Cúc liên chỉ dại (cây trứng ếch) và 4 bài thuốc chữa mụn nhọt, tim đập nhanh, sản dịch, đau đầu hiệu quả

Cúc liên chỉ dại hay còn gọi cây trứng ếch là một trong những cây thuộc họ cúc được trồng khá nhiều. Ít người biết rằng, cây còn có tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, cây có vị đắng, có thể hãm với nước sôi làm giảm chứng tim đập nhanh. Ngoài ra, cây còn có thể dùng chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da, đau đầu.

Thông tin, hình ảnh cúc liên chỉ dại
Thông tin, hình ảnh cúc liên chỉ dại
  • Tên gọi khác: Cây trứng ếch
  • Tên khoa học: Parthenium hysterophorus L.,
  • Họ: Cúc (Asteraceae)

Thông tin, mô tả cây cúc liên chỉ dại

1. Mô tả cây

Cây thảo phân nhánh cao 0,25 đến 1m; thân có rãnh gần như nhẵn. Lá xẻ hai lần lông chim, dài tới 11cm và rộng tới 6cm, các lá trên nguyên, mặt trên có lông bột, mặt dưới có lông xám. Đầu hoa có 5 góc, đường kính 4-8mm, xếp thành chuỳ thưa ở ngọn cây; lưỡi hoa màu trắng, hình thận, nhỏ; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế hình trứng ngược rộng, dài cỡ 2mm, có lông ở đỉnh. Cây có hoa quả kéo dài từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Phân bố: Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được phát tán vào nhiều xứ nhiệt đới khác. Ở nước ta, thường gặp cây mọc dại ở nhiều nơi, nhất là ở Hà Nội và các vùng lân cận dọc theo các đường đi, các bãi cát.
  • Bộ phận dùng: Thân mang lá và lá – Caulis et Folium Parthenii.
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Phơi khô

Cây trứng ếch có tác dụng chữa đau đầu, tim đập nhanh, mụn nhọt
Cây trứng ếch có tác dụng chữa đau đầu, tim đập nhanh, mụn nhọt

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Vị đắng, có tác dụng gây chảy nước bọt, làm giảm đau nhức, làm săn da.
  • Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Chưa được nghiên cứu kỹ. Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên, mà là một phức chất giống như digitalìn hay scìllìtin.

Chất Parthenin được coi là hoạt chất của cây: 100mg hoà tan trong nước đặt trên lưỡi sẽ gây chảy nước bọt rất nhiều. Nó có tác dụng chữa nhức đầu thường xuyên hay từng cơn. Theo Guyot thì nó không có tác dụng chữa sốt.

Gần đây Ulrici ở La Havana đã chiết từ lá và hoa cây này một ancaloit gọi là pacthenixin dưới dạng tinh thể không màu, bóng và đắng. Chất pacthenixín độc ở liều cao và được đề nghị dùng với liều 1g một ngày để chữa sốt, nhức đầu.

Tác dụng dược lý của cây trứng ếch

Ở nước ta, cây ít được dùng, nhưng ở một số nước Trung Mỹ như Jamaica, Đôminica, người ta sử dụng lá, đem giã ra và trộn với dầu thầu dầu để xát kích thích sự giảm bớt sản dịch.

Thân mang lá hãm hoặc sắc uống để trị chứng tim đập nhanh.

Còn được dùng chữa các vết loét, một số bệnh ngoài da, như bệnh ecpet (mụn rộp loang vòng).

Các chiết xuất parthenin được dùng với liều nhỏ tăng dần từ 100mg đến 2g để giúp sự tiêu hoá; còn parthenicin, với liều 1g ngày, dùng để làm thuốc hạ nhiệt, giảm đau; với liều cao nó gây độc.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cúc liên chỉ dại chưa có cơ sở khoa học nên không nên lạm dụng
Các bài thuốc chữa bệnh từ cúc liên chỉ dại chưa có cơ sở khoa học nên không nên lạm dụng

Các bài thuốc chữa bệnh từ cúc liên chỉ dại

1. Bài thuốc làm giảm bớt sản dịch

Dùng lá của cây cúc liên chỉ dại, rửa sạch, giã nát sau đó trộn với dầu của cây thầu dầu và sát vào

2. Chữa mụn nhọt, viêm loét, bệnh ngoài da

Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên

3. Cúc liên chỉ dại chữa đau nhức đầu thường xuyên

Lấy 100gr tinh dầu của cây hòa tan trong nước sau đó đặt lên lưỡi sẽ có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả.

4. Chữa chứng tim đập nhanh

Lấy thân, lá, cành tươi hoặc khô đem hãm với nước sôi và dùng như nước trà hàng ngày.

Những thông tin về cây cúc liên chỉ dại trên đây hy vọng giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về cây thuốc này. Đây là một trong những vị thuốc có thể dùng chữa mụn nhọt, đau đầu, tim đập nhanh. Tuy nhiên, đó là những bài thuốc chưa có cơ sở khoa học cho nên người bệnh không nên lạm dụng.

Xem thêm: Cây chó đẻ răng cưa (cây chó đẻ, diệp hạ châu) và 11 bài thuốc chữa bệnh về gan, mụn nhọt, sỏi thận, sốt rét… hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cúc liên chỉ dại1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cúc liên chỉ dại1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cúc liên chỉ dại1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây mít

Cây mít và 7 bài thuốc lợi sữa, hen suyễn, tưa lưỡi, tiểu cặn trắng, mụn nhọt, an thần, hạ huyết áp

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cúc liên chỉ dại1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Đậu cọc rào

Đậu cọc rào và 2 bài thuốc chữa bệnh ngoài da (lở loét, mẩn ngứa) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cúc liên chỉ dại1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng