Cây hoa hiên vào 14 bài thuốc chữa mụn nhọt, chảy máu cam, tiểu rắt, kinh nguyệt không đều, sưng vú,… hiệu quả

Cây hoa hiên được biết đến là một loại hoa cảnh nhưng cũng là vị thuốc chữa bệnh. Cây có vị ngọt và tính mát tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm. Từ lâu, cây được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, chảy máu cam, tiểu rắt, kinh nguyệt không đều, sưng vú.

Thông tin, mô tả cây hoa hiên
Thông tin, mô tả cây hoa hiên

Tên gọi khác: Kim châm, Hoàng hoa, Kim ngân thái, Huyền thảo…

Tên khoa học: Hemerocallis fulva L.

Họ: Hành tỏi (Liliaceae)

Thông tin, mô tả cây hoa hiên

1. Đặc điểm thực vật

Hoa hiên là một loại cây cỏ sống lâu năm có thân rễ rất ngắn và phần rễ mầm nhỏ. Lá cây có hình sợi, dài khoảng 30 – 50cm, rộng khoảng 2,5cm hoặc hơn, phía trên mặt lá có chứa nhiều mạch.

Trục mang hoa thường sẽ cao bằng lá, phía trên có phân nhánh chứa khoảng 6 – 12 hoa. Hoa to với màu vàng đỏ và mùi thơm dịu, tràng hoa hình phễu, xẻ thành 6 phiến ở phía trên. Bầu có 3 ngăn, nhị 6, ra hoa vào mùa hạ hay đầu thu. Quả có hình 3 cạnh, chứa hạt bóng màu đen bên trong.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Hoa hiên là dược liệu được tìm thấy ở nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản và cả những nước thuộc khu vực châu Âu. Ở nước ra, dược liệu này có thể mọc hoang hay được trồng rất phổ biến. Nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng…

Bộ phận dùng: Các phần rễ củ, lá và hoa là những bộ phận của cây được sử dụng để làm vị thuốc.

Thu hái: Phần lá của cây có thể được thu hái vào bất cứ mùa nào trong năm và thường được dùng ở dạng tươi. Còn hoa thì sẽ hái vào mùa hạ hay đầu thu, lúc mới chớm nở. Riêng phần rễ cây sẽ được thu hái vào mùa thu. Sau đó đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản dùng dần đều được.

Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Theo các tài liệu Đông y ghi nhận thì dược liệu hoa hiên có vị ngọt và tính mát.

Quy kinh: Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.

Bảo quản: Dược liệu khi đã được sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

4. Thành phần hóa học

Sau đây là một số thành phần có trong dược liệu hoa hiên: Protein, Chất béo, Vitamin A, C, Đường khử, Adenin, Cholin, Arginin, Iodin, Asparagin

Tác dụng dược lý của cây hoa hiên

Theo y học hiện đại:

  • Dược liệu này được cho là có tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn nhiều so với tác dụng trung ương.
  • Dùng nước sắc hoa hiên có thể làm tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.
  • Một số thành phần có trong dược liệu có thể chống lại tác dụng của dicumarin.
  • Số lượng bạch cầu không cô lập trong khi lượng hồng cầu và tiểu cầu tăng lên.

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu đờm, lương huyết chỉ huyết, lợi niệu, làm yên ngũ tạng, trừ thấp nhiệt.
  • Chủ trị: Chảy máu cam, viêm gan, vàng da, ho ra máu, viêm tiết niệu, viêm tuyến vú, bệnh trĩ nội kèm đi cầu ra máu, viêm tai giữa, giúp an thai…

Các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ

Cây hoa hiên chữa mụn nhọt, chảy máu cam, tiểu rắt, kinh nguyệt không đều, sưng vú
Cây hoa hiên chữa mụn nhọt, chảy máu cam, tiểu rắt, kinh nguyệt không đều, sưng vú

1. Bài thuốc chữa nóng trong người ở phụ nữ mãn kinh từ cây hoa hiên

Chuẩn bị: 10g hoa hiên cùng với 10g lá dâu.

Thực hiện: Sử dụng các vị thuốc trên để nấu canh ăn hằng ngày. Ăn cả phần nước đến phần cái mỗi ngày 1 lần.

2. Bài thuốc chữa chứng kinh nguyệt không thông ở phụ nữ

Chuẩn bị: 15g hoa hiên, 20g rễ củ gai, 12g ngải cứu, 12g ích mẫu thảo.

Thực hiện: Các dược liệu cho vào ấm rồi cho thêm 600ml nước sắc chung trên lửa nhỏ. Đến khi lượng nước trong ấm còn khoảng 200ml là đạt. Chia đều làm 2 lần uống trong ngày. Dùng khi thuốc còn ấm với liều 1 thang/ngày. Sử dụng đều đặn trong ít nhất 7 ngày.

3. Bài thuốc trị tắc tia sữa từ cây hoa hiên

Chuẩn bị: 12g hoa hiên cùng với 40g bồ công anh.

Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc với 1 thăng nước trên lửa nhỏ đến khi còn 1/3 thăng. Chia đều làm 3 lần uống/ngày, mỗi ngày 1 thang. Dùng 7 thang liên tục.

4. Bài thuốc chữa viêm tai giữa, viêm tuyến vú

Chuẩn bị: 20g hoa hiên ở dạng khô.

Thực hiện: Sắc dược liệu lấy nước uống với liều 1 thang/ngày. Tận dụng phần bã để đắp vào vị trí bị sưng đau viêm nhiễm.

5. Bài thuốc chữa chảy máu cam, bí tiểu, sưng vú

Chuẩn bị: 15g lá hoa hiên.

Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm nấu chung với 300ml nước trên lửa nhỏ. Đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 200ml là đạt. Uống khi thuốc còn đủ độ ấm, dùng liều 1 thang/ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh khác

1. Bài thuốc trị vàng da do lạm dụng rượu

Chuẩn bị: 15g lá hoa hiên cùng với 30g cà gai leo.

Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước uống. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc trong 1 tháng liên tục sẽ thấy kết quả.

2. Bài thuốc trị sán máu từ cây hoa hiên

Chuẩn bị: 30 – 40g rễ hoa hiên.

Thực hiện: Cho vị thuốc vào ấm sắc chung với 1 thăng nước trong khoảng 20 – 30 phút. Chia lượng thuốc thu được làm nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng liều lượng 1 thang/ngày.

3. Bài thuốc trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt

Chuẩn bị: 15g rễ hoa hiên, 12g mã đề, 12g râu ngô.

Thực hiện: Các dược liệu cho hết vào ấm sắc với 1 thăng nước đến khi chỉ còn 400ml thì ngưng. Chia đều thành 2 lần uống trong ngày. Dùng khi thuốc còn ấm nóng với liều lượng 1 thang/ngày. Duy trì liên tục trong khoảng từ 5 – 10 ngày.

4. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ từ cây hoa hiên

Chuẩn bị: 12g hoa hiên, 20g lá dâu tằm, 10g lá vông nem.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem nấu canh ăn mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng mình hoa hiên, phơi trong bóng râm rồi sao nóng và hãm lấy nước uống hằng ngày.

5. Bài thuốc giúp cầm máu

Chuẩn bị: 1 nắm lá hoặc hoa hiên.

Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch sau đó giã nát. Cho thêm chút nước vào rồi gạn uống. Tận dụng phần bã để đắp vào lỗ mũi

6. Bài thuốc giải nhiệt, lợi tiểu

Chuẩn bị: Hoa hiên và thịt gà với lượng vừa phải.

Thực hiện: Đem hầm chung các nguyên liệu với nhau rồi ăn hằng ngày. Phụ nữ có thai nếu kết hợp uống chung với nước sắc chứa 30g cây gai sẽ cho tác dụng chữa động thai rất tốt.

7. Bài thuốc trị mụt nhọt

Chuẩn bị: 1 ít rễ hoa hiên.

Thực hiện: Đem giã nát dược liệu rồi đắp trực tiếp vào nốt mụn.

8. Bài thuốc trị chảy máu cam do nhiệt

Chuẩn bị: 15g rễ hoa hiên tươi.

Thực hiện: Dược liệu đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó cho thêm nước và chắt lấy 1 bát nước đặc. Cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều và uống trực tiếp.

9. Bài thuốc trị bệnh trĩ nội, đi cầu ra máu tươi

Chuẩn bị: 20g hoa hiên khô cùng với 20g cây huyết dụ.

Thực hiện: Cho các dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng khi nước thuốc còn ấm nóng với liều 1 thang/ngày.

Lưu ý khi sử dụng hoa hiên để chữa bệnh

Hoa hiên mặc dù là dược liệu đem lại rất nhiều tác dụng điều trị bệnh nhưng bạn cần thận trọng khi dùng. Phần rễ cây có tính độc nhẹ nên cần chú ý về liều lượng.

Dùng quá liều có thể phát sinh các triệu chứng ngoại ý như: Tiểu không kiểm soát, Giãn đồng tử, Mờ mắt, Ngưng hô hấp

Ngoài ra, cần tránh việc sử dụng hoa để ăn sống vì sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Những thông tin mà bài viết đã tổng hợp về dược liệu hoa hiên chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có ý định sử dụng dược liệu, tốt nhất bạn nên tham khảo kỹ ý kiến thầy thuốc hoặc bác sỹ để đảm bảo tính an toàn.

Xem thêm: Đậu đen (ô đậu, hương xị) và 17 bài thuốc chữa bệnh thận yếu, liệt dương, mụn nhọt, ghẻ lở, đau bụng, đau nhức xương khớp… hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoa hiên1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoa hiên1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoa hiên1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoa hiên1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây hoa hiên1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp