Ké hoa đào (phan thiên hoa) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, rong kinh, đau nhức xương khớp… hiệu quả

Ké hoa đào hay còn gọi là phan thiên hoa, bái lương, địa đào hoa… Đây là cây mọc hoang nhưng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Từ lâu, cây đã được dùng điều trị mụn nhọt, bệnh phụ nữ, xương khớp, lỵ, tiểu buốt hiệu quả.

Thông tin, mô tả cây ké hoa đào
Thông tin, mô tả cây ké hoa đào
  • Tên gọi khác: Phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn, bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa.
  • Tên khoa học: Urena lobata
  • Họ khoa học: Bông (Malvaceae)

Thông tin, mô tả cây ké hoa đào

1. Mô tả cây

Ké hoa đào là một cây nhỡ cao chừng 1m, có cành mang mang nhiều lông mịn hình sao. Lá gần tròn, đường kính 4-6cm, có khi tới 9cm, gân lá hình chân vịt, mép răng cưa và chia thùy, đầu lá nhọn, phía cuối bằng hay hơi bằng, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro nhạt có nhiều lông, dài hình sao.

Hoa có cánh màu hồng, mọc đơn độc hay thành đôi ở kẽ lá, đường kính chừng 1.7cm. Quả hình cầu dẹt, có lông, trên có những gai hình móc, đường kính 7-8mm, hạt có vân dọc và có lông gợn ngắn. Mùa hoa suốt hạ và thu.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Phân bố: Cây ké hoa đào mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Malaixya…
  • Bộ phận dùng: Dùng toàn cây
  • Thu hái, chế biến: Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi. Thu hái tốt nhất vào các mùa hạ và mùa thu.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Vị cay ngọt, tính bình.
  • Quy kinh: Đi vào kinh Phế, Tỳ.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Toàn cây chứa thành phần phenol, axit amin, sterol. Vỏ thân chứa pentose 21.92%, lignin chiếm 6.87% Hạt chứa dầu 13-14%

ké hoa đào có vị ngọt, tính bình đi vào kinh Phế, kinh Tỳ tác dụng chữa bệnh
ké hoa đào có vị ngọt, tính bình đi vào kinh Phế, kinh Tỳ tác dụng chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây phan thiên hoa

Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy cao chiết ethanol từ các loại rễ ké hoa đào, đặc biệt là rễ tơ thủy canh, có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase. Tuy nhiên, trên mô hình chuột bị đái tháo đường gây bởi alloxan, tác động hạ glucose huyết của rễ tơ thủy canh còn thấp hơn so với rễ tự nhiên. Do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn như gia tăng độ tuổi của rễ tơ để cải thiện hiệu quả hạ đường huyết trên chuột nhằm làm nguồn nguyên liệu trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2.

Bài thuốc chữa sốt, ho, cảm mạo từ ké hoa đào

1. Bài thuốc trị cảm mạo

Dùng rễ cây ké hoa đào 24g, sắc nước uống trong ngày.

2. Tiêu phan thiên hoa chữa viêm họng

Dùng rễ cây ké hoa đào 60g, sắc lấy nước, dùng để ngậm và súc miệng; có thể uống thêm nước sắc, liều lượng nhiều ít tùy tình trạng bệnh.

3. Bái lương chữa ho ra máu

Dùng búp và lá non ké hoa đào 30-60g, rửa sạch, thái nhỏ, thịt lợn nạc lượng thích hợp, hầm lên ăn mỗi ngày 1 lần.

Ké hoa đào có thể dùng chữa rong huyết, mụn nhọt, xương khớp
Ké hoa đào có thể dùng chữa rong huyết, mụn nhọt, xương khớp

Chữa rong huyết, phù thũng từ cây ké hoa đào

1. Chữa viêm thận, phù thũng

Dùng rễ ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống ngày 2 lần.

2. Bài thuốc trị chứng rong huyết

Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với mần tưới, chỉ thiên, mã đề – mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống.

3. Điều trị khí hư từ cây bái cúc

Dùng rễ hoặc cành lá ké hoa đào 20-40g, phối hợp với chua ngút, bòng bong lá to – mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống trong ngày.

Ké hoa đào và bài thuốc chữa bệnh khác

1. Bài thuốc chữa kiết lỵ từ địa đào hoa

Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với ba chẽ 10g; sắc nước uống.

3. Chữa phong thấp viêm khớp xương đau nhức

Dùng rễ cây ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống trong ngày.

3. Bài thuốc điều trị mụn nhọt lở loét, mưng mủ

Dùng rễ cây ké hoa đào giã nát đắp.

4. Dùng ké hoa đào điều trị bướu giáp

Thân, lá ké hoa đào phơi khô 25g – 30g đun nước uống thay nước hàng ngày.

5. Điều trị tiểu buốt từ niêm tử du

Lấy 500g lá ké hoa đào tươi, 500g lá hà thủ ô trắng tươi. Giã nát, vắt lấy nước, hòa thêm chút nước muối uống trong ngày. Uống liên tục trong 2 ngày.

Lưu ý khi dùng ké hoa đào chữa bệnh

  • Không dùng ké hoa đào cho phụ nữ mang thai
  • Người hư hàn kiêng dùng

Trên đây là những thông tin về cây ké hoa đào và công dụng chữa bệnh của nó. Có thể nói, cây mọc hoang này mang đến nhiều bài thuốc chữa bệnh nhưng đó chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học nên người bệnh không nên lạm dụng.

Xem thêm: Ké hoa vàng (cây ro) và 10 bài thuốc chữa mụn nhọt, da liễu, xương khớp, lỵ hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc cây xương rồng chữa bệnh xương khớp

Bài thuốc cây xương rồng chữa bệnh xương khớp hiệu quả như thế nào?

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây ké hoa đào1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Bài thuốc trị xương khớp tại nhà

Bài thuốc trị xương khớp tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhanh chóng

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây ké hoa đào1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây ké hoa đào1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây ké hoa đào1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây ké hoa đào1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng