Cây ích mẫu với 15 bài thuốc chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, chữa các bệnh ngoài da, các bệnh về đường tiêu hóa, huyết áp cao

Cây ích mẫu được biết đến là một thảo dược có tác dụng điều hòa khí huyết rất tốt. Ngoài ra, cây này còn có thể dùng để chữa một số bệnh như huyết áp, mụn nhọt,  bệnh về da, bệnh về đường tiêu hóa.

Thông tin, hình ảnh cây ích mẫu
Thông tin, hình ảnh cây ích mẫ
  • Tên gọi khác:  Ích mẫu thảo, dã thiên ma, thấu cốt thảo, phản hồn đơn, thiên chi ma, hạ khô thảo, khổ đê thảo, ngưu tần, tạm thái, trinh úy, uất xú thảo, trư ma, sung úy thảo, uyên ương đằng.
  • Tên khoa học: Herba leonuri Heterophylli. Leonurus Heterophyllus Sweet
  • Tên tiếng Anh: Herba leonuri Heterophylli. Leonurus Heterophyllus Sweet
  • Họ: Hoa Môi (Lamiaceae)

Đặc điểm nhận dạng cây ích mẫu

1. Mô tả câu ích mẫu

Ích mẫu là cây thân thảo 1 – 2 năm. Thân cây có chiều cao từ 06 – 1m. Thân có hình vuông, ít nhánh, có lông nhỏ và ngắn.

Lá cây dã thiên ma mọc đối nhau, ở mỗi phần có sự khác nhau. Chẳng hạn lá ở phần gốc có cuống lá dài hơn thân lá, trong khi đó lá ở phần trên ngọn thì hầu như không có cuống.

Hoa ích mẫu có mẫu tím, mọc ở kẽ lá. Hoa thường nở vào tháng 3 – 5 hàng năm. Quả có màu xám nâu, thường kết trái vào tháng 6 – 7.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây ích mẫu chủ yếu được tìm thấy ở Trung Quốc. Ngoài ra, cây còn có mặt ở một số nước khác như Mông Cổ, Thái Lan, Triều Tiên, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Phi, Việt Nam.

Ở nước ta, thấu cốt thảo là cây mọc hoang ở những bãi cát. Cây được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Phú Thọ, Thái Nguyên,…

Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây từ rễ, thân, lá, cành, quả đều có thể được sử dụng dược liệu chữa bệnh. Trong khi đó, trong Đông y, hạt ích mẫu được gọi là sung úy tử.

Thu hái – sơ chế: Ích mẫu thường được thu hoạch khi cây mới bắt đầu ra hoa. Người ta sẽ cắt toàn thân cây sát mặt đất, chừa lại phần gốc để cho cây tiếp tục lớn lên.

Cây sau khi mang về sẽ được cắt thành từng khúc nhỏ, rửa sạch rồi phơi dưới nắng nhẹ hoặc sấy nhẹ rồi đem bảo quản.

Dùng ích mẫu làm dược liệu dược bào chế theo công thức là ngâm với rượu hoặc giấm rồi đem sao vàng hạ thổ. Tiếp đó, dược liệu có thể dùng khô để sắc nước uống hoặc đem nấu thành cao đặc.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tình vị: Phản hồn đơn có vị cay, hơi đắng và tình hàn.

Quy kinh: Ích mẫu đi vào kinh Tâm, kinh Tỳ, kinh Can, kinh Thận.

Bảo quản: Sau khi dược liệu đã được phơi khô sẽ được cho vào túi bóng, buộc kín. Để túi dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.

4. Thành phần hoá học

Trong ích mẫu có nhiều thành phần hóa học như: leonurin, stachydrin, atachydrin, leonuridin.  Đây đều là các chất được ứng dụng trong sinh học và điều chế thuốc.

Tác dụng dược lý

Một số thử nghiệm trên động vật với chiết xuất từ ích mẫu cho thấy có phản ứng. Chẳng hạn như:

  • Thí nghiệm trên gia sức: Ích mẫu cho thấy phản ứng hưng phấn nơi tử cung, làm co thắt mạnh hơn. Ngoài ra, chất Ancaloid trong cây này còn có tác dụng gây tê (thông tin được ghi trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Thí nghiệm trên chuột Hà Lan: Ích mẫu có tác dụng làm tăng lưu lượng động mạch vành, chậm nhịp tim, cải thiện rối loạn vi tuần hoàn, ức chế tiểu cầu, tan huyết khối trong phổi (thông tin được ghi trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Thí nghiệm trên ếch: Ích mẫu có tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương. Theo đó, chất leonurine trong thiên chi ma giúp hưng phấn trung khu hô hấp ở não; Ancaloid gây ức chế thần kinh trung ương (thông tin trong Trung dược học).
  • Thí nghiệm trên chuột lang có thai: Thành phần của cây ích mẫu có thể làm chuột bị sẩy thai (thông tin trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Thí nghiệm trên thỏ mang thai: Khi cho thỏ cái đã giao phối với thỏ đực uống nước sắc ích mẫu, sau 2 – 7 ngày, toàn bộ thỏ cái đều bị sảy thai (thông tin trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Thí nghiệm trên ếch, mèo, thỏ: Leonurus heteophyllus trong ích mẫu có tác dụng phục hồi co bóp tim ếch, không có đặc hiệu với huyết áp mèo và thỏ (thông tin trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Thí nghiệm trên chuột cống và thỏ:  Ích mẫu có thể kích thích co bóp ruột non, tăng độ nhạy cảm mô âm đạo ở chuột cống  (thông tin trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Thí nghiệm trên thỏ, chuột lang: Cao lỏng ích mẫu có làm co bóp tử cung, tăng trương lực tử cung (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Thí nghiệm trên thỏ: dung dịch Leonurin 1:200 trong ích mẫu có thể làm tán huyết hoàn toàn ở thỏ. Tuy nhiên, với liều lượng này được thí nghiệm trên người không cho kết quả như vậy.
  • Thí nghiệm trên mào: Leonurin 1% khi tiêm vào tĩnh mạch làm tăng tần số hô hấp của mèo.
  • Thí nghiệm trên thỏ: Leonurin với liều 1mg/kg khi tiêm vào tĩnh mạch vài phút sẽ cho hiện tượng thỏ đi tiểu gấp đôi.

Ngoài ra, trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam còn ghi, ích mẫu còn có tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương, điều trị rối loạn kinh nguyệt, tác dụng kháng khuẩn.

Bài thuốc chữa bệnh ngoài da

Công dụng cây ích mẫu chữa các bệnh ngoài da
Công dụng cây ích mẫu chữa các bệnh ngoài da

1. Điều trị mụn nhọt, mưng mủ

Với những người bị mụn nhọt mưng mủ, chỉ cần lấy 20gr ích mẫu cho vào nồi, đổ ngập nước và đun. Đến khi nước cạn chỉ còn 1 nửa thì tắt bếp. Dùng nước này để vệ sinh vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần.

2. Lở ngứa, rôm sảy

Với người bị rôm sảy, lở ngứa, lấy 1 nắm ích mẫu tươi rửa sạch, sau đó cho vào cối giã nát. Đắp ích mẫu lên chỗ bị ngứa. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc điều trị rôm sảy bằng dây bình bát

3. Chữa rối loạn về da

Tương tự như bài thuốc chữa rôm sảy, nếu người nào bị rối loạn về da chỉ cần hái một nắm lá ích mẫu tươi đem về rửa sạch. Sau đó, cho vào cối giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện một lần, sau vài ngày các triệu chứng viêm da sẽ hết.

4. Điều trị đinh nhọt

Nếu bị đinh nhọt, hãy lấy 1 nắm lá ích mẫu, rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó, cho vào cối giã nát, vắt lấy phần nước cốt uống, phần bã đắp lên chỗ bị đinh nhọt.

5. Trị viêm tai, tai thối, chảy nước vàng

Người bị viêm tai, thối tai, tai chảy nước vàng, hãy lấy vài ngọn ích mẫu non, rửa sạch rồi giã nát. Vắt lấy phần nước cốt rồi nhỏ vào tai vài giọt, mỗi ngày nhỏ 1 lần.

Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá

Công dụng cây ích mẫu chữa các bệnh đường tiêu hóa
Công dụng cây ích mẫu chữa các bệnh đường tiêu hóa

1. Điều trị kiết lỵ cho trẻ

Khi trẻ em bị kiết lỵ, cha mẹ chỉ cần hái một vài ngọn dã thiên ma cho vào nấu cùng với cháo và cho trẻ ăn. Chỉ  cần ăn 1 – 2 lần trong ngày là hết.

2. Điều trị bệnh trĩ

Với người bệnh trĩ, mỗi ngày lấy 1 nắm lá ích mẫu rửa sạch với nước muối, giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt vào uống. Thực hiện hàng ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

3. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ chua ợ hơi

Ích mẫu khô tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 3gr bột ích mẫu hòa với nước cơm và uống. Mỗi ngày uống 2 lần và chú ý nên uống khi bụng đói.

Bài thuốc chữa bệnh về kinh nguyệt không đều, phụ nữ có thai

Công dụng cây ích mẫu điều trị các bệnh phụ nữ
Công dụng cây ích mẫu điều trị các bệnh phụ nữ

1. Trị hậu sản, máu không ra được

Trong Thánh huệ phương có ghi, với người bị hậu sản, máu không ra được, chỉ cần lấy 1 nắm lá ích mẫu rửa sạch, giã nát và vắt với nước cốt. Sau đó, hòa thêm 1 ít rượu vào nước cốt ích mẫu và uống. Mỗi ngày 1 chén sẽ có công dụng rất tốt.

2. Trị tắc tia sữa

Lấy ích mẫu khô tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 1 ít bột ích mẫu hòa với nước rồi bôi lên vú sẽ có công dụng trị tắc tia sữa rất tốt.

3. Bồi bổ khí huyết, điều kinh

Nguyên liệu: Ích mẫu (80gr); nga truật (60gr); ngải cứu, củ ấu (mỗi loại 40gr); hương nhu (30gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sao vàng rồi tán thành bột mịn. Cho thêm một ít nước vào viên thành từng viên nhỏ bằng hạt đậu. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 viên uống với nước.

4. Điều trị kinh nguyệt không đều

Nguyên liệu: Ích mẫu (800gr); hương phụ (250gr); ngải cứu (200gr); siro, cồn (mỗi loại 500ml).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi, đun trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống nước thuốc này từ 10 – 20ml.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa rong huyết, rong kinh, đau bụng kinh bằng tam thất

5. Trị thai chết trong bụng

Với người bị lưu thai, có thể lấy 1 nắm lá ích mẫu rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Cho thêm một ít nước ấm vào và uống.

Bài thuốc chữa bệnh khác bằng cây ích mẫu

1. Điều trị cổ họng sưng đau, nghẹn, khó thở

Nếu cổ họng bị sưng đau, khó thở, bạn có thể lấy 1 nắm lá ích mẫu, rửa sạch, giã nát rồi hòa nước cốt với 1 chén nước. Dùng nước cốt này uống, sau đó nôn ra hết.

2. Điều trị huyết áp cao

Nguyên liệu: Ích mẫu (20gr); phục linh, xa tiền tử, bạch mao căn (mỗi loại 15gr); bạch truật, tang bì (mỗi loại 10gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước. Mỗi ngày uống một thang.

Lưu ý khi sử dụng cây ích mẫu trong việc chữa trị bệnh

Ích mẫu được biết đến với nhiều công dụng, chữa nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để việc dùng cây này chữa bệnh đạt hiệu quả, người bệnh cần chú ý:

  • Không dùng ích mẫu với những người có âm huyết hư, kỵ thai (theo thông tin trong sách Trung dược học).
  • Người hư huyết nhưng không ứng huyết cũng không dùng cây này (thông tin trong Trung Quốc Dược học Đại từ điển).
  • Phụ nữ có thai, người cho con bú khi dùng ích mẫu chữa bệnh cần được sự cho phép của bác sĩ.
Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây ích mẫu1. Mô tả câu ích mẫu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây ích mẫu1. Mô tả câu ích mẫu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây ích mẫu1. Mô tả câu ích mẫu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây ích mẫu1. Mô tả câu ích mẫu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây ích mẫu1. Mô tả câu ích mẫu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp