Cây phù dung (mộc liên) và 21 bài thuốc chữa mụn nhọt, giời leo, xương khớp, đau mắt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, viêm âm đạo) hiệu quả

Cây phù dung hay còn gọi mộc liên, địa phù dung là một cây cho hoa rất đẹp. Thông thường, người ta trồng cây làm cảnh nhưng ít người biết cây còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Tâm biến hoa được dùng chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ, bệnh xương khớp…

Thông tin, mô tả dược liệu
Thông tin, mô tả dược liệu
  • Tên gọi khác: Mộc liên, Địa phù dung, Tâm biến hoa, Thất tinh hoa, Sương giáng hoa, Túy tửu phù dùng, Đại diệp phù dung.
  • Tên khoa học: Hibiscus mutabilis L.
  • Họ: Bông (Malvaceae)

Thông tin, mô tả cây phù dung

1. Mô tả dược liệu

Cây bụi hoặc cây nhỏ, cao 2-5m, các cành non có lông ngắn hình sao. Lá mọc so le, phiến lá có 5 thuỳ, rộng tới 15cm, gốc hình tim, mép khía răng, có nhiều lông ở mặt dưới, gân lá hình chân vịt. Hoa lớn, dẹt, mọc riêng lẻ hay tụ họp nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng đến chiều ngả sang màu hồng đỏ. Quả hình cầu có lông màu vàng nhạt. Hạt phù dung hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang nhiều lông dài.

Hoa tháng 8-10, quả tháng 9-11.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Phân bố: Cây của miền Ðông Ấn Ðộ, được dùng làm cảnh, trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân.
  • Bộ phận dùng: Lá – Folium Hibisci Mutabilis, gọi là Phù dung diệp. Hoa và rễ, hạt cũng được dùng.
  • Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô tán bột. Hoa hái khi mới nở, phơi khô. Vỏ rễ thu vào mùa thu – đông, phơi khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Vị hơi cay, tính mát.
  • Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Hoa phù dung có chứa Anthocyanin, Isoquercitrin, Hyperin, Hyperoside, Rutin, Quercitin-4’-glucoside, Spiraeoside, Quercimeritrin… Trong hoa và lá đều có chất nhầy dính.

Địa phù dung có vị cay, tính mát được dùng làm thuốc chữa bệnh
Địa phù dung có vị cay, tính mát được dùng làm thuốc chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây mộc liên

Theo y học cổ truyền:

Lá và hoa phù dung có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu thũng và chỉ thống. Ngoài ra, lá và hoa phù dung còn giúp hạ nhiệt, giảm đau, thông tiểu tiện, điều trị viêm thận, viêm bàng quang, mụn nhọt, đinh râu, nhiễm khuẩn, sưng, lở ngứa da, viêm tử cung, huyết trắng và sưng đau vú.

Một số nghiên cứu về y học hiện đại cây phù dung:

  • Theo Tập san sinh học và dược phẩm (Biological and Pharmaceutical Bulletin), kết quả nghiên cứu cho thấy một số hợp chất chiết xuất từ cánh hoa phù dung có tác dụng chống dị ứng đáng kể.
  • Theo trang Wiley Online Library, chiết xuất methanolic của lá phù dung (axit ferulic và axit caffeic) giúp ức chế α – glucosidase, từ đó cho thấy tiềm năng kiểm soát bệnh tiểu đường của lá phù dung.
  • Theo ScienceDirect – Parasitology International, chiết xuất methanolic từ lá cây phù dung còn có khả năng chống lại giun tròn Setaria cervi.

Địa phù dung chữa mụn nhọt, ung nhọt, bệnh ngoài da

1. Tâm biến hoa chữa mụn nhọt

Dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.

2. Thất tinh hoa trị tất cả các loại ung nhọt

Lá phù dung phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) – sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung)…

Phù dung có thể dùng chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ, xương khớp, ho
Phù dung có thể dùng chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ, xương khớp, ho

Túy tửu phù dung chữa giời leo, bỏng, chín mé

1. Sương giáng hoa chữa zona (giời leo)

Dùng lá hoặc hoa phù dung, phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.

2. Cây phù dung chữa bỏng

Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng. Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần, ngày từ 2 – 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết bỏng.

3. Chữa chín mé từ đại diệp phù dung

Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp  trong 3 – 5 ngày.

Cây mộc liên chữa bệnh về mắt

1. Chữa chắp và lẹo mắt từ phù dung

Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 – 3 lần.

2. Bài thuốc chữa đau mắt đỏ từ tâm biến hoa

Dùng lá phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.

3. Điều trị viêm kết mạc

Lấy 9 – 30gr hoa phù dung sắc nước uống hàng ngày.

Cây phù dung chữa bệnh phụ nữ

1. Bài thuốc chữa kinh nguyệt ra nhiều

Hoa phù dung (loại mới nở, còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen (loại lâu năm càng tốt) đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.

2. Chữa sưng vú từ mộc liên

Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.

3. Trị viêm âm đạo từ mộc liên

Dùng lá phù dung tươi khoảng 1kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.

4. mộc liên điều trị thống kinh

Dùng 7 cái đế hoa phù dung, sắc nước uống. Pha thêm một ít đường phèn cho tăng tác dụng.

5. Chữa khí hư từ phù dung

Dùng 10 bông phù dung sắc lấy nước uống hàng ngày.

6. Chữa viêm tuyến vú

Lấy lá, rễ phù dung sắc nước uống. Hoặc có thể giã nát rồi đắp vào chỗ sưng đau.

Các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ mộc liên

1. Điều trị chứng viêm khớp

Dùng hoa phù dung và xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) mỗi thứ 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Ngày đắp một lần vào buổi tối, đắp liên tục trong 5 ngày. Hoặc lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.

2. Chữa bị tổn thương do chấn thương

Giã nát lá phù dung rồi đắp lên vết thương. Hoặc dùng bột khô trộn với giấm, rượu, nước thành dạng cao rồi đắp lên vết thương

Bài thuốc khác từ phù dung

1. Bài thuốc chữa ho ra máu từ phù dung

Dùng hoa phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.

2. Điều trị cảm mạo từ phù dung

Lấy 30gr hoa phù dung, 3gr hậu phác rồi sắc nhanh lấy nước lần 1, sắc chậm lấy nước lần 2. Trộn hai nước với nhau rồi chia làm 3 phần uống trong ngày.

3. Chữa ong đốt, rắn cắn, côn trùng cắn

Hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán thành bột mịn, trộn với dầu vừng (hoặc dầu trà) rồi bôi vào vết thương.

4. Điều trị ho do lao

Lấy 60 – 12-gr hoa phù dung, kết hợp 30gr lộc hàm thảo và 60gr đường đỏ. Cho các nguyên liệu vào hầm với 1 quả tim lợn và phổi lợn. Dùng để ăn.

5. Phù dung điều trị giun sán ở trẻ em

Lấy hoa phù dung mới nở, còn màu trắng, đem phơi khô trong bóng râm. Sau đó, thái nhỏ, nấu canh với gan gà ăn hàng ngày.

Lưu ý khi dùng cây phù dung chữa bệnh

Còn một loài khác được trồng là Phù dung đẹp, Mỹ lệ phù dung, Râm bụt ấn – Hibiscus indicus (Burm f.) Hochr., có hoa cũng biến màu (trắng, hồng hay đỏ) như Phù dung nhưng lá đài phụ dài đến 2-3,5cm. Rễ của loài này được dùng làm thuốc tiêu thực tán kết, thông lâm chỉ huyết, dùng trị bụng đầy, đái dắt, đái ra máu; lá được dùng trị ung sang thũng độc.

Trên đây là những thông tin về cây phù dung và tác dụng chữa bệnh của nó. Đây là một cây cho hoa đẹp nhưng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, cây phù dung dễ nhầm lẫn với cây Phù dung đẹp, Mỹ lệ phù dung, Râm bụt ấn (Hibiscus indicus) nên người dùng cần phân biệt rõ để không nhầm lẫn.

Xem thêm: Cây niệt gió (gió niệt, gió cánh, gió miết) và 8 bài thuốc chữa phong, mụn nhọt, viêm phế quản, viêm cổ tử cung, rắn cắn…

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây phù dung1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây phù dung1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây phù dung1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây phù dung1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây phù dung1. Mô tả dược liệu2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp