Cây vạn niên thanh (ngưu vĩ thất) và 11 bài thuốc chữa bệnh tim, bạch hầu, sốt, rắn cắn, trĩ, liệt dương…

Cây vạn niên thanh hay còn gọi với cái tên như ngưu vĩ thất, xung thiên thất, khai khẩu kiểm… Đây là cây dùng làm cảnh nhưng cũng có tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, ngưu vĩ thất được dùng chữa bệnh tim, bạch hầu, sốt, rắn cắn, trĩ, liệt dương…

Thông tin, mô tả cây vạn niên thanh
Thông tin, mô tả cây vạn niên thanh

Tên gọi khác: Ngưu vĩ thất, Xung thiên thất, Khai khẩu kiểm, Thanh ngư đảm, Trúc căn thất, Kim thế đại, Khai hầu kiển, Ngô công thất, Ngưu đại hoàng, Bạch hà xa, Thiết biên đảm,…

Tên khoa học: Rohdea japonica Rosh

Họ: Hành tỏi ( Liliaceae)

Thông tin, mô tả cây vạn niên thanh

1. Đặc điểm thực vật

Cây Vạn niên thanh là cây thân thảo, cao khoảng 35 – 40 cm, thân dày 1 – 1,5 cm. Thân trên có nhiều đốt, xung quanh có lông trắng bao quanh, sờ vào có cảm giác mềm mịn. Rễ Vạn niên thanh to, khỏe, có nhiều rễ con mọc ra xung quanh.

Lá bắt đầu mọc từ rễ cây, đầu lá nhọn, chiều dài từ 10 – 25 cm, chiều rộng khoảng 3 – 6 cm. Cuống lá dài khoảng 5 – 10 cm, có bẹ và thon về phần gốc lá. Lá có nhiều gân, gân phụ rõ ràng, cong lên.

Hoa thường mọc ở trên ngọn hoặc hai bên. Đài hoa dài khoảng 3,5 – 4,5 cm, có nhiều chấm trắng, buồng hoa hình trụ, có chân ngắn. Hoa có màu xanh nhạt.

Phần quả có dạng quả mọng, thuôn, chấm trắng dài từ 12 – 18mm, rộng tầm 7 – 10 mm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Vạn niên thanh sinh sống và phát triển ở các nước nhiệt đới, nóng ẩm, thường được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam,.. và phía nam Trung Quốc. Ở nước ra, Vạn niên thanh phổ biến ở các tán rừng ẩm ướt, nhiều nhất là các chân núi đá vôi và có nhiều mùn. Điển hình như Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Tây Ninh, Đồng Nai. Hiện tại, Vạn niên thanh được nhân giống và trồng để làm cảnh.

Bộ phận dùng: Toàn thân cây Vạn niên thanh đều có thể làm thuốc. Tuy nhiên, sử dụng phổ biến là rễ và thân.

Thu hái: Vạn niên thanh có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Rễ và cây (có thể cắt bỏ lá) rửa sạch, phơi khô để dùng dần. Hoặc có thể dùng tươi.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vạn niên thanh vị đắng, tính lạnh.

Quy kinh: Đi vào kinh phế, có độc.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp.

4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học có trong cây Vạn niên thanh bao gồm: Rodexin (A, B, C)

Tác dụng dược lý và chủ trị

Vạn niên thanh thường được trồng làm cảnh
Vạn niên thanh thường được trồng làm cảnh

Tác dụng dược lý của cây vạn niên thanh

Đối hệ thống tuần hoàn: Có tác dụng tăng cường co bóp cơ tim, hưng phấn thần kinh phế vị, làm cho nhịp tim trở lại bình thường.

  • Đối với hệ thống thần cơ xương: Làm tê liệt các cơ, xương, khớp.
  • Đối với hệ thống hô hấp: Làm tăng hoạt động hô hấp sau đó điều hòa lại.
  • Đối với trung khu nôn: Tăng sự kích thích, co bóp, gây nôn.
  • Đối với cơ trơn: Làm hưng phấn cơ trơn của dạ dày, ruột, tử cung và kích thích co bóp.

Vạn niên thanh và bài thuốc chữa bệnh về tim

1. Điều trị chứng suy tim từ ngưu vĩ thất

Người trường thành bị suy tim có thể dùng 20 – 15g Vạn niên thanh sắc cùng 150ml nước đến khi cạn còn 50 ml la được. Cho thêm 120ml nước vào phần bã thuốc, lại sắc đến khi còn 40 ml là được. Trộn thuốc hai lần sắc vào nhau chia thành 3 lần để uống trong ngày.

Thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, có thể sử dụng thêm 1 liệu trình tương tự.

2. Trị tim đập thất thường từ cây vạn niên thanh

Dùng 20g Vạn niên thanh sắc thành nước, chia uống thành 2 – 3 lần mỗi ngày. Thời gian điều trị liên tục trong 4 ngày.

Vạn niên thanh chữa bạch hầu, thanh nhiệt, lợi tiểu, đau bụng, sốt

1. Trị bạch hầu từ xung thiên thất

Dùng 40g rễ Vạn niên thanh tươi, mang đi rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo nước. Sau đó cho vào 100 ml dấm ngâm 2 ngày, lọc bã, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, hòa thành dung dịch.

Khi dùng có thể cho thêm đường để cải thiện hương vị. Liều dùng như sau:

Trẻ dưới 1 tuổi: 1 ml / lần

Trẻ 1 – 2 tuổi: 2 ml / lần

Trẻ 3 – 4 tuổi 3 ml / lần

Trẻ 5- 6 tuổi: 4 ml / lần

Trẻ 7 – 9 tuổi: 5 ml / lần

Trẻ 10 – 12 tuổi: 6 ml / lần

Trẻ 13 – 15 tuổi: 7 ml / lần

Trẻ trên 16 tuổi và người trưởng thành: 10 – 15 ml / lần.

Mỗi ngày dùng thuốc 6 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ.

2. Lợi tiểu, thanh nhiệt từ khai khẩu kiểm

Uống nước rễ và thân Vạn niên thanh có thể hỗ trợ thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa nóng trong người.

3. Trị cảm nắng đau bụng từ thanh ngư đảm

Dùng 10 – 30g cây Vạn niên thanh sắc nước uống trong ngày.

Vạn niên thanh được dùng làm thuốc chữa bệnh
Vạn niên thanh được dùng làm thuốc chữa bệnh

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ vạn niên thanh

1. Trị viêm tuyến mang tai từ cây vạn niên

Sử dụng 20 – 30 g rễ cây Vạn niên thanh tươi, rửa sạch, để ráo, giã nhỏ. Sau đó đắp thuốc vào vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để thấy hiệu quả điều trị.

2. Trị ngã tổn thương từ trúc căn thất

Người vừa mới bị ngã, bong gân, sưng đau, gân cốt không linh hoạt có thể dùng rễ Vạn niên thanh để nấu nước uống như trà.

3. Trị thoát giang từ kim thế đại

Dùng cả cây Vạn niên thanh sắc thành nước. Lấy nước này để rửa, vệ sinh vùng bệnh mỗi ngày. Kế đến dùng bột Ngũ bội tử để bôi vào chỗ bệnh.

4. Trị rắn cắn cây khai hầu kiển

Dùng rễ Vạn niên thanh tán thành bột mịn sau đó bôi vào vết rắn cắn.

5. Trị trĩ sưng đau từ cây ngô công thất

Sử dụng cây Vạn niên thanh sắc với xương đùi chó (bỏ hai đầu) để xông và rửa búi trĩ. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Hoặc người bệnh cũng có thể chỉ dùng cây Vạn niên thanh để nấu nước xông rửa hậu môn.

6. Cây ngưu đại hoàng trị liệt dương

Dùng cây Vạn niên thanh cắt ngang cho vào ấm nước, đun sôi, để nguội. Dùng uống có thể bồi bổ cơ thể, điều trị liệt dương và hỗ trợ tim mạch.

Lưu ý khi dùng cây Vạn niên thanh chữa bệnh

Vạn niên thanh là vị thuốc Nam quý, được sử dụng khá rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, bản thân Vạn niên thanh có chứa chất độc có thể gây ngứa da hoặc khó chịu ở mắt nếu dính vào. Nếu sử dụng một lượng lớn lá Vạn niên thanh có thể gây nôn mửa, sùi bọt mép. Do đó, chỉ sử dụng Vạn niên thanh theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc.

Khi trúng độc Vạn niên thanh, hệ thần kinh bị kích thích, hưng phấn trung khu thần kinh, ức chế tim. Để khắc phục tình trạng này, người dùng rửa dạ dày bằng cách uống nước Đẳng sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử.

Mặc dù Vạn niên thanh mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng chứa độc tố nguy hiểm. Do đó, không được tự ý sử dụng vị thuốc để tránh tác dụng không mong muốn.

Xem thêm: Cây tùng hương (tùng chi) và 5 bài thuốc chữa lao phổi, mụn nhọt, đau răng, đau nhức hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vạn niên thanh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vạn niên thanh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vạn niên thanh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vạn niên thanh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vạn niên thanh1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc