10gr). Các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, mỗi ngày sắc uống một thang.
  • Bài 2: Rễ xấu hổ, thân cây bọt ếch, thân ớt lá to, rễ khúc khắc (mỗi loại 10gr); rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng (mỗi loại 8gr). Cho các nguyên liệu vào đun cô thành cao lỏng, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Bài 3: Rễ xấu hổ (10gr); lá cối xay, lạc tiên, rau muống biển, lá lốt, rễ cỏ xước (mỗi loại 3gr). Cho các vị thuốc vào hãm với nước sôi hoặc sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.
  • Bài 4: Rễ xấu hổ, gai tầm xoọng, hy thiêm, thiên niên kiện, dây đau xương, tục đoạn, dây gắm, thổ phục linh, kê huyết đằng (mỗi loại 12gr). Cho vào sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Hoặc người bệnh cũng có thể ngâm rượu uống dần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị bệnh xương khớp bằng dây đau xương

Công dụng chữa suy nhược thần kinh từ cây xấu hổ

1. Tác dụng cây xấu hổ chữa mất ngủ, đau đầu, hoa mắt

Với những người bị đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chỉ cần lấy 10-15gr rễ cây xấu hổ tươi sắc với nước uống hàng ngày là sẽ giảm được triệu chứng rất nhanh.

Bài thuốc cây trinh nữ chữa suy nhược thần kinh
Bài thuốc cây trinh nữ chữa suy nhược thần kinh

2. Bài thuốc trị mất ngủ từ cây xấu hổ

Với người bị mất ngủ, suy nhược cơ thể có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc từ cây xấu hổ sau để điều trị:

  • Bài 1: Lấy 15gr xấu hổ sắc nước uống trong ngày, dùng liên tục trong một thời gian sẽ giúp giảm triệu chứng
  • Bài 2: Xấu hổ, cúc tần (mỗi loại 15gr); chua me đất (30gr). Cho các vị thuốc vào sắc nước uống. Chia nước thuốc thành 2 lần uống sáng và tối.

Cây xấu hổ chữa bệnh đường tiêu hóa

1. Bài thuốc sử dụng cây xấu hổ chữa bệnh trĩ

  • Nguyên liệu: cây xấu hổ (1 nắm), 1 miếng vải sạch, rượu trắng
  • Cách thực hiện: Cây xấu hổ rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo, thái từng khúc, cho lên chảo sao vàng. Sau đó, đổ xấu hổ ra miếng vải lót để trên nền đất trong 30 – 40 phút. Để xấu hổ vào bình thủy tinh. Mỗi ngày, lấy 1 miếng xấu hổ cho vào bát sứ và đổ 1 ít rượu trắng vào đem hấp cách thủy đến khi phần hơi nước trong rượu bay hết, bát nước chuyển sang màu vàng đậm. Chia phần nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
Bài thuốc cây trinh nữ chữa bệnh trĩ
Bài thuốc cây trinh nữ chữa bệnh trĩ

2. Hỗ trợ làm mát gan

Chỉ cần lấy 50gr xấu hổ đã sấy khô cho vào ấm sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang, chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày sẽ có tác dụng giải độc, mát gan.

3. Chữa viêm dạ dày mãn tính

Lấy rễ cây xấu hổ, thái khúc nhỏ, rửa sạch, phơi khô, bảo quản trong túi bóng. Mỗi ngày lấy 10-15gr xấu hổ khô sắc với nước uống

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng cây dạ cẩm

4. Cây xấu hổ chữa đầy bụng chậm tiêu

  • Nguyên liệu: Xấu hổ, bạch thược, mạch nha (mỗi loại 16gr); thần khúc (12gr)
  • Cách làm: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống, chia nước thuốc làm 2 phần bằng nhau uống vào buổi sáng và tối, thực hiện liên tục trong 3-5 ngày.

Một số công dụng khác từ cây xấu hổ

1. Chữa bệnh Zona thần kinh

Lấy 1 nắm lá xấu hổ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ da bị bệnh. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút, sau 2-3 ngày sẽ có kết quả.

2. Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính

Cho 90gr rễ xấu hổ  tươi sắc với 550ml nước, đến khi nước cạn còn khoảng 100mk thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày.

3. Chữa khí hư

Rễ xấu hổ tươi, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Uống liên tục trong vòng 1 tuần.

4. Chữa tăng huyết áp

  • Nguyên liệu: Xấu hổ, câu đằng, đỗ trọng, hoa dại, lá vông nem, thân lá bạch hạc, hạt muồng ngủ sao, trắc bách diệp (mỗi loại 6gr); tang kí sinh, hà thủ ô  (mỗi loại 8gr); địa lang (4gr).
  • Cách làm: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng các vị thuốc đem tán thành bột, luyện thành viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống khoảng 20-30gr.

Cách dùng rễ cây xấu hổ ngâm rượu

Trong thực tế, xấu hổ ngâm rượu thường dùng bộ phận rễ cây. Rễ xấu hổ ngâm rượu có tác dụng trị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm,…

Cách ngâm rượu xấu hổ: 200gr rễ xấu hổ khô, rượu gạo. Cho rễ xấu hổ khô thái miếng vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu gạo vào ngâm trong vòng 1 tiếng là uống được. Chia lượng nước thuốc ra làm 5 phần, mỗi ngày uống 1 phần.

Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ để trị bệnh

Xấu hổ ngâm rượu mang lại tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên, trong xấu hổ có chứa hàm lượng độc tố nhẹ, vì thế chỉ nên sử dụng với liều lượng cho phép. Ngoài ra, cũng nên lưu ý khi sử dụng cùng với thuốc tây. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại kết quả cao nhất.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Xấu Hổ trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Xấu Hổ ? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhMô tả cây xấu hổ (Cây trinh nữ)1. Đặc điểm của cây xấu hổ2. Rễ cây xấu hổ3. Cành lá cây xấu hổ4....

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhMô tả cây xấu hổ (Cây trinh nữ)1. Đặc điểm của cây xấu hổ2. Rễ cây xấu hổ3. Cành lá cây xấu hổ4....

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhMô tả cây xấu hổ (Cây trinh nữ)1. Đặc điểm của cây xấu hổ2. Rễ cây xấu hổ3. Cành lá cây xấu hổ4....

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhMô tả cây xấu hổ (Cây trinh nữ)1. Đặc điểm của cây xấu hổ2. Rễ cây xấu hổ3. Cành lá cây xấu hổ4....

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhMô tả cây xấu hổ (Cây trinh nữ)1. Đặc điểm của cây xấu hổ2. Rễ cây xấu hổ3. Cành lá cây xấu hổ4....

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp