Mộc nhĩ (nấm mèo, nấm tai mèo) và 21 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, viêm phế quản… hiệu quả

Mộc nhĩ còn được gọi với nhiều tên khác như Nấm mèo, Nấm tai mèo, Hắc mộc nhĩ, Mộc nhu, Mộc nga, Mộc tung, Vân nhĩ. Đây là một loại nấm mộc trên thân gỗ của nhiều loại cây khác nhau. Mộc nhĩ được sử dụng như thực phẩm và dược liệu với tác dụng bổ huyết, thông mạch, cầm máu và cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân.

Thông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ
Thông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ

Tên gọi khác: Nấm mèo, Nấm tai mèo, Hắc mộc nhĩ, Mộc nhu, Mộc nga, Mộc tung, Vân nhĩ

Tên khoa học: Uricularia auricula (L.) Underw

Họ: Mộc nhĩ (Auriculariaceae)

Thông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ

1. Đặc điểm sinh thái

Mộc nhĩ hay Nấm mèo là một loại nấm phát triển trên các thân cành hay cây gỗ mục của nhiều loại cây khác nhau. Mặt trên nấm nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu. Mô nấm chứa chất keo và mặt sinh sản nhẵn hoặc nhăn, được phủ một lớp phấn trắng do các bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành.

Cơ quản sinh sản của Nấm mèo là đảm đa bào, có hình chùy, nằm sâu bên trong chất keo. Một nấm có chứa một bào tử có cuống nhỏ, phát triển ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và đến bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ có một bào tử đảm. Thịt Nấm mèo thường dày khoảng 1 – 3 mm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Nấm mèo phân bố lan rộng ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nấm được tìm thấy ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Australia, Nam Mỹ và cả châu Phi. Ở nước ta, Nấm mèo được trồng để thu hoạch làm thuốc và sử dụng dược liệu.

Bộ phận dùng: Thế quả của Mộc nhĩ được sử dụng để làm dược liệu. Tên gọi khoa học là Auricularia.

Thu hái – Sơ chế: Nấm mèo thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái thì rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể rồi mang đi phơi khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Mộc nhĩ tính bình, có vị ngọt thanh.

Quy kinh: Mộc nhĩ quy kinh Đại tràng và kinh Vị.

Bảo quản dược liệu: Nấm mèo cần được phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi ni lông hoặc hộp kín. Đặt nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để nấm không bị ẩm mốc.

4. Thành phần hóa học

Trong 100g Mộc nhĩ khô có chứa một số thành phần hóa học như:

Năng lượng 293,1 kcal

Chất đạm protéine 10,6 g

Chất béo Lipide 0,2 g

Đường Glucides 65 g

Sắt Fe 185 mg

Calcium Ca 375 mg

Phosphore P 201 mg

Carotène 0,03% mg

Chất tro 5,8 g

Nấm tai mèo dùng để chế biến món ăn hàng ngày
Nấm tai mèo dùng để chế biến món ăn hàng ngày

Tác dụng dược lý của cây mộc nhĩ

Theo y học hiện đại, Mộc nhĩ có một số tác dụng như:

  • Chống oxy hóa
  • Hạ đường máu
  • Hỗ trợ làm giảm mỡ trong máu
  • Giúp phòng chống bệnh ung bướu
  • Tác dụng chống viêm
  • Hỗ trợ chống đông máu
  • Tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng làm mát máu, dưỡng huyết, cầm máu, thông mạch
  • Thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm

7 Bài thuốc điều trị bệnh về tim, huyết áp, máu nhiễm mỡ từ mộc nhĩ

1. Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, mỡ trong máu và nhiều tình trạng khác

Sử dụng Nấm mèo, Nấm tuyết, mỗi loại 100 g, rửa sạch, ngâm nở, xé nhỏ. Chần nấm qua nước sôi, sau đó nhúng nhanh qua nước lại, để ráo nước, đặt vào đĩa to. Lại dùng Dưa chuột 150 g, rửa sạch thái lát, trộn đều cùng các loại nấm. Rưới dầu ăn sôi, nêm thêm gia vị, dùng ăn mỗi ngày.

2. Hỗ trợ điều trị chứng mỡ trong máu cao, chống tắc nghẽn động mạch

Sử dụng Mộc nhĩ 10 g, Đại táo 5 quả, thịt lợn nạc 50 g, 3 lát gừng hầm cùng 6 chén nước, đến khi còn 2 chén thì thêm muối, dùng ăn như canh. Mỗi ngày ăn một lần, liên tục trong nhiều ngày.

3. Điều trị bệnh mạch vành, tăng huyết áp

Sử dụng Mộc nhĩ 10 g, Ngân nhĩ 10 g, ninh nhừ nềm thêm một lượng đường phèn vừa ăn, dùng ăn trước khi đi ngủ.

4. Hoạt huyết hóa ứ, điều trị bệnh động mạch vành tim

Sử dụng 6 g Mộc nhĩ, Phật thủ 50 g, Ý dĩ 20 g, thịt lợn 50 g, nấu thành canh, dùng ăn trong ngày.

5. Tư âm bổ gan, kiện não, tăng cường sức khỏe não bộ

Sử dụng Mộc nhĩ 60 g, một nửa sao cháy một nửa sao khô, kết hợp cùng Vừng đen 15 g sao thơm, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi ngày dùng 6 g hãm với 120 ml nước sôi, dùng uống thay trà.

6. Phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Sử dụng Nấm mèo 5 g, Đậu phụ 200 g, nấu thành canh, dùng ăn thường xuyên. Hoặc có thể dùng 6 g Mộc nhĩ nấu với đường phèn lấy nước dùng uống trước khi đi ngủ.

7. Chữa huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu ở võng mạc

Sử dụng Mộc nhĩ 30 g ngâm trong nước qua một đêm, sau đó mang đi hấp chín với đường trong 1 – 2 giờ, dùng ăn trước khi đi ngủ.

Tuy nhiên nó cũng được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau
Tuy nhiên nó cũng được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau

4 bài thuốc điều trị táo bón, đại tiện ra máu từ cây mộc nhĩ

1. Điều trị đại tiện không thông

Sử dụng Mộc nhĩ, Hải sâm, mỗi vị 30 g, phèo lợn 200 g. Phèo rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ, hầm cùng Nấm mèo và Hải sâm, nêm thêm gia vị, dùng ăn khi còn nóng.

2. Chữa táo bón, xuất huyết

Sử dụng Nấm mèo 6 g, Hồng khô 30 g nấu thành chè, dùng ăn.

3. Chữa đại tiểu tiện ra máu

Sử dụng Nấm mèo 50 g, sao tồn tính, tán thành bột mịn, dùng uống.

4. Điều trị tiểu ra máu

Sử dụng Nấm mèo 30 g, Hoa hiên 120 g, đường phèn phân lượng vừa đủ, nấu thành canh, dùng ăn khi còn nóng.

2 bài thuốc điều trị kinh nguyệt không đều, chỉ huyết, rong kinh từ mộc nhĩ

1. Chữa kinh nguyệt không đều, tiểu tiện ít, nước tiểu màu vàng

Sử dụng Nấm mèo 30 g, rửa sạch, xào với lửa nhỏ. Sau đó thêm khoảng 300 ml nước, nấu chín, nên thêm 15 g đường cát, dùng uống.

2. Tán ứ, chỉ huyết, dùng cho phụ nữ băng kinh, rong kinh

Sử dụng Nấm mèo 60 g, sao đến khi bốc khói là được, kết hợp với Huyết dư thán 10 g, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 6 – 10 g, uống với nước ấm hoặc có thể pha thêm một ít giấm thanh.

3 bài thuốc điều trị ho, hen suyễn, viêm phế quản

1. Điều trị hen suyễn, miệng khô, nhiều đờm, tay chân lạnh, mặt tái nhợt

Sử dụng Mộc nhĩ 20 g, đường phèn 15 g, nấu cùng một lượng nước vừa đủ. Dùng uống trong ngày.

2. Điều trị ho lâu ngày, thổ huyết, cơ thể suy nhược, tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều

Sử dụng Mộc nhĩ 5 g ngâm nước ấm, rửa sạch, Đại táo 5 quả, bỏ hạt, gạo tẻ 100 g, đường phèn vừa đủ. Đun các nguyên liệu nhỏ lửa thành cháo, gia thêm đường phèn, chia thành 2 lần dùng ăn trong ngày.

3. Điều trị viêm phế quản mãn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi

Sử dụng Nấm mèo 20 g, ngâm với nước ấm đến khi nở, nấu cùng 20 g đường phèn. Lấy nước dùng uống ngay trong ngày.

5 bài thuốc chữa bệnh khác từ mộc nhĩ

1. Điều trị đau răng

Sử dụng Nấm mèo và Kinh giới, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sắc lấy nước dùng nước ngậm và súc miệng.

2. Điều trị suy nhược cơ thể

Sử dụng Mộc nhĩ, Chà là, mỗi vị 30 g, sắc thành nước, dùng uống mỗi ngày.

3. Dưỡng ẩm, chỉ huyết, phòng chống các bệnh xuất huyết

Sử dụng Nấm mèo 15 – 30 g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ, rửa sạch, hầm nhừ, gia thêm đường trắng, dùng ăn trong ngày.

4. Tác dụng bổ thận, điều trị xuất huyết tử cung cơ năng do thận hư

Sử dụng Nấm mèo 200 g, ngâm nước ấm, rửa sạch hầm với Hồng táo 250 g trong 2000 ml nước cho thật nhừ. Gia thêm đường phèn, chia thành 7 phần, mỗi ngày ăn một phần, chia thành sáng chiều.

5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Dùng Nấm mèo và Biển đậu, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 9 g.

Lưu ý khi sử dụng Mộc nhĩ chữa bệnh

  • Người đại tiện thực nên kiêng sử dụng Mộc nhĩ.
  • Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện phân lỏng không nên sử dụng Nấm mèo.
  • Không dùng kết hợp Nấm mèo và củ cải trắng, Ốc bươu.
  • Không nên sử dụng Nấm mèo ngâm nước quá lâu, điều này có thể gây ngộ độc.
  • Không nên ăn quá nhiều Mộc nhĩ. Điều này có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và khiến dạ dày không tiêu hóa được.
  • Không nên ngâm Mộc nhĩ bằng nước nóng. Nên ngâm bằng nước lạnh.
  • Không được ăn Mộc nhĩ tươi.

Sử dụng Mộc nhĩ thường xuyên có thể phòng chống nhiều bệnh lý và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trước khi sử dụng người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Xem thêm: Cây đơn trắng và 5 bài thuốc chữa lỵ, rối loạn tiêu hóa, đỏ sẻn, bạch đới, đau nhức hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược liệu Mộc nhĩ1. Đặc điểm sinh thái2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em