5 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà dễ dàng áp dụng nhưng hiệu quả cao

Áp dụng những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà sau đây, người bệnh có thể cải thiện được sức khoẻ một cách nhanh chóng mà không cần phải dùng đến thuốc tân dược. Cùng tham khảo và lựa chọn cách thức chữa bệnh phù hợp nhất với mình.

Cách chữa trào ngược dạ dày ngay tại nhà
Cách chữa trào ngược dạ dày ngay tại nhà

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày (axit trong bao tử) đi ngược lên thực quản, gây ra cảm giác cồn cào, buồn nôn, rất khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ăn mòn dạ dày gây ra những biến chứng như: Lép thực quản, gây sẹo thực quản, ung thư thực quản.

Khi mới phát hiện bị trào ngược dạ dày, người bệnh hãy tiến hành ngay những cách chữa trị tại nhà để ngăn chặn bệnh phát triển và tiết kiệm chi phí khám chữa về sau. 5 cách đơn giản sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ chứng trào ngược dạ dày:

Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Chất kháng viêm tự nhiên trong mật ong sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn Hp – mầm mống gây ra trào ngược dạ dày. Đồng thời, việc tiêu thụ mật ong cũng góp phần điều tiết dịch vị trong dạ dày.

Công dụng mật ong trong điều trị bệnh dạ dày
Công dụng mật ong trong điều trị bệnh dạ dày trào ngược

Cách thức dùng mật ong chữa trào ngược dạ dày:

  • Cách 1: Lấy 2 thìa mật ong pha với 100ml nước ấm rồi uống vào sáng sớm, trước khi ăn sáng.
  • Cách 2: Trộn 2 thìa mật ong với 2 thìa bột chuối hột thành hỗn hợp dẻo, mịn rồi ăn trực tiếp vào buổi sáng ngay sau khi vệ sinh răng miệng.

Áp dụng hai cách chữa trào ngược dạ dày với mật ong từ 20 – 30 ngày liên tiếp để loại bỏ vấn đề trào ngược ở bao tử.

Tìm hiểu thêm: 5 bài thuốc chữa đau dạ dày bằng mật ong kết hợp với các thảo dược tại nhà

Trị trào ngược dạ dày tại nhà với lá tía tô

Lá tía tô chứa nhiều glucosid và tanin giúp hạn chế tiết axit dạ dày và tạo một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét. Do đó, sử dụng loại lá thơm quen thuộc này để chữa trào ngược dạ dày đem lại hiệu quả rất tốt.

Cách dùng tía tô loại bỏ tình trạng trào ngược axit dạ dày:

  • Cách 1: 300gram lá tía tô tươi đem rửa sạch rồi giã nát để lấy nước. Bỏ vào nước cốt tía tô vài hạt muối cho mùi đỡ tanh, nồng rồi uống trực tiếp. Thực hiện ngày 2 lần, duy trì ít nhất 15 ngày.
  • Cách 2: 100 gram lá tía tô tươi đã rửa sạch đem đun nước uống. Bạn nên uống mỗi ngày 1 lít nước lá tía tô thay cho các loại trà và uống thêm nước lọc để đảm bảo tiêu thụ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Duy trì uống nước như vậy 1 tháng.

Dùng lô hội chữa trào ngược dạ dày

Lô hội (nha đam) không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa các vi khuẩn, virus gây bệnh. Có được điều đó là nhờ sự tồn tại của các chất acemannan, arabinose và glycoprotein trong loại thảo dược này. Hơn thế, hoạt chất anthraquinon có trong nha đam còn góp phần ngăn ngừa axit dạ dày tiết ra quá mức và hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam
Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Cách thức chữa bệnh từ nha đam như sau:

  • Cách 1: Lấy 1 lá nha đam gọt vỏ, rồi bỏ hết nhớt sau đó đem xay nhuyễn với 100ml nước lọc. Tiếp tục lọc hỗn hợp qua một cái rây hoặc mảnh vải xô để có được phần nước cốt nha đam. Uống nước này trước 30 phút rồi mới dùng bữa ăn trưa và tối, duy trì ít nhất 15 ngày.
  • Cách 2:
    • Chuẩn bị: 1 lá nha đam to, 1 nắm đậu xanh, 1 thìa canh bột sắn dây, 1 ít đường phèn.
    • Cách làm: Lá nha đam gọt vỏ, bóp muối cho hết nhớt rồi rửa sạch, sau đó thái thành hạt lựu vừa ăn. Cho nha đam, đậu xanh vào nấu cùng 50ml nước rồi tiếp tục hoà bột sắn dây đổ vào, đun lửa vừa đến khi sôi. Lúc này, bạn cho 1 chút đường phèn vào để tạo vị ngọt. Ăn 3 lần trong ngày, duy trì từ 20 – 30 ngày liên tiếp.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng banking soda

Bạn biết đến banking soda là nguyên liệu để làm bánh hoặc làm trắng răng, trắng quần áo phải không nào? Chưa hết, nguyên liệu quen thuộc này còn có tác dụng kháng khuẩn, trung hoà nồng độ axit trong bao tử và khả năng loại bỏ tình trạng khó tiêu vô cùng hiệu quả.

Cách dùng baking soda trị trào ngược dạ dày:

Để sẵn 1 ly nước trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng rồi lấy ra, cho 1 thìa cà phê banking soda vào rồi khuấy cho tan hết. Sau đó, bạn uống từng ngụm nhỏ cho hết ly nước này. Mỗi lần uống khoảng 100ml vào buổi sáng, duy trì liên tục 2 – 3 tuần để khỏi bệnh.

Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng gừng tươi

Gừng tươi là một loại gia vị mang rất nhiều công dụng chữa bệnh. Đối với hệ tiêu hoá, gừng giúp bạn chống lại tình trạng đầy hơi, khó tiêu và chữa lành được các tổn thương ở niêm mạc của dạ dày. Bởi vậy, đây là phương thuốc tự nhiên chữa trào ngược dạ dày rất tốt.

Công dụng gừng tươi chữa trào ngược dạ dày
Công dụng gừng tươi chữa trào ngược dạ dày

3 cách loại bỏ tình trạng trào ngược dạ dày từ gừng đơn giản:

  • Cách 1: Lấy 2 – 3 củ gừng tươi rửa sạch đất bụi ở bên ngoài rồi thái thành lát nhỏ, ngâm chung với mật ong trong một hũ thuỷ tinh. Khoảng 1 tuần sau, gừng mềm ra, bạn lấy gừng ăn sau mỗi bữa ăn. Mỗi lần ăn 2 lát gừng, ăn liên tục trong 2 tuần.
  • Cách 2: Sử dụng 2 – 3 củ gừng tươi đã rửa sạch vỏ rồi thái lát mỏng như cách 1 đem ngâm với giấm gạo. Sau 1 tuần, bạn ăn từ 2 – 3 lát gừng sau mỗi bữa cơm và uống kèm 1 thìa nhỏ nước ngâm được. Sử dụng bài thuốc này 7 – 10 ngày để thấy tình trạng trào ngược được loại bỏ.
  • Cách 3: Cạo sạch vỏ và rửa sạch 1 củ gừng rồi thái thành từng sợi nhỏ như khi ăn trứng vịt lộn. Bạn cũng có thể đập dập, bằm nhỏ gừng. Ngâm gừng đã sơ chế vào 1 bát nước sôi, đậy kín nắp trong 10 phút để tinh chất trong gừng tiết hết ra bên ngoài. Vớt bã gừng rồi cho khoảng 1 thìa cà phê đường vào khuấy lên, uống khi nước gừng còn ấm. Sử dụng 2 – 3 ly nước gừng ngâm mỗi ngày và duy trì liên tục trong 15 ngày.

Trên đây là 5 cách đơn giản và mang lại hiệu quả cao khi bạn muốn chữa trào ngược dạ dày tại nhà. Song song với đó, người bệnh cần giảm tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất béo, chua, cay và ăn chậm, nhai kĩ, không ăn quá no để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Nếu tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng nặng hơn, bạn cần thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Vote post
Vote post
Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày

5 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y và những lưu ý khi sử dụng để có hiệu quả cao

Nội dung chínhChữa trào ngược dạ dày bằng mật ongTrị trào ngược dạ dày tại nhà với lá tía tôDùng lô hội chữa trào ngược...

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi

3 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng tinh bột nghệ hiệu quả nhưng ít ai biết dùng

Nội dung chínhChữa trào ngược dạ dày bằng mật ongTrị trào ngược dạ dày tại nhà với lá tía tôDùng lô hội chữa trào ngược...

mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bạn không thể bỏ qua

2 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bạn không thể bỏ qua

Nội dung chínhChữa trào ngược dạ dày bằng mật ongTrị trào ngược dạ dày tại nhà với lá tía tôDùng lô hội chữa trào ngược...

Bìa thuốc lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

3 bài thuốc từ lá trầu không chữa trào ngược dạ dày an toàn, lành tính cho người bệnh

Nội dung chínhChữa trào ngược dạ dày bằng mật ongTrị trào ngược dạ dày tại nhà với lá tía tôDùng lô hội chữa trào ngược...

Bài thuốc chữa dạ dày trào ngược bằng thì là

3 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam trong vườn nhà

Nội dung chínhChữa trào ngược dạ dày bằng mật ongTrị trào ngược dạ dày tại nhà với lá tía tôDùng lô hội chữa trào ngược...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp