23 Lợi ích từ cây trà xanh và 15 trường hợp không nên uống trà

Trà xanh là một thức uống thân thuộc và cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta. Tuy nhiên, ít ai biết, trong cây trà xanh có nhiều chất có lợi cho sức khỏe con người. Vì thế, uống nước trà xanh mỗi ngày, đúng cách có thể hỗ trợ chữa bệnh.

Thông tin, hình ảnh cây trà xanh "chè xanh"
Thông tin, hình ảnh cây trà xanh “chè xanh”
  • Tên gốc: Camellia sinensis
  • Tên gọi khác: Cây chè xanh
  • Tên khoa học: Camellia sinensis
  • Tên tiếng Anh: Green tea

Tìm hiểu về cây trà xanh

Đặc điểm cây trà xanh

Cây trà xanh là cây lâu năm, mọc thành từng bụi hoặc các cây nhỏ với nhiều tán lá. Thông thường, cây được xén tỉa thấp hơn 2m để người dân dễ dàng thu hoạch lá. Cây trà xanh có rễ dài, hoa trà màu trắng vàng có đường kính từ 2.5-4cm, các cánh hoa dài 7-8cm. Lá trà xanh dài 4-15cm rộng 2-5cm. Lá non có màu xanh lục, mặt dưới có lông tơ ngắn màu trắng. Lá trà già màu xanh thẫm. Trên ngọn có 2-3 chồi lá non (gọi là búp) thường được thu hái để chế biến chè.

Phân bố và thu hái trà xanh

Cây trà có nguồn gốc từ các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Hiện nay, trà được trồng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, trà được trồng nhiều ở khu vực vùng núi phía Bắc và miền Trung như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam, Mộc Châu, Lâm Đồng,…

Lá trà được thu hái vào mùa xuân, thường được thu hái bằng tay một cách cẩn thận để trà có vị ngọt, ít đằng. Lá trà sau khi được thu hái về sẽ được đem phơi dưới ánh nắng nhẹ, hoặc phơi trong phòng mát. Khi lá trà khô sẽ cho lên chảo hấp hoặc sao trước khi đem đi ép phẳng, xoắn hay cuộn, tiếp đó sẽ được sấy khô rồi đóng gói, bảo quản.

Thành phần hóa học của trà xanh

Trong lá và hạt trà xanh có nhiều thành phần hóa học. Chẳng hạn trong lá cây trà tươi không chứa thành phần dinh dưỡng nhưng chứa khoảng 4% caffein. Một tách trà xanh được chứng minh cung cấp 99.9% nước, trong khi đó, trong 100ml nước chứa 1 calo. Ngoài ra, trong lá trà còn có hoạt chất polyphenol với các thành phần EGCG bên trong (epigallocatechin gallate), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol. Đây đều là những chất có khả năng chống oxy hóa cao hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn, chống tác động sinh hóa, chống ung thư.

23 Lợi ích trà xanh bảo vệ sức khỏe

Công dụng trà xanh bảo vệ sức khỏe người sử dụng
Công dụng trà xanh bảo vệ sức khỏe người sử dụng

1. Ngăn ngừa ung thư

Hoạt chất polyphenol còn giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư và được xem là biện pháp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nước trà thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa ung thư.

Ung thư tuyến tiền liệt

Nghiên cứu của các nhà khoa học Moffitt cho biết, ông đã tìm thấy chiết xuất epigallocatechin-3-gallate (EGCG) của catechin trong trà xanh có khả năng chống lại các tế bào ung thư tuyến tiền liệt rất mạnh. Điều đó cũng chứng minh vì sao nam giới châu Á thường uống trà xanh và có tỉ lệ bị ung thư tuyến tiền liệt ít hơn ở những châu lục khác.

Ung thư vú

Các nhà khoa học tại Đại học Saint Louis (Mỹ) đã nghiên cứu và chứng minh, cây trà xanh và trà ô long có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú rất tốt. Hai cây trà này đã được sử dụng trong phòng thí nghiệm với mọi loại tế bào ung thư vú và cho kết quả khả quan.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thu vú bằng cây trinh nữ hoàng cung

Ung thư phổi

Nghiên cứu của Đại học Y Chung Shan tại Đài Loan cho biết, trà xanh có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư phổi hiệu quả. Theo đó, nghiên cứu này cho biết, nên uống trà xanh hàng ngày để có thể hạn chế nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá.

Ung thư gan

Uống lá trà tươi sẽ có tác dụng phòng chống ung thư gan hiệu quả. Đó là nghiên cứu của Viện A.P. John. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong lá trà xanh và trà đen có chất là vô hiệu hóa hoạt động glycolosis và ngừng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi tế bào ung thư. Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của các hormon làm kích thích khối u phát triển.

2 Ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe tim mạch

Trong trà xanh có thành phần chống oxy hóa bao gồm cả EGCG và các chất dinh dưỡng nên rất tốt cho cơ thể. Các chất này cung cấp chất chống oxy hóa trong máu từ đó có thể thải các chất độc ra khỏi máu giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

3 Làm chậm quá trình lão hóa

Trong trà xanh có nhiều hoạt chất polyphenol với khả năng chống oxy hóa cao từ đó giảm lượng cholesterol xấu đồng thời tăng cường cholesterol DHL tốt từ đó làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể.

4 Giúp hệ xương khỏe mạnh

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nutriotion Research cho biết, trà xanh giúp làm chậm quá trình lão hóa của xương, giảm chứng loãng xương, giảm nguy cơ rạn nứt xương. Ngoài ra, nghiên cứu của các nhà khoa học Hồng Kông cho biết, trong trà xanh có chất giúp kích thích tạo xương, trì hoãn việc mất chất ở xương vì thế có thể sử dụng vào việc chống loãng xương cũng như nhiều bệnh về xương khác.

5 Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường

Trà xanh cũng có tác dụng điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây mật gấu

6 Chữa viêm họng

Trong trà xanh có thành phần chống oxy hóa và có khả năng chống viêm tự nhiên. Vì thế, chỉ cần súc miệng bằng nước trà xanh hàng ngày có thể giảm đau họng.

7 Ngăn chặn sâu răng

Một nghiên cứu về trà xanh cho biết, trong loại cây này có chứa hoạt chất giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây viêm họng và sâu răng cũng như các bệnh nha khoa khác. Vì thế, trà xanh được sử dụng điều chế thành kem đánh răng, nước súc miệng để bảo vệ răng miệng.

8 Thanh nhiệt, đào thải độc tố

Trong trà xanh có hàm lượng EGCG cao (đặc biệt trong lá chè xanh Thái Nguyên) – chất chống oxy hóa rất tốt từ đó giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm stress cho cơ thể.

9 Giúp gan khỏe mạnh

Trong trà xanh có polyphenol với EpiGalloCatechin-3-Gallate (EGCG) không chỉ có tác dụng tốt trong ngăn ngừa tim mạch, ung thư, tiểu đường,… và cả gan. Uống trà xanh có thể chống virus viêm gan B, C, E. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải.

10 Giảm lượng Cholesterol

Polyphenol trong trà xanh giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, giảm lượng Cholesterol chuyển hóa chất béo thành calo từ đó giúp giảm béo hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dùng trà xanh có thể giúp quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn.

11 Chữa đầy bụng, đầy hơi và có nôn

Trà xanh cũng được chứng minh là có tác dụng giảm chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả.

12 Giảm nguy cơ sỏi mật

Một nghiên cứu ở Trung Quốc chứng minh, phụ nữ nếu uống 1 cốc trà xanh 1 ngày trong vòng 6 tháng sẽ giảm được 27% nguy cơ mắc sỏi mật.

13 Hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng

Một nghiên cứu cho thấy, trong trà xanh có hoạt chất chống oxy hóa và diệt khuẩn từ đó có thể giảm các bệnh về răng miệng. Chỉ cần uống trà xanh hàng ngày sẽ giảm triệu chứng các bệnh nha khoa. Đây cũng là lí do trà xanh được dùng điều chế kem đánh răng, nước súc miệng.

14 Chữa nhiễm trùng tai

Chất polyphenol và flavonoid trong trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh và có khả năng chiến đấu chống lại chứng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng tai.

15 Giúp giảm cân, đẹp da

Không chỉ thế, trà xanh còn có tác dụng tăng cường trao đổi chất. Đặc biệt trong trà có catechin hỗ trợ đốt cháy mỡ hiệu quả giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, da đẹp.

16 Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu công nhận trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt. Chỉ cần chăm chỉ uống trà xanh hàng ngày bạn sẽ có cơ thể khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như cúm, viêm họng, ho

17 Giảm nguy cơ hen suyễn

Trà xanh còn được chứng minh có thể dùng để trị bệnh hen suyễn. Để dùng trà xanh chữa hen suyễn, người bệnh làm theo cách sau:

Nguyên liệu: 100gr lá chè tươi, 1 men rượu đường kính 5-6cm

Cách làm: lá chè rửa sạch, vò hơi nhàu, cho vào ấm tích và nước sôi. Sau đó, bỏ nước đi. Sau đó, bóp vụn men rượu cho vào ấm tích hòa vào lá chè và nước sôi, ủ trong 24h. Trước khi đi ngủ lấy ra uống sẽ giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn.

18 Tăng cường chức năng não

Các nhà khoa học Đại học Quốc gia Singapore nghiên cứu và cho biết, trong trà xanh có chất làm kích thích vùng tổ chức não. Vì thế, chỉ cần chăm chỉ uống nước trà xanh sẽ giúp tăng cường chức năng não bộ.

19 Ổn định huyết áp

Trà xanh cũng có được chứng minh có tác dụng điều chỉnh huyết áp rất hiệu quả. Chỉ cần uống nước trà xanh mỗi ngày người bệnh sẽ giúp huyết áp ổn định hơn.

20 Ngăn ngừa bệnh cảm cúm

Trong trà và rượu vang đỏ có chứa chất giúp tăng cường hệ miễn dịch từ đó có thể ngăn ngừa bệnh cảm cúm. Đây là nghiên cứu được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố trên chuyên san Science.

21 Chống vi khuẩn gây bệnh

Các nhà nghiên đã phát hiện, sử dụng các hợp chất tự nhiên sẽ giúp tiêu diệt hiệu quả các loại vi khuản kháng sinh Epigallocatechin. Và hoạt chất này được tìm thấy nhiều ở trà xanh.

22 Lợi tiểu

Uống nước trà xanh có thể giúp làm ức chế sự tiếp thu của tiểu quản thận từ đó kích thích trung khu vận động của huyết quản. Vì thế, uống nước trà xanh sẽ có tác dụng lợi tiểu.

23 Khử mùi hôi chân

Mỗi tối trước khi đi ngủ ngâm chân với nước trà xanh không chỉ giúp khử mùi hôi mà còn giúp bàn chân và toàn thân dễ chịu sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Uống bao nhiêu trà xanh mỗi ngày tốt cho sức khỏe?

Mỗi ngày nên uống 250mg catechin từ trà sẽ thấy tác dụng chống oxy hóa đối với cơ thể. Tương tự, uống  400mg catechin sẽ làm giảm tác nhân gây tim mạch, giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp, giảm lipid từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi ngày uống 600mg catechin có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Uống trà xanh bao nhiêu mỗi ngày tốt cho sức khỏe
Uống trà xanh bao nhiêu mỗi ngày tốt cho sức khỏe

Mỗi trách trà chứa khoảng 100 mg catechin. Vì thế, mỗi ngày chỉ cần uống 3 tách trà là có tác dụng đối với cơ thể. Khi pha trà, chỉ nên sử dụng từ 2gr trà xanh và không nên pha đi pha lại, chỉ nên pha 2 lần sau đó bỏ đi.

Tác dụng phụ của trà xanh

Trà xanh được chứng minh tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách thì không những nó không mang đến hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ từ trà xanh như:

  • Khi uống nước trà xanh kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất sắt (thịt đỏ, rau xanh đậm) sẽ làm giảm hấp thụ sắt, vitamin từ đó có thể dẫn tới tình trạng khó thở, mệt mỏi, đau đầu,…
  • Trong trà có cafein nên khi mới uống nhiều người sẽ có cảm giác bồn chồn, nhức đầu.
  • Cafein trong trà giúp tỉnh táo, vì thế nếu uống nhiều có thể gây mật ngủ
  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú nếu uống trà có thể gây mất ngủ cho con
  • Trong trà xanh có chất gây kích thích dạ dày, nếu uống quá nhiều có thể khiến dạ dày bị đau.
  • Uống nước trà sẽ làm các triệu chứng mãn kinh biến mất.
  • Uống nước trà tốt cho tim mạch, huyết áp nhưng nếu uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới thận và rối loạn nhịp tim.
  • – Cafein liên quan đến hội chứng chân không yên, vì thế nếu uống quá nhiều trà có thể sẽ gặp hiện tượng chân tay co rút, cơ bị co giật. Ngoài ra, chất này cũng gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
  • Uống nước trà quá nhiều cũng có khiến cơ thể khó kiểm soát đường huyết từ đó ảnh hưởng tới nồng độ insulin trong máu.

Cafein trong trà xanh sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể. Uống quá nhiều có thể làm tăng đào thải canxi , dễ dẫn đến các bệnh về xương như loãng xương.

15 trường hợp sau không nên uống trà xanh?

Những trường hợp không nên dùng trà xanh
Những trường hợp không nên dùng trà xanh

1 Người suy nhược thần kinh và mất ngủ

Trong trà có caffeine gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương dẫn tới mất ngủ, suy nhược.

2 Người thiếu canxi và bị loãng xương

Chất kiềm trong trà làm hạn chế sự hấp thụ canxi bên trong nước tiểu từ đó gây thiếu hụt canxi cho cơ thể.

3 Không nên uống trà lúc đói

Uống trà lúc đói có thể làm giảm sự tiết dịch dạ dày khiến khả năng hấp thụ kém, mất chất dinh dưỡng của bữa ăn.

4 Người táo bón

Trong trà có phenol có thể gây co niêm mạc dạ dày và ruột làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ, tiêu hóa thức ăn, nặng hơn nữa có thể dẫn tới táo bón.

5 Người bệnh gan

Uống nước trà quá nhiều sẽ khiến gan bị hoạt động quá tải từ đó bộ phận này sẽ ngày càng bị tổn thương.

6 Người bị loét dạ dày

Nếu uống quá nhiều trà xanh gây kích thích bài tiết, ra quá nhiều acid và chất tananh trong trà xẽ khiến các hoạt tính của men bị giảm, càng làm tế bào thành dạ dày tiết acid nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày bằng nha đam (lô hội)

7 Người thiếu máu

Khi tananh kết hợp với sắt sẽ tạo thành chất lắng cặn khiến thức ăn không thể hấp thụ. Vì thế, hạn chế uống trà kết hợp với ăn thực phẩm giàu sắt.

8 Người bị bệnh gút

Bệnh gút cũng là một trong những bệnh liên quan đến xương khớp, vì  thế khi bị gút không nên uống trà, nó có thể làm tăng nguy cơ bị gút, hoặc làm nặng các triệu chứng của bệnh.

9 Người sốt cao

Caffein sẽ làm tăng nhiệt độ của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc nếu bị sốt cao.

10 Người bị bệnh tim và tăng huyết áp

Uống quá nhiều nước trà sẽ khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao hơn

11 Người bệnh sỏi đường tiết niệu

Trong trà có acid oxalic – nếu kết hợp với canxi trong nước tiểu có thể gây sỏi đường tiết niệu.

12 Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều

Trong trà có đến hơn 30% acid oxalic nó sẽ làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, từ đó kết hợp cặn không hấp thụ khi kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày. Ngoài ra, caffeine làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, kích thích tiểu, gây ngộ độc ảnh hưởng tới sức khỏe bào thai. Chất tananh gây ức chế hormone tuyến sữa làm thiếu sữa có thể gây co giật dạ dày cho em bé.

13 Không nên uống trà với rượu

Chất theophylline trong trà giúp lợi tiểu nhưng nếu uống cùng rượu có thể dẫn tới sự kích thích thận vì acetaldehyde trong rượu chưa được phân hủy, khi uống rượu với trà thì acetaladehyde sẽ chuyển hóa vào thận khiến chức năng của thận kém đi dẫn tới các triệu chứng lạnh thận, đau tinh hoàn.

14 Người bị bệnh xơ cứng động mạch

Chất caffeine trong trà sẽ làm tăng hưng phấn dẫn đến co rút, không cung cấp đủ máu cho não, khi lượng máu cung cấp bị chậm lại khiến động mạch não bị  tắc.

15 Tránh uống trà cùng với thuốc

Trà xanh có hàm lượng acid tannic cao, nếu kết hợp với thuốc tây có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc. Trong khi đó, caffeine và theophylline có thể làm suy yếu, chống lại tác dụng của thuốc an thần.

Bạn đã bao giờ sử dụng Trà Xanh trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ Trà Xanh? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhTìm hiểu về cây trà xanhĐặc điểm cây trà xanhPhân bố và thu hái trà xanhThành phần hóa học của trà xanh23 Lợi...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhTìm hiểu về cây trà xanhĐặc điểm cây trà xanhPhân bố và thu hái trà xanhThành phần hóa học của trà xanh23 Lợi...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhTìm hiểu về cây trà xanhĐặc điểm cây trà xanhPhân bố và thu hái trà xanhThành phần hóa học của trà xanh23 Lợi...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhTìm hiểu về cây trà xanhĐặc điểm cây trà xanhPhân bố và thu hái trà xanhThành phần hóa học của trà xanh23 Lợi...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhTìm hiểu về cây trà xanhĐặc điểm cây trà xanhPhân bố và thu hái trà xanhThành phần hóa học của trà xanh23 Lợi...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà