Cây bùng bục (bục bục) và 5 bài thuốc chữa rắn cắn, viêm gan, băng huyết, sốt, sa tử cung hiệu quả

Cây bùng bục (hay còn gọi là bục bục, bông bét, bùm bụp) thường được trồng ở bờ rào hoặc làm cảnh. Tuy nhiên, ít ai biết cây này còn có tác dụng chữa bệnh. Theo nghiên cứu y học cổ truyền, bùng bục có vị đắng, chát, tính bình có tác dụng hoạt huyết, thu liễm, bổ vị tràng. Từ lâu, cây được dùng chữa một số bệnh như rắn cắn, viêm gan, băng huyết, sa tử cung.

Thông tin, mô tả cây bùng bục
Thông tin, mô tả cây bùng bục
  • Tên gọi khác: Bục bục, Bông bét, Cây lá ngõa kok po hou, Bùm bụp.
  • Tên khoa học: Mallotus barbatus Muell. Et Arg
  • Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Thông tin, mô tả cây bùng bục

1. Mô tả cây bùng bục

Bùng bục là một cây nhỡ, cao chừng 1.5-2m, cành non có nhiều lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, phiến lá hình tim, đầu lá dài nhọn, phía cuống tròn hay thẳng góc với cuống, mép nguyên hay hơi thành 3 thùy cắt không sâu, dài rộng chừng 15-18cm, khi còn non mặt dưới có những lông màu vàng nhạt, khi già có thể nhẵn, những cuống dài có phủ lông màu vàng.

Mùa hoa vào các tháng 4-5 ở miền Bắc, mùa quả vào tháng 8-9. Hoa khác gốc, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, hoa đực dài và nhỏ hơn hoa cái. Bông hoa dài tới 20cm. Quả có lông cứng to dài. Hạt màu đen, nhỏ, chỉ lớn hơn đầu đinh ghim một chút.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng, nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp dùng thắp đèn hay làm nến.

  • Bộ phần dùng: Rễ và vỏ cây
  • Thu hái: Thu hái quanh năm
  • Chế biến: Rễ, vỏ cây mang về rửa sạch, phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Bùng bục có vị hơi đắng và chát, tính bình.
  • Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ ta thấy trong hạt bùng bục vó một chất sáp có thể dùng làm nến hay sáp.

Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm; lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu.

Bùm bục có vị đắng, chát, tình bình có tác dụng chữa bệnh
Bùm bục có vị đắng, chát, tình bình có tác dụng chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây bục bục

  • Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm; lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu.
  • Rễ Bùng bục có tác dụng chữa Viêm gan mạn tính, sưng gan lá lách, Sa tử cung và trực tràng; Huyết trắng, phù thũng khi có thai; Viêm ruột ỉa chảy.
  • Một vài nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào dùng ép hạt dầu để thắp.
  • Tại Trung Quốc người ta dùng một loại bùng bục, vỏ thân cây này được dùng chữa nôn mửa, còn có tác dụng sát trùng, nấu cao dán lên mụn nhọt có tác dụng đỡ nung mủ và lên da non. Gần đây người ta còn thấy vỏ cây này có tác dụng giúp sự tiêu hóa, dùng chữa đau dạ dày và loét tá tràng có kết quả.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bùng bục

Bông bét có tác dụng chữa rắn cắn, sốt, băng huyết sau sinh..
Bông bét có tác dụng chữa rắn cắn, sốt, băng huyết sau sinh..

1. Bục bục chữa viêm gan mạn tính, sưng gan lách

Rễ Bùng bục 15g, rễ Muỗng truồng 30g và rễ Sim 30g, sắc uống, sẽ đỡ nhiều.

2. Bông bé chữa băng huyết sau sinh

Vỏ thân khô Bùng bục 15g, phối hợp với thân cây lấu, rễ Vú bò, cành lá Chua ngút, mỗi vị 12g, sắc uống, khá hiệu quả.

3. Bị rắn cắn chữa bằng bùm bụp

Lấy lá nhai đắp vào nơi rắn cắn

4. Rễ cây sắc uống có tác dụng hạ sốt

Nói tóm lại: Cây bông bét chỉ là một loài cây dại mọc hoang, hiệu quả điều trị bệnh không cao nên ít được sử dụng làm thuốc.

4. Chữa sa tử cung và trực tràng từ bùng bục

Rễ Bùng bục 30g, rễ Kim anh 15g, sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng cây bùng bục chữa bệnh

Nhiều bạn dễ nhầm lẫn cây bùng bục với cây khôi tía (Bởi 2 loài này đều có lông mịn ở lá, tuy nhiên lá khôi tía thuôn và dài hơn, mắt dưới lá khôi có màu tía còn mặt dưới cây bông bét có màu trắng bạc).

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây bùng bục và tác dụng chữa bệnh của nó. Cây có thể dùng chữa bệnh nhưng những bài thuốc này chưa có nghiên cứu khoa học, cho nên người bệnh không nên lạm dùng. Thay vào đó, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc.

Xem thêm: Cây Tam Thất với 22 bài thuốc chữa bệnh phụ khoa (rong kinh, đau bụng kinh), giúp cầm máu, trị đau dạ dày, tiểu đường, huyết áp, tim mạch

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bùng bục1. Mô tả cây bùng bục2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bùng bục1. Mô tả cây bùng bục2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bùng bục1. Mô tả cây bùng bục2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây đậu đỏ nhỏ

Cây đậu đỏ nhỏ (đậu đỏ) và 3 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, phù, sản dịch hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bùng bục1. Mô tả cây bùng bục2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây keo nước hoa

Cây keo nước hoa (keo ta) và bài thuốc chữa khí hư, bạch đới, rửa vết thương hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bùng bục1. Mô tả cây bùng bục2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp