Cây thồm lồm (lá luồm, đuôi tôm) và 7 bài thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa, lỵ, viêm gan, viêm nang lông, viêm da dầu,.. Hiệu quả

Cây thồm lồm hay còn gọi là cây đuôi tôm, cây mía bẻm, xích địa lợi là cây thân thảo mọc hoang thường thấy ở vùng nông thôn. Cây có quả ăn được, ngày xưa trẻ con thường rất thích ăn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây lá luồm còn có thể dùng trị mụn nhọt, lở ngứa, lỵ, viêm gan…

Thông tin, mô tả cây thuốc
Thông tin, mô tả cây thuốc
  • Tên gọi khác: Lá luồm, Đuôi tôm, Hỏa mẫu thảo, Mía bẹm, Xích địa lợi, Mía mung…
  • Tên khoa học: Polygonum chinense I.
  • Họ: Rau răm (Polygonaceae).

Thông tin, mô tả cây thồm lồm

1. Đặc điểm thực vật

Thồm lồm là một loại cây thảo sống dai, có khi mọc bò hay leo với chiều dài khoảng 2 – 3m. Thân cây nhẵn có rãnh dọc và thường có màu đỏ nâu.

Lá hình bầu dục hoặc hơi thuôn, ngọn lá hẹp nhọn còn phía cuống lá thì bầu bầu. Lá phía trên thường nhỏ hơn, cuống ngắn, đôi khi gần như không cuống và ôm sát vào thân. Bẹ chìa mỏng, ngắn hơn các dóng của thân, ở phía dưới lá còn có 2 tai nhỏ tròn.

Cụm hoa hình chùm xim, mọc ở đầu cành dài khoảng 5 – 7cm và mang nhiều hoa. Hoa nhỏ có màu trắng. Quả nhỏ, có 3 cạnh thuôn dài, có hạnh cứng ở chính giữa và khi chín sẽ có màu đen.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Phân bố: Loại cây này được tìm thấy ở rất nhiều nơi như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Lào, Indonexia. Riêng ở nước ta, cây mọc hoang dại ở các rào bụi, bờ đường, ruộng khô và rừng thưa ở rất nhiều hơi.
  • Bộ phận dùng: Toàn cây thồm lồm được sử dụng để làm vị thuốc trong y học cổ truyền.
  • Thu hái và sơ chế: Dược liệu này có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên không được dùng phổ biến như nhiều loại vị thuốc khác. Có thể dùng tươi hay sấy khô đều được.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Dược liệu được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị chua, ngọt và tính bình mát.
  • Quy kinh: Được quy vào 3 kinh Tỳ, Can và Đại trường.
  • Bảo quản: Đối với dược liệu tươi nên sử dụng trong ngày còn dược liệu đã được sấy khô thì cần cho vào túi kín và để ở những nơi khô mát.

4. Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu cây thồm lồm ghi nhận có chứa nhiều thành phần như sau: rubin, rheum emodin, oxymethylanthraquinon, anthraquinon, glucosid, myricyl alcol, caroten, vitamin C.

Thồm lồm có vị chua, ngọt, tính mát dùng để chữa bệnh
Thồm lồm có vị chua, ngọt, tính mát dùng để chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây thồm lôm

Theo y học cổ truyền:

Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, lương huyết, tiêu phù, lợi niệu, minh mục thoái mờ.

Chủ trị: Lở vành tai, mụn nhọt, bạch đới, chốc lở, viêm gan, viêm ruột, lỵ, đục giác mác, viêm họng, bạch hầu…

Theo y học hiện đại:

Một số thành phần trong cây thồm lồm được cho là có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Vì thế mà có thể áp dụng chữa các bệnh ngoài da do nhiễm liên cầu khuẩn. Điển hình như chốc mép, chốc đầu hay eczema nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, ở Indonexia, nước ép của cây thồm lồm còn được cho là có thể cải thiện triệu chứng của một số bệnh về mắt.

Bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da từ cây thồm lồm

1. Bài thuốc chữa lở ngứa lá luồm

Chuẩn bị: 20g lá cây thồm lồm, 8g kim ngân hoa, 15g rau sam cùng 15g kinh giới.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi đun sôi với 2 lít nước. Pha cho ấm để lấy nước tắm. Ngày thực hiện 2 lần đến khi hết ngứa.

2. Bài thuốc trị mụn nhọt từ cây đuổi tôm

Chuẩn bị: 20g toàn cây thồm lồm cùng 10g lá khổ sâm.

Thực hiện: Hai vị thuốc trên cho vào ấm, thêm 1 thăng nước. Sắc lấy 200ml, lọc bỏ bã đi rồi uống làm 2 lần, ngày 1 thang. Nên kết hợp với dùng lá thồm lồm tươi giã nát rồi đắp lên chỗ bị nhọt 2 lần/ngày.

3. Bài thuốc chữa viêm da đầu từ cây hoa mẫu thảo

Chuẩn bị: 100g cây thồm lồm cùng 30g lá thông đuôi ngựa.

Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem đun lấy nước để gội đầu hằng ngày hay cách ngày gội 1 lần.

7. Bài thuốc chữa chốc mép, chốc đầu, chàm nhiễm khuẩn từ cây mía bẹm

Chuẩn bị: 5kg lá thồm lồm tươi.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 10 lít nước đến khi còn 2 lịt. Lọc bỏ bã và tiếp tục cô thành cao. Dùng cao này bôi trực tiếp lên vùng da có tổn thương khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Có thể dùng lá tươi đun lấy nước tắm kết hợp. Tránh kỳ cọ mạnh khi tắm hoặc thoa thuốc.

Cây đuôi tôm có thể dùng chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm da, viêm gan, lỵ...
Cây đuôi tôm có thể dùng chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm da, viêm gan, lỵ…

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây xích địa lợi

1. Bài thuốc chữa lỵ từ cây mía mung

Chuẩn bị: 12g cây thồm lồm.

Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi cho lên chảo nóng sao vàng. Sắc lấy nước đặc, bỏ bã uống trong ngày.

2. Bài thuốc từ cây thồm lồm hỗ trợ chữa bệnh viêm gan

Chuẩn bị: 20g cây thồm lồm, 10g mộc hương, 10g đại phúc bì, 12g thổ phục linh, 6g hoàng liên, 10g cỏ seo gà, 15g nhân trần cùng 10g kim tiền thảo.

Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm, thêm 800ml nước. Đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Bỏ bã đi và chia uống 3 lần trong ngày, dùng 1 thang mỗi ngày. Một liệu trình kéo dài từ 7 – 10 ngày.

3. Bài thuốc chữa viêm nang lông từ cây lá luồm

Chuẩn bị: 20g cây thồm lồm cùng 15g bồ công anh.

Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem cho vào ấm, sắc lấy nước đặc, uống nhiều lần trong ngày. Cần kết hợp dùng lá thồm lồm và ô tặc cốt theo tỷ lệ 2:1, tán thành bột mịn rồi trộn dầu vừng. Sau đó dùng tăm bông chấm thuốc lên vùng da tổn thương 3 – 4 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây thồm lồm chữa bệnh

Các tài liệu còn ghi nhận một loại có tên gọi thồm lồm gai với công dụng khác đôi chút với thồm lồm hay còn gọi là cây nghể xuyên đá với tên khoa học là Polygonum perfoliatum L., vì vậy các bạn lưu ý để tránh nhầm lẫn.

Trên đây là những thông tin về cây thồm lồm và các bài thuốc chữa bệnh của nó. Có thể nói, cây mang đến nhiều bài thuốc tốt và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cần phân biệt cây với thồm lồm gai để không sử dụng nhầm mục đích.

Xem thêm: Cây thuốc giấu (ngải rít) và 4 bài thuốc chữa mụn nhọt, chảy máu, rắn cắn, vết thương có mủ hiệu quả

Vote post
Vote post

Bình luận (1)

  1. Nong khanh says: Trả lời

    Cay nay co the chj benh vẩy nến ko nhj

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thồm lồm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thồm lồm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thồm lồm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thồm lồm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thồm lồm1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng