Cây xích thược (thược dược) và 6 bài thuốc chữa xương khớp, đau tức ngực, bạch đới, băng huyết,… hiệu quả
Nội dung chính
Cây xích thược là cách gọi khác của cây thược dược dại với ba tên gọi khác nhau. Cây được biết đến với nhiều bài thuốc chữa bệnh như đau nhức xương khớp, đau tức ngực, bạch đới, băng huyết,…
- Tên gọi khác: Thược dược, Xuyên xích thược, xích thược
- Tên khoa học: Paeonia liacliflora Pall
- Họ khoa học: Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Mô tả, thông tin cây xích thược
1. Mô tả cây cây xích thược
Xích thược Radix Paeoniae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược:
Thược dược (Paeonia lactiỷlora Pall.) đã mô tả ở trên. Nhưng là loài thược dược mọc hoang, củ nhỏ bé hơn dùng chế thành xích thược.
Thảo thược dược (Paeoniơ obovata Maxim). Cây này cũng mọc hoang, rễ phát triển thành củ có vỏ màu nâu đỏ.
Xuyên xích thược (Paeonia veitchii Lynch).
Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp, vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rẽ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế
Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lặng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc, Nhật Bản.
Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi là tỳ bà nhân.
Rễ. Rễ to dài, ngoài sắc nâu xám, trong sắc hồng hoặc trắng, chắc, nhiều bột là tốt.
Sau 4 năm trồng mới bắt đầu thu hoạch. Đào rễ vào các tháng 8-10, cắt bỏ thân rễ và rễ con, cạo, bỏ vỏ ngoài, đổ lên cho chín (thời gian đồ tùy theo rể to nhỏ mà quyết định), sau khi đồ sửa lại cho thẳng và sấy hay phơi khô. Tại Hàng Châu, người ta đào rễ vào tháng 6, cất bỏ rễ con. đổ lên rồi phơi nhưng sau khi phơi 1-2 ngày lại tẩm nước cho mềm, lăn cho tròn rồi tiếp tục phơi. Khi phơi không nên phơi nắng to quá để tránh nứt hay cong queo
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
- Tính vị: vị chua, đắng, tính hơi hàn.
- Quy kinh: Vào phần huyết của can kinh
- Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, độ ẩm thấp, đậy kín, tránh sinh nấm mốc
4. Thành phần hoá học
Tinh bột, tanin, nhựa, chất đường, sắc tố và acid benzoic. Tỷ lệ acid benzoic trong Xích thược là thấp hơn Bạch thược(0,92%), tinh dầu, Xích thược tố A, Paeoniflorin.
Tác dụng dược lý cây xích thược
Trên thực nghiệm súc vật thuốc có tác dụng chống co thắt ruột, dạ dày, tử cung (làm giảm đau do co thắt cơ trơn).
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lî, thương hàn, phó thương hàn, coli, khuẩn mủ xanh, trực khuẩn ho gà, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, virut cúm, herpes, virut đường ruột và một số nấm.
Thuốc có tác dụng làm giãn động mạch vành, chống ngưng tập tiểu cầu, chống hình thành huyết khối, làm tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim trên thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
Paeoniflorin có tác dụng kháng viêm và hạ sốt.
Dùng độc vị Xích thược làm tăng nhanh di căn của ung thư, trên thực nghiệm chứng minh Xích thược có tác dụng ức chế mạnh thể dịch và tế bào miễn dịch, nhưng lại nhận thấy cồn chiết xuất Xích thược D lại có tác dụng trực tiếp ức chế tế bào ung thư, có tác dụng gia tăng khả năng của thực bào, nâng cao ngưỡng CAMP của tế bào ung thư. Xích thược dùng phối hợp với một số vị thuốc chống ung thư cũng làm tăng thêm tác dụng chống ung thư của thuốc và không có tác dụng làm tăng di căn.
Theo Trung Y: Ủ thái mỏng (dùng sống). Có thể tẩm rượu hoặc tẩm giấm sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ủ cho đến mềm thấu, thái lát, hoặc bào mỏng. Sấy hoặc phơi khô (dùng sống).
- Sau khi bào thái mỏng sấy khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao, hoặc tẩm giấm sao.
Các bài thuốc trị bệnh từ cây xích thược
1. Trị lịch tiết phong, khớp xương đau nhức, tay chân phù
Xích thược 80g, Hải đông bì 80g, Đào nhân 20g, Đương quy 80g, Phòng kỷ 80g, Phụ tử 40g, Quế tâm 120g, Tỳ giải 40g, Xuyên khung 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 20g, hoặc thêm gừng 6g sắc uống ấm, lúc đói. (Xích Thược Dược Tán – Thái Bình Thánh Huệ Phương).
2. Trị đau thắt ngực do bệnh mạch vành
dùng Xích thược phối hợp Xuyên khung, Hồng hoa, Giáng hương dùng bài Mạch vành số 2 (Tổ phòng trị bệnh mạch vành Bắc kinh) gồm Giáng hương 20g, Đơn sâm 40g, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 20g tán mịn hòa nước uống chia 3 lần trong ngày, liên tục dùng 4 tuần là một liệu trình. Hoặc dùng độc vị Xích thược 40g sắc uống ngày 3 lần.
3. Trị chảy máu cam
Xích thược tán nhỏ, mỗi lần uống 6 – 8g.
4. Trị băng huyết, bạch đới
Xích thược, Hương phụ 2 vị bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 6 – 8g, ngày 2 lần trong 4 – 5 ngày.
5. Chữa chứng tích khối, đau một chỗ không di động nằm thì bụng sa xuống
Ngủ Linh chi 8g, Hồng hoa 12g, Xích thược 8g, Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 12g, Đan bì 12g, Ô dước 8g, Huyền hồ 8g, Cam thảo 12g, Hương phụ 10g, Chỉ xác 6g. Sắc uống. (Cách Hạ Trục Ứ Thang).
6. Trị thương hàn, nôn ra máu, cầu ra máu
Xích thược 40g, A giao 80g, Bạch truật 40g, Chích thảo 40g, Đương quy 40g, Hoàng cầm 40g, Phụ tử 40g, Sinh địa 160g. Tán bột, ngày uống 20g với rượu ấm, lúc đói. Tác dụng: Ôn dương, kiện Tỳ, lương huyết, chỉ huyết. (Xích Thược Dược Tán II – Thánh Tế Tổng Lực).
Lưu ý khi dùng thược dược (xích thược) chữa bệnh
Dùng cây xích thược chữa bệnh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Huyết hư, không bị ứ trệ thì kiêng dùng. Không dùng chung với Lê lô.
- Những bài thuốc chữa bệnh chưa có cơ sở khoa học cho nên cần dùng theo đúng liều lượng chỉ định để có hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những thông tin về cây xích thược và tác dụng chữa bệnh của nó. Cây có tác dụng chữa một số bệnh như cầm máu, bạch đới, băng huyết. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ là bài thuốc dân gian nên người bệnh không nên lạm dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!