Cây gối hạc và 3 bài thuốc chữa xương khớp, đau bụng kinh hiệu quả

Cây Gối hạc còn được gọi là kim lê, bí đại, gối hạc tía. Dược liệu thường được dùng trong điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, rong kinh. Ngoài ra, nhờ vị đắng ngọt và tính mát, dược liệu còn có tác dụng thông huyết, tiêu sưng, kháng viêm và sát khuẩn.

Thông tin, mô tả cây gối hạc
Thông tin, mô tả cây gối hạc

Tên gọi khác: Kim lê, bí đại, gối hạc tía, phi tử, mũn, mạy chia (Thổ), đơn gối hạc, củ đen, củ rối ấn

Tên khoa học: Leea rubra Blume

Họ: Gốc hạc (Leeaceae)

Thông tin, mô tả cây gối hạc

1. Đặc điểm thực vật

Cây Gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ. Chúng thường mọc thành bụi dày, thẳng đứng có chiều cao từ 1 – 1,5m. Dược liệu phân thành nhiều cành. Thân dược liệu có hình zic zắc, tiết diện tròn, tồn tại với 6 – 7 cạnh lồi. Thân non chứa dịch nhầy, có màu xanh lục, xuất hiện nhiều chấm với màu tía. Gốc lóng phù to, có màu tía và có lông mịn màu trắng nhưng không nhiều. Khi già thân có màu xám đen, sần sùi. Lá dược liệu thường mọc cách nhau, có chất nhầy, kép lông chim 2 – 3 lần. Lá chét 3 -7.

Phiến lá hình bầu dục thuôn, có gốc nhọn hoặc tròn, đầu có đuôi nhọn. Lá có chiều rộng từ 4 – 6cm, chiều dài từ 9 – 12cm. Mặt trên của lá có màu xanh lục sẫm, mặt dưới của lá xuất hiện với màu nhạt hơn. Gân lá có lông ngắn, mép lá có răng cưa nhọn. Lá kèm là hai phiến mỏng, có chiều dài từ 10 – 30mm, chiều rộng 3 – 5mm. Chúng dính vào hai bên dáy của cuống lá. Cụm hoa ngù, mọc đối diện với lá ở phía ngọn cành, có cuống màu đỏ hoặc không có cuống. Cuống dài 1,5 – 2,5cm, có rãnh dọc trên bề mặt và có nhiều lông mịn. Quả dược liệu có đường kính từ 6 – 7mm, hạt 4 – 6 và có chiều dài 4mm. Quả khi chín sẽ có màu đen. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 10.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây Gối hạc thường mọc hoang ở vùng đồi núi. Dược liệu phân bố nhiều tại Campuchia, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ và một số tỉnh thành ở Việt Nam: Hà Tiên, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên.

Bộ phận dùng: Rễ cây Gối hạc

Thu hái: Chủ yếu vào mùa đông

Chế biến: Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch dược liệu, phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Tính mát, vị ngọt đắng.

Quy kinh: Quy vào ba kinh phế, tỳ và vị.

Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm móc.

4. Thành phần hóa học

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý của cây gối hạc

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Cây Gối hạc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau: Đau nhức xương khớp, Tê thấp, Thấp khớp cấp tính, thấp khớp mãn tính, Đau bụng, Rong kinh.

Theo y học cổ truyền

Dược liệu mang trong mình tính mát, vị đắng ngọt có tác dạng kháng viêm, sát khuẩn, thông huyết và giúp tiêu sưng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây gối hạc

1. Bài thuốc từ cây gối hạc điều trị thấp khớp mạn tính

Bài 1: Dùng 12 gram rễ dược liệu, 12 gram rễ bươm bướm, 12 gram găng bầu, 12 gram nam đằng đã sao vàng, 12 gram tầm gửi câu ruối, 8 gram rễ tơ mành, 8 gram rễ rung rúc, 16 gram tử thiên tuế. Trong trường hợp kém ăn thì thêm 20 gram ý dị. Trong trường hợp huyết kém thì thêm 16 gram vương tôn, 16 gram rễ gấm. Rửa sạch tất cả dược liệu với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 600ml. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và sử dụng trong ngày. Chia đều thuốc thành 2 – 3 lần uống và uống trước mỗi bữa ăn.

Bài 2: Dùng 40 – 50 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 800ml nước lọc. Đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước thuốc và uống ngay khi còn ấm. Dùng 1 lần/ngày. Hoặc dùng 30 gram rễ dược liệu, 15 gram tỳ giải, 15 gram rễ gấc, 15 gram cỏ xước hoặc 15 gram ngưu tất. Rửa sạch dược liệu và sắc với 1 lít nước. Chắt lấy nước thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống 1 thang/ngày.

2. Cây gối hạc và bài thuốc từ cây gối hạc điều trị đau bụng, rong kinh ở phụ nữ, kích thích ăn uống và giảm đau cho phụ nữ vừa sinh đẻ

Dùng 12 – 15 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối, phơi khô. Tán dược liệu thành bột để sử dụng hoặc cho dược liệu vào nồi sắc cùng với 400ml nước lọc. Uống ngay khi còn ấm. Hoặc cho dược liệu sạch vào bình thủy tinh có nắp đậy. Rót rượu 45 – 50 độ đến khi ngập phần dược liệu. Đậy kín nắp và ngâm dược liệu trong 7 ngày. Khi dùng lấy 15ml rượu thuốc để uống. Uống 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

3. Bài thuốc từ cây Gối hạc điều trị phong thấp sưng đầu gối, đau bắp chuối, sưng tấy từ cây gối hạc

Dùng 40 – 50 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng cây gối hạc chữa bệnh

Phụ nữ có thai, người già thận yếu không nên dùng cây Gối hạc.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tính vị, tác dụng dược lý, liều dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ cây Gối hạc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu muốn sử dụng dược liệu và những bài thuốc chữa bệnh, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Xem thêm: Cây dền vào công dụng chữa sốt rét, điều kinh hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây gối hạc1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây gối hạc1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây gối hạc1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây gối hạc1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây gối hạc1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp