Cây Đỗ Trọng với 4 bài thuốc trị thận yếu, tiểu tiện nhiều lần, thận hư, đau dây thần kinh tọa và 3 bài thuốc an thai

Cây đỗ trọng – loại cây duy nhất của họ Eucummiaceae còn tồn tại cho đến ngày nay. Đây là loại cây được xem là thảo dược quý hiếm, sử dụng trong Đông y làm thuốc chữa bệnh. Cây đỗ trọng có thể trị được nhiều bệnh khác nhau như: thận yếu, thận hư, liệt dương, đau nhức tay chân,…

Thông tin, hình ảnh cây Đỗ Trọng
Thông tin, hình ảnh cây Đỗ Trọng
  • Tên gốc: Eucommiales
  • Tên gọi khác: Mộc miên, Tư trọng, Xuyên Đỗ trọng, Tư tiên, Miên đỗ trọng
  • Tên khoa học: Eucommiales
  • Tên tiếng Anh: gutta-percha tree

Đặc điểm nhận dạng cây đỗ trọng

1. Mô tả cây thuốc

Đỗ trọng là cây thân gỗ lâu năm, cao tới 15m. Vỏ của cây màu xám, có mủ trắng, nếu bẻ ra sẽ thấy các sợi nhựa trắng như tơ. Lá đỗ trọng có màu lục, bóng rụng khá sớm, là đơn hình trứng mọc so le với nhau. Các chóp lá nhọn, dài 8–16cm, viền mép có răng cưa. Trong lá đỗ trọng cũng có mủ trắng. Hoa có màu ánh lục, nhỏ, không có bao hoa, mọc thành từng chùm nhưng chùm hoa đực nhiều bông hơn, chùm hoa cái chỉ 5-10 hoa, mọc ở nách lá. Hoa thường ra vào khoảng tháng 3 – 5. Quả đỗ trọng màu nâu, hình thoi dẹt, thường có vào tầm tháng 7 – 9 hàng năm.

2. Phân bố, thu hái, sơ chế Đỗ trọng

Đỗ trọng bắt nguồn từ Trung Quốc, có nhiều địa danh ở đất nước này tìm thấy loại cây này. Trong những năm gần đây Việt Nam cũng có gây giống đỗ trọng nhưng chưa được phát triển.

Đỗ trọng sẽ được thu hoạch khi cây được khoảng 10 năm tuổi. Cây được thu hoạch vào mùa hạ, thông thường những cây to, mập sẽ được thu hoạch trước. Người ta sẽ thu hoạch đỗ trọng bằng cách cưa đứt xung quay bên ngoài vỏ thành từng đoạn ngắn cho dễ bóc. Cây chỉ được bóc vỏ khoảng 1/3 thân, còn lại để cho cây tiếp tục sinh trưởng, sau mấy năm, chỗ bóc vỏ sẽ lại tiếp tục sinh trưởng như cũ, khi đó vỏ lại có thể tiếp tục được bóc.

Vỏ cây đỗ trọng mang về ủ cho chảy nhựa, cạo nhẵn bóng rồi cắt thành từng miếng để làm vị thuốc. Quy trình làm sạch vỏ khá phức tạp. Đầu tiên, vỏ cây mang về được trải ở một chỗ đất phẳng có lót rơm bên dưới, bên trên được nén chặt lại để sao cho vỏ cây phẳng, sau đó phủ kín rơm lên trên cho nhựa chảy ra. 1 tuần sau, khi nhựa tím chảy ra thì lấy đỗ trọng rửa sạch, đem phơi rồi cạo sạch lớp ngoài cho nhẵn bóng sau đó mới cắt thành từng miếng. Vỏ đỗ trọng phơi khô sẽ cho vào túi bảo quản dùng làm thuốc.

3. Tính vị, Quy kinh, thành phần hoá học Đỗ trọng

  • Tính vị: Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn
  • Quy kinh: Đi vào kinh can, thận
  • Thành phần hóa học: Vỏ cây Đỗ trọng có  chứa hàm lượng gutta-pereha lớn. Ngoài ra nó còn có các chất như: pino-resinol-diglucosid, geniposid, ulmoprenol, aucubin, loganin, acid geniposidic, acid chlorogenic, chất màu, albumin béo, tinh dầu, muối vô cơ.

Cách phân biệt 2 loại cây đỗ trọng

Cách phân biệt cây Đôc Trọng Bắc - Nam
Cách phân biệt cây Đôc Trọng Bắc – Nam

1. Cây đỗ trọng Bắc

Vỏ Đỗ trọng giòn, dễ bẻ, có mùi thơm, vị đắng. Vỏ dẹt và phẳng có độ dày 0.1 – 0.4cm. Mặt ngoài của vỏ có màu nâu vàng hoặc nâu xám, dọc trên bề mặt vỏ có nhiều nếp nhăn, trong khi đó các bề mặt nằm ngang của vỏ có các lỗ. Mặt bên trong vỏ Đỗ trọng có màu nâu tím nhưng hơi mờ, nhẵn bóng.

2. Cây đỗ trọng Nam

Vỏ không có mùi, hơi nhạt và hơi chát, có hình cuộn lòng máng dày 0.2 – 0.4cm. Mặt bên ngoài của vỏ có màu vàng sáng hoặc vàng nâu với các đường nứt dọc. Trong khi đó, mặt bên trong thì nhẵn và cứng khó bẻ.

Giá trị dược liệu của cây Đỗ trọng

1. Tác dụng với sức khoẻ

Theo sách Bản kinh thì đỗ trọng chủ yếu tích thống, bổ trung, ích tinh khí, kiện gân cốt, cường chí, trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt”.

Trong sách về thuốc cổ cũng có viết: “Phàm hạ tiêu chi hư, phi đỗ trọng bất bổ; hạ tiêu chi thấp, phi đỗ trọng bất lợi; tức kính chi toan, phi đỗ trọng bất khứ; yêu tất chi thống, phi đỗ trọng bất trừ” (tức: phần dưới cơ thể bị suy yếu nếu không có đỗ trọng thì không được; phần dưới cơ thể có thấp mà không có đỗ trọng cũng không xong; chi dưới bị nhức mỏi mà không có đỗ trọng cũng không làm được gì; lưng gối đau mà không có đỗ trọng cũng không loại được).

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh, thành phần cây đỗ trọng có thể giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol, giãn mạch, lưu thông máu, tốt cho thận, tuyến yên, ức chế co thắt tử cung, lợi tiểu, cải thiện chức năng sinh dục.

2. Những bệnh lý có thể điều trị

  • Trị âm nang ngứa, chảy nước, đau lưng, tiểu gắt
  • Đau nhức chân, đau nhức gối, đau lưng
  • Đau vùng bìu dái, ngứa âm hộ, tiểu són
  • Hỗ trợ trụy thai, có thai bị rong huyết, động thai, lậu thai
  • Trị chứng thận hư, liệt dương

Tác dụng của cây đỗ trọng trị bệnh thận

Công dụng cây Đỗ Trọng trong điều trị bệnh thận
Công dụng cây Đỗ Trọng trong điều trị bệnh thận

1. Trị thận hư, lưng đau, tứ chi mỏi, giúp khoẻ xương

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng, Ngưu tất, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Hồ lô ba, Đương quy, Bổ cốt chỉ, Bạch tật lê, Tỳ giải, Phòng phong (mỗi loại 2 phần); Nhục quế (1 phần); Thận heo (1 cặp nấu giã nhuyễn).
  • Cách dùng: Trộn tất cả các vị thuốc với nhau và hoàn với mật ong, mỗi ngày uống 12gr chia làm 2 lần.

2. Chữa gan thận yếu, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, liệt dương

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng, Sơn dược, Mạch môn đông, Thỏ ty tử, Sơn thù nhục, Ngưu tất, Câu kỷ tử (mỗi loại 160gr), Thục đia (320gr) Lộc nhung (80gr), Ngũ vị tử (40gr).
  • Cách dùng: Các vị thuốc tán thành bột mịn, sau đó trộn với mật làm hoàn để dùng dần. Mỗi ngày lấy 12gr, chia làm 2 lần uống với nước muối nhạt.

3. Đỗ trọng chữa ứ huyết kèm đau lưng

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng (240gr), Đan sâm (240gr), Xuyên khung (50gr), rượu trắng (1.5 lít)
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên thái vụn, cho vào bình, đổ rượu vào, ngâm trong khoảng 5 ngày. Sau đó, mỗi ngày lấy 15 – 20ml hâm nóng và uống. Sử dụng trong 1 liệu trình kéo dài 10 ngày.

4. Trị phong lạnh làm tổn thận, đau thắt lưng, cột sống

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng, Đơn xâm (mỗi loại 12gr), Xuyên khung, Tế tân (mỗi loại 6gr), Quế tâm (4gr).
  • Cách dùng: Cho các vịt thuốc vào ngâm với rượu, để trong 1 thời gian đến khi vị thuốc phôi ra có màu mang ra uống.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh thận yếu, thận hư bằng cây cỏ xước

Cây đỗ trọng trị các loại bệnh trong thời kỳ mang thai

Công dụng cây Đỗ Trọng giúp an thai
Công dụng cây Đỗ Trọng giúp an thai

1. Trị có thai 2-3 tháng bị động thai

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng (đã được tẩm nước gừng, đứt tơ), Xuyên tục đoạn (đã được tẩm rượu).
  • Cách dùng: Các vị thuốc đem tán thành bột nhỏ. Sau đó, dùng nhục táo nấu kĩ lấy nước, trộn với thuốc nước làm thành viên, uống với nước cơm mỗi ngày.

2. Trị quen hư thai, cứ có thai 4-5 tháng là hư

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng (320gr – đã được ngâm với nước gạo nếp cho hết tơ); Tục đoạn (80gr – đã tẩm rượu, sấy khô, tán bột); Sơn dược (200-240gr – tán bột làm hồ).
  • Cách dùng: Viên tất cả các vị thuốc vwois nhau sao cho viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 – 10 viên lúc đói.

3. Trị các loại bệnh sau khi sinh

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng (vỏ thô ngoài, sấy khô trên tấm ngói rồi bỏ vào cối gỗ giã nát); Táo nhục (nấu nhừ).
  • Cách dùng: Trộn các vị thuốc với nhau, viên thành viên to như hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Công dụng điều trị một số bệnh khác

Trị mồ hôi trộm sau bệnh

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng, Mẫu lệ (liều lượng bằng nhau)
  • Cách dùng: Cho các vị thuốc vào tán bột. Mỗi ngày dùng 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 20gr hòa với nước.

Trị huyết áp cao

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng sống, Hạ khô thảo (mỗi loại 80gr); Đơn bì, Thục đị ( mỗi loại 40gr)
  • Cách dùng: Cho các vị thuốc tán thành bột, sau đó làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12gr.

Trị đau dây thần kinh toạ

  • Các vị thuốc: Đỗ trọng (30gr); thịt heo
  • Cách dùng: Cho Đỗ trọng vào nấu với thịt heo trong khoảng 30 phút. Sau đó, bỏ Đỗ trọng đi và ăn thịt heo. Chia lượng thịt heo ra làm 2 phần ăn trong ngày. Liệu trình kéo dài 7 – 10 ngày liên tục.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa bằng cây huyết đằng

Các cách ngâm rượu cây đỗ trọng

Tổng hợp các cách ngâm rượu cây Đỗ Trọng
Tổng hợp các cách ngâm rượu cây Đỗ Trọng

Cách 1:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng (500gr); gừng tươi (1 nhánh); rượu trắng (1500ml)
  • Cách làm: Gừng rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Đỗ trọng thái nhỏ, sao vàng với nước ép gừng. Sau đó, lấy Đỗ trọng đã sao bỏ vào bình, đổ rượu vào ngâm trong 10 ngày. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Công dụng: Bổ thận, tráng dương, đả thông kinh lạc, tốt cho chứng đau lưng do phong hàn làm thương thận.

Cách 2:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng, Đan sâm (mỗi loại 320gr), Xuyên khung (200gr), rượu trắng (1000ml)
  • Cách làm: Các vị thuốc thái vụn, cho vào bình ngâm với rượu trong 5 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Công dụng: Bổ thận, tăng cường gân cốt,  chỉ thống, chủ trị đau lưng.

Cách 3:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng, Đan sâm (mỗi loại 300gr); Xuyên khung (200gr); Quế chi (160gr); Tế tân (80gr); rượu trắng (10l).
  • Cách làm: Tất cả các vị thuốc thái nhỏ, cho vào bình ngâm rượu trong 5 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Công dụng: Bổ thận, khu phong, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, chủ trị đau lưng.

Cách 4:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Ngũ gia bì, Kỷ tử (mỗi loại 60gr); Thổ phục linh (120gr); Rượu trắng (2500ml).
  • Cách làm: Tất cả các vị thuốc thái nhỏ cho vào bình ngâm với rượu trong 15 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Công dụng: Bổ ích khí huyết, kiện tỳ khai vị, tư dưỡng can thận, thích hợp cho người già có niên khí suy nhược, đau lưng, mỏi gối, chán ăn, tay chân yếu,…

Cách 5:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng (250gr); Hồ đào nhục (500gr); Tiểu hồi hương (50gr); rượu trắng (1000ml)
  • Cách làm: Tất cả các vị thuốc thái nhỏ, đựng vào túi vải sau đó cho vào bình ngâm với rượu trong 7 ngày.
  • Công dụng: Bổ thận, nhuận tràng, khoẻ lưng, ôn phế định suyễn, thích hợp dùng cho người bị đau lưng mỏi gối, đầu đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hen suyễn, di tinh, thận hư,…

Cách 6:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng, Đại táo, Đào nhân, Long nhãn, Đương quy, Thục địa, , Kỷ tử (mỗi loại 60gr); rượu trắng (5000ml).
  • Cách làm: Tất cả các vị thuốc thái nhỏ cho vào bình ngâm rượu trong 7 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Công dụng: Bổ thận, ích tinh, hồi phục nguyên khí, có ích cho người bị suy nhược, lưng lưng, mỏi gối, ăn kém, mất ngủ…

Cách 7:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng (12gr); Hoàng kỳ, Tỳ giải, Phụ tử chế, Quế nhục, Sơn thù, Bạch linh (mỗi loại 5gr); Phòng phong (6gr); Ngưu tất, Nhục thung dung, Thạch hộc (mỗi loại 10gr); rượu trắng (1000ml)
  • Cách làm: Tất cả các vị thuốc thái nhỏ cho vào bình ngâm với rượu trong 5 ngày. Mỗi ngày 3 lần uống, mỗi lần 10ml.
  • Công dụng: Ôn dương, ích khí, thông kinh, bổ huyết, thích hợp cho người suy nhược, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh.

Cách 8:

  • Nguyên liệu: Đỗ trọng, Đại táo, Nho khô, Long nhãn, Đương quy, Đào nhân, Thục địa, Kỷ tử (mỗi loại 60gr); rượu trắng (3000ml).
  • Cách làm: Tất cả các vị thuốc thái vụn cho vào bình ngâm với rượu trong 7. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Công dụng: Bổ thư nhược, ích huyết, giúp phục hồi nguyên khí, thích hợp cho người suy nhược, chán ăn.

Những lưu ý khi sử dụng cây đỗ trọng trong điều trị bệnh

Muốn Đỗ trọng ngâm rượu chữa bệnh đạt hiệu quả cao thì cần chọn loại có vỏ dày, bỏ hết lớp vỏ thô bên ngoài, rửa sạch, thái chỉ. Sau đó, lấy nước muối loãng phun đều rồi cho lên chảo sao vàng đến khi đứt hết tơ. Tiếp đó, tẩm nước muối, ủ qua đêm, đồ trong 60 phút rồi sấy khô.

Trường hợp dùng Đỗ trọng trị cao huyết áp cần loại sống, không dùng dưới dạng ngâm rượu.

Khi dùng Đỗ trọng trị bệnh thì người bệnh kiêng ăn rau sống và hành tươi.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Đỗ Trọng trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Đỗ Trọng? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây đỗ trọng1. Mô tả cây thuốc2. Phân bố, thu hái, sơ chế Đỗ trọng3. Tính vị, Quy kinh,...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây đỗ trọng1. Mô tả cây thuốc2. Phân bố, thu hái, sơ chế Đỗ trọng3. Tính vị, Quy kinh,...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây đỗ trọng1. Mô tả cây thuốc2. Phân bố, thu hái, sơ chế Đỗ trọng3. Tính vị, Quy kinh,...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây đỗ trọng1. Mô tả cây thuốc2. Phân bố, thu hái, sơ chế Đỗ trọng3. Tính vị, Quy kinh,...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây đỗ trọng1. Mô tả cây thuốc2. Phân bố, thu hái, sơ chế Đỗ trọng3. Tính vị, Quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em