Thiên lý (dạ lài hương) và 7 bài thuốc chữa trĩ, giun kim, mụn nhọt, vô sinh… từ cây thiên lý
Nội dung chính
Cây thiên lý – một loại thực phẩm đắt đỏ, được chế biến trong những bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây thiên lý còn có tác dụng chữa bệnh. Một số bệnh có thể dùng cây này điều trị như lòi dom (trĩ), mụn nhọt, vô sinh, xương khớp.
- Tên gọi khác: Dạ lài hương, hoa thiên lý, cây hoa lý
- Tên gọi theo khoa học: Telosma cordata (Burn. f) Merr Pergularia Minorander
- Họ theo khoa học: Asclepiadaceae
Mô tả cây dược liệu hoa thiên lý
1. Mô tả đặc điểm thực vật
Cây thiên lý là một loại cây thân thảo, dây leo, mảnh, không có tua cuốn, thân hơi có lông nhất là bộ phận đang còn non. Thân dài từ 1- 10m, có màu lục ánh vàng
Lá thiên lý có hình tim, cuống lá 1-5cm, lông trải đều trên gân lá, đầu lá nhọn, phiến lá có hình trứng dài 4-12cm, rộng 3-10cm
Hoa mọc thành chùm to dưới nách lá, mỗi bông hoa có 5 cánh mở rộng, có màu xanh lục hoặc ngả vàng, cuống hoa 0,5-1,5cm, có lông măng. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng, ống tràng dài 6-10mm và rộng 4-6mm. Thông thường sẽ ra hoa vào khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 và kết quả khoảng tháng 10 đến tháng 12.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây thiên lý thuộc dạng thực vật dây leo thường mọc ở những cánh rừng thưa có nhiều cây bụi. Bên cạnh, nó còn được gieo trồng ở nhiều nơi như Quảng Đông – Quảng Tây (Trung Quốc), Kashmir (Ấn Độ), Myanma, Pakistan, Châu Âu và Nam Mỹ.
Ngoài ra, cây thiên lý còn được trồng nhiều ở Việt Nam chủ yếu là khu vực miền Bắc, để tạo bóng mát và lấy hương thơm từ hoa. Bên cạnh còn lấy lá và hoa để chế biến món ăn.
Bộ phận sử dụng: Lá và hoa
Thu hái: thu hoạch lá trong khoảng thời gian vào tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Thu hái hoa vào độ từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm
Chế biến: Cây thiên lý thường được sử dụng ở dạng tươi giã nát với muối và thêm nước vào để vắt lấy nước, ít khi dùng ở dạng phơi khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: Hoa Thiên lý có vị hơi ngọt, tính bình
- Quy kinh: Vào hai kinh tâm và can
- Bảo quản: Lá và hoa thiên lý sau khi thu hoạch nên sử dụng ngay hoặc chỉ nên để sau 1 ngày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng
4. Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu, cây thiên lý có chứa Ancaloit chủ yếu là trong thân và lá, rất ít trong hoa. Đây là một loại amin chứa độc tố, nếu không cẩn thận dùng quá nhiều sẽ có thể gây ngộ độc thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên với liều lượng ở mức vừa đủ thì sẽ không gây nguy hiểm, mà còn có công dụng trong việc điều trị bệnh
Ancaloit còn được tìm thấy trong các thực vật (khoai tây, cà chua) và trong động vật (tôm, cua, ốc, hến)
Tác dụng dược lý của thiên lý
Theo y học cổ truyền lá và hoa Thiên lý có công dụng:
– Hoa Thiên lý
Bồi bổ, thanh nhiệt và giải độc cơ thể; phòng chống rôm sảy ở trẻ nhỏ và tăng cường sức đề kháng cho người lớn tuổi
An thần, điều trị chứng mất ng
– Lá thiên lý
Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Sát trùng, kháng viêm, chống lở loét, kích thích mọc da non
Chữa trĩ ngoại và sa dạ con
Chữa viêm giác mạc, viêm kết mạc do sởi, mắt mờ do màng mộng
– Bên cạnh rễ còn được sử dụng để chữa chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu,…
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thiên lý
1. Thiên lý chữa bệnh trĩ
Chuẩn bị 100g lá thiên lý non và một ít muối ăn. Lấy lá rửa sạch loại bỏ lá sâu, tiến hành giã nát với muối ăn. Cho thêm 50ml nước lọc, rồi tiếp tục lọc để lấy nước.
Dùng bông gòn tẩm qua nước này đắp trực tiếp lên búi trĩ, lưu ý khi thực hiện bước này bệnh nhân phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng.
Dùng băng gạc giữ cố định và để qua đêm, thực hiện liên tục trong 4-6 ngày sẽ thấy hiệu quả.
2. Điều trị chứng mất ngủ, giúp an thần
Cần chuẩn bị hoa thiên lý kết hợp lá vông nem, mỗi loại 30 – 50g, rửa sạch nấu canh chung với nhau, sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần. Có thể cho thêm thịt lợn hoặc cá diếc ăn để bồi bổ sức khỏe, giúp an thần chống mất ngủ.
3. Tốt cho người vô sinh
Phương pháp này có thể áp dụng cho các bạn nam vô sinh do thường xuyên phải tiếp xúc với chì, mà trong hoa thiên lý lại chứa kẽm. Vì thế nếu dùng hoa Thiên lý để chế biến thành món ăn sẽ có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch giúp ngăn ngừa chứng vô sinh ở nam giới. Khi chế biến lưu ý không nên làm chín quá sẽ gây mất tác dụng.
4. Phòng Ngừa giun kim
Đối với bài thuốc trị giun kim, ta chuẩn bị 30g hoa thiên lý, 25g đinh lăng, 20g rau sam. Lấy tất cả rửa sạch để ráo, sắc nước uống thuốc mỗi ngày 3 lần, uống liên tục trong 3 ngày. Bên cạnh có thể lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liên tục từ 1 tuần trở lên, để thiên lý phát huy công dụng hiệu quả.
5. Giảm cân hiệu quả nhờ cây thiên lý
Hoa thiên lý rất tốt cho việc giảm cân bởi vì trong thành phần hoa thiên lý chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục và rất ít calo. Món ăn chế biến từ hoa thiên lý mang đến cảm giác no, hạn chế khả năng hấp thụ chất béo, nên sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
6. Thiên lý chữa đau nhức xương khớp
Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nên sử dụng lá và hoa thiên lý để hỗ trợ cho việc điều trị. Có thể dùng hoa thiên lý chấm với muối vừng hoặc xào thịt bò sẽ giúp làm giảm đau nhức hiệu quả. Lưu ý không nên chế biến chung với các thực phẩm giàu sắt như thịt heo, rau, gan động vật,.. Như vậy sẽ làm giảm lượng kẽm có trong hoa thiên lý.
7. Làm giảm mụn nhọt
Lấy lá thiên lý tươi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Thực hiện liên tục cho đến khi mụn nhọt xẹp hẳn.
Những điều cần lưu ý khi dùng cây Thiên lý
Khi dùng lá và hoa thiên lý chế biến thức ăn và làm thuốc chữa bệnh nên lưu ý:
Khi dùng chế biến món ăn từ hoa thiên lý chữa bệnh đau khớp không nên kết hợp với các thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn, rau muống,… Vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
Khi chế biến hoa thiên lý không nấu chín kỹ quá sẽ làm giảm dinh dưỡng và không đem lại hiệu quả cho việc điều trị.
Trên đây là những thông tin về cây thiên lý. Mặc dù thiên lý rất tốt cho sức khỏe nhưng thành phần ẩn sâu bên trong nó lại chứa độc tố cho nên người bệnh không nên lạm dụng. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để có hiệu quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!