Cây Độc hoạt với 12 bài thuốc chữa bệnh xương khớp (phong thấp, đau nhức khớp), bệnh phong, vảy nến, viêm phế quản và một số bệnh khác tại nhà

Cây độc hoạt là cây thuốc quý được tìm thấy ở Trung Quốc. Đông y thường sử dụng độc hoạt chữa các bệnh như bệnh xương khớp, bệnh phong… Tại Việt Nam hiện chưa tìm thấy loài cây này nên đây vẫn là vị thuốc được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thông tin, hình ảnh cây độc hoạt
Thông tin, hình ảnh cây độc hoạt
  • Tên gốc: Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels
  • Tên gọi khác: Khương thanh, Hộ khương sứ giả (Bản Kinh); Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo); Độc diêu thảo (Biệt Lục); Trường sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục); Sơn tiên độc hoạt, Thanh danh tinh, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo); Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Tên khoa học: Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels
  • Tên tiếng anh: Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels
  • Họ: Họ Hoa Tán (Apiaceae)

Đặc điểm nhận dạng cây Độc hoạt

1. Mô tả cây Độc hoạt

Độc hoạt – cây lâu năm, mọc thẳng đứng, cao khoảng 0.5 – 1m. Thân cây hơi có màu tím, nhẵn, không có lông, ở giữa có rãnh. Lá độc hoạt thuộc dạng lá kép 2 – 3 lần lông chim, lá chét hoặc chia thùy, ở mép lá có răng cưa nhưng không nhọn; cuống lá nhỏ, nở rộng thành bẹ ở dưới và có rìa mỏng; gân lá có lông ngắn, thưa. Hoa độc hoạt nhỏ, màu trắng, nở theo tán kép (10 – 20 tán). Quả độc hoạt hình thoi dẹt thuộc dạng bế đôi, có sống ở phần lưng, hai bên phát triển thành rìa.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Độc hoạt chủ yếu tìm thấy ở Trung Quốc, chưa thấy có ở Việt Nam. Hiện nay, các bài thuốc Đông y của Việt Nam thường phải nhập khẩu độc hoạt từ Trung Quốc.

Độc hoạt chủ yếu lấy rễ và thân để dùng làm thuốc chữa bệnh. Thu hái độc hoạt vào mùa khô hoặc đầu xuân (khi cây bắt đầu ra lá nón).

Độc hoạt mang về rửa sạch, thái khúc nhỏ, trộn lẫn dâm dương hoắc và ủ kín trong 2 ngày sau đó đem phơi khô. Loại bỏ dâm dương hoắc, để độc hoạt trong túi kín bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

3. Tính vị, quy kinh

Mỗi tài liệu khác nhau nói về tính vị của độc hoạt khác nhau.

  • Theo Bản Kinh: Độc hoạt có vị đắng, tính bình
  • Độc hoạt có vị ngọt, tính hơi ôn, không độc (Biệt Lục)
  • Độc hoạt có vị đắng, tính hơi mát (Cảnh Nhạc Toàn Thư)
  • Độc hoạt có vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học)
  • Độc hoạt có vị cay và đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Độc hoạt có vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

Cũng như tính vị thì con đường quy kinh của độc hoạt cũng khác nhau theo những tài liệu khác nhau:

  • Độc hoạt đi vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm (Trân Châu Nang)
  • Độc hoạt đi vào kinh Tâm, Can, Thận, Bàng quang(Dược Phẩm Hóa Nghĩa)
  • Độc hoạt đi vào kinh Can, Thận, Bàng quang (Trung Dược Học)
  • Độc hoạt đi vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Độc hoạt đi vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

4. Thành phần hoá học

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong độc hoạt có nhiều thành phần hóa học như:

  • Trong Trung Dược Học cho biết, độc hoạt chứa các chất: Angeloi, Bergaptenostholum belliferone, Angelicone, Scopoletin, Tiglic acid, Angelic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Sterol, Oleic acid,  Linoleic acid, Dầu thực vật;
  • Trong Dược Học Học Báo (Phan Cảnh Tiên, 1987, 22 (5): 380) nói, độc hoạt chứa các thành phần như: Columbianetin, Osthol, Isoimperatorin, Bergapten, Xanthotoxin, Columbianetin acetate;
  • Trong Dược Học Học Báo (Lý Vinh Chính, 1989, 24 (7): 456) cho biết, độc hoạt chứa: Columbianetin-b-D-Glucopyranoside, Columbianadin;
  • Trong Dương Học Viện Học Báo (Vương Chí Học, Thẩm, 1988, 5 (3): 183) độc hoạt gồm: Ampubesol, Angelol D, G, B
  • Trong Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo (Lý Vinh Chính, 1989, 21 (5): 376) nói, độc hoạt cG-Aminobutyric acid.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng theo Y học cổ truyền

  • Độc hoạt có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, chỉ thống (theo Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Độc hoạt giúp chỉ thống, trừ phong, giảm biểu (theo Trung Dược Học).
  • Độc hoạt có thể thắng thấp, khứ phong (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

2. Tác dụng theo nghiên cứu hiện đại

Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, độc hoạt có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm. Thành phần của độc hoạt được đưa vào nghiên cứu và bào chế thuốc chữa đau dạ dày, đau nhức xương khớp, chống các cơn co thắt,…

Bài thuốc chữa bệnh xương khớp

Công dụng cây độc hoạt chữa bệnh xương khớp
Công dụng cây độc hoạt chữa bệnh xương khớp

1. Bài thuốc chữa thấp khớp, đau lưng, đau mình

Nguyên liệu: Độc hoạt, tang ký sinh, đương quy, xuyên khung, ngưu tất, thiên niên kiện, cẩu tích, sinh địa (mỗi loại 8 – 12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

2. Bài thuốc chữa các khớp xương đau nhức, vận động khó khăn

Nguyên liệu: Độc hoạt, đỗ trọng, đảng sâm, hy thiêm, kim ngân hoa, hà thủ ô, thổ phục linh, kê huyết đằng, cốt toái bổ, thục địa, xuyên quy (mỗi loại 12gr); cam thảo, can khương (4gr); quế chi, xuyên khung,, ngưu tất (mỗi loại 8gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, 1 ngày 1 thang.

3. Bài thuốc trị khớp đau mãn tính do phong thấp, thiên về chi dưới

Nguyên liệu: Độc hoạt (12gr); tang kí sinh, tần giao, quy thân, tế tân, bạch thược, sinh địa, xuyên khung, nhục quế, phòng phong, nhân sâm, phục linh, cam thảo, ngưu tất, đỗ trọng (mỗi loại 8gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống.

4. Bài thuốc điều trị chân tay co rút

Nguyên liệu: Độc hoạt, tần giao, phòng phong (mỗi loại 12gr); tế tân (4gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc nấu thành cao, mỗi ngày 2 lần uống, lần uống 1 muỗng cà phê, hòa tan với nước.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng đây đau xương

Bài thuốc chữa bệnh phong

Công dụng cây độc hoạt chữa bệnh phong
Công dụng cây độc hoạt chữa bệnh phong

1. Bài thuốc chữa trúng phong, cấm khẩu, răng cắn chặt, cứng đờ

Nguyên liệu: Độc hoạt (20gr); xuyên khung, xương bồ (mỗi loại 6gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống.

2. Bài thuốc trị cảm phong hàn, đau đầu, đau mình

Nguyên liệu: Độc hoạt, đại hoàng (mỗi loại 8gr); ma hoàng, cam thảo, sinh khương (mỗi loại 4gr); xuyên khung (3.2gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

3. Bài thuốc chữa các chứng phong hư sau sinh

Nguyên liệu: Độc hoạt, bạch tiễn bì (mỗi loại 120gr)

Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào sắc với 3 thăng nước, đến khi nước cạn còn 2 thăng, chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

4. Bài thuốc trị bạch điến phong

Dùng ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Diels) 1% chế thành cao. Sau đó, dùng nước thuốc bôi lên vùng bệnh, kết hợp tắm nắng.

Bài thuốc chữa một số bệnh khác từ cây Độc hoạt

1. Bài thuốc trị viêm phế quản mạn tính

Nguyên liệu: Độc hoạt (9gr); đường đỏ (15gr).

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào chế thành cao, chia cao làm 3 – 4 lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc trị vảy nến

Có thể sắc nước độc hoạt uống, hoặc lấy cao lỏng độc hoạt bôi lên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, cần kết hợp với việc chiếu tia tử ngoại.

Công dụng cây độc hoạt chữa bệnh vảy nến
Công dụng cây độc hoạt chữa bệnh vảy nến

3. Bài thuốc trị răng sưng đau

Nguyên liệu: Độc hoạt, địa hoàng (mỗi loại 120gr)

Thực hiện: Hai nguyên liệu đem tán thành bột, mỗi lần dùng lấy 12gr sắc với 1 chén nước nóng rồi uống.

4. Bài thuốc điều trị bệnh phù thũng ở phụ nữ mang thai

Nguyên liệu: Độc hoạt và hạt cải (mỗi loại 6g)

Thực hiện: Sao thơn độc hoạt và hạt cả, chỉ lấy độc hoạt nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 6g hoà với rượu ấm. Ngày đầu tiên chỉ uống 1 lần, sang ngày thứ 2 thì uống 2 lần, đến ngày 3 thì uống 3 lần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc an thai bằng cây đỗ trọng

Những lưu ý khi sử dụng trong điều trị bệnh

  • Không dùng độc hoạt cho người bị khí huyết hư, âm hư, người mắc chứng nội phong.
  • Người bị đau lưng, mỏi gối do chứng hư cũng không dùng.
  • Độc hoạt chứa tinh dầu nên khi sắc thuốc nên bỏ vào sau để giữ được khí vị, giúp tăng hiệu quả chữa bệnh.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Độc Hoạt trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Độc Hoạt? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Độc hoạt1. Mô tả cây Độc hoạt2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản3....

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Độc hoạt1. Mô tả cây Độc hoạt2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản3....

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Độc hoạt1. Mô tả cây Độc hoạt2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản3....

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Độc hoạt1. Mô tả cây Độc hoạt2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản3....

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Độc hoạt1. Mô tả cây Độc hoạt2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản3....

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà