Cây hoàn ngọc với 18 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày tá tràng, đại tràng, xơ gan), viêm đường tiết niệu, các bệnh da liễu
Nội dung chính
Cây hoàn ngọc từ lâu đã được biết đến là cây thuốc Nam quý hiếm có thể dùng để chữa các bệnh lở loét, bệnh về đường tiêu hóa. Hiện nay, cây hoàn ngọc còn được khai thác với nhiều công dụng chữa bệnh khác. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về loài cây này cũng như những công dụng của nó nhé!
- Tên khác: Xuân hoa, cây lan điền, cây con khỉ, cây nhật nguyệt
- Tên khoa học: Pseuderanthemum (Nees) Radlk
- Tên tiếng anh: Pseuderanthemum (Nees) Radlk
- Họ: Ô Rô (Acanthaceae)
Đặc điểm nhận dạng cây Hoàn ngọc
1. Mô tả cây Hoàn ngọc
Hoàn ngọc là cây bụi sống lâu năm có chiều cao từ 1 – 2m. Khi con non, thân cây có màu xanh lục, phát triển với nhiều cành nhưng khi về già thân sẽ hóa gỗ, có màu nâu. Lá hoàn ngọc mọc đối có hình dạng mũi mác, dài từ 12 – 17cm. Cuống lá dài từ 1.5 – 2.5cm. Phần gốc lá thuôn, phần đầu lá nhọn, ở mép của lá có răng cưa.
Hoa của cây hoàn ngọc là hoa lưỡng tính có màu trắng pha tím, mọc ở các đầu cành. Hoa gồm 5 đài tách rời nhau. Các tràng hoa có 1 ống hẹp, dài. Hoa có 5 cánh chia 2 môi, môi dưới gồm 2 thùy và môi trên gồm 3 thùy, thùy ở giữa có chấm tím. Hoa có 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn và có phấn màu tím bao quanh.
Hoàn ngọc gồm có 2 loại là hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ. Hoàn ngọc trắng có lá màu xanh và có nhiều dịch nhớt ở hai mặt. Trong khi đó, hoàn ngọc đỏ sẽ có đầu lá đỏ hoặc hơi nâu khi còn non, bề mặt của lá có lông tơ, vị chua. Khi về già thì hoàn ngọc đỏ có màu xanh, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới.
2. Phân bổ, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Cây hoàn ngọc được tìm thấy ở hầu khắp trên cả nước, đặc biệt là miền Bắc và miền Nam, vùng đồng bằng và vùng núi. Chỉ sau 20 – 30 ngày là cây đã phát triển tươi tốt, cành lá sum suê. Hoàn ngọc phát triển mạnh nhất vào mùa mưa.
Người ta thường lấy lá non tươi của cây hoàn ngọc (hoặc phơi dưới bóng râm rồi bảo quản) làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, rễ của cây hoàn ngọc già (thường có 7 năm tuổi trở lên) sẽ được lấy về chế biến như một loại thuốc.
Hoàn ngọc có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên vào mùa mưa cây phát triển tươi tốt sẽ thu hoạch được nhiều hơn. Hoàn ngọc có thể dùng tươi hoặc chế biến. Lá cây có thể mang về phơi dưới bóng râm rồi bảo quản, còn rễ cây thì phơi khô hoặc cô đặc thành cao.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Vỏ và rễ cây hoàn ngọc có vị đắng. Lá hoàn ngọc non nhớt, lá già có bột nhưng không có mùi vị. Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi rõ hoàn ngọc quy kinh như thế nào.
Hoàn ngọc sau khi đem về chế biến sẽ được bảo quản trong túi bóng thật kĩ. Để tránh thuốc bị ẩm mốc, người ta tránh để những nơi ẩm ướt. Thỉnh thoảng mang thuốc ra phơi lại để tránh ẩm.
4. Thành phần hoá học
Trong cây hoàn ngọc có nhiều thành phần hóa học như: Sterol, acid hữu cơ, flavonoid, saponin, carotenonl, đường khử. Ngoài ra còn có epimer ( hỗn hợp đồng phân của stigmasterol và poriferasterol); phytol, beta-D- glucopyranosyl-3-O- sitosterol, beta – sitosterol.
Trong lá hoàn ngọc tươi chứa 2.65mg/g diệp lục toàn phần. Ngoài ra, trong lá khô chứa protein (30.08%).
Tác dụng dược lý
Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, các chất trong cây hoàn ngọc có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, lá cây hoàn ngọc với nồng độ 6mg/ml cao có thể ức chế nguồn MAO đến 69.9%. Dịch chiết trong lá có khả năng thủy phân protein ở pH 7.5 và nhiệt độ 70 độ C. Ngoài ra, hoàn ngọc còn có tác dụng ổn định huyết áp, bảo vệ gan, điều trị bệnh về dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về đường ruột, đường tiết niệu,…
Theo y học cổ truyền, cây hoàn ngọc giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị một số bệnh như cảm cúm, tiểu rát, tiểu ra máu, sốt cao, tiêu chảy, tả lị, mụn lồi, sẹo lồi,… Ngoài ra, hoàn ngọc còn có thể cầm máu và hỗ trợ điều trị ung thư.
Bài thuốc chữa bệnh các bệnh về đường tiêu hoá
1. Chữa viêm nhiễm đường tiêu hoá
Với người bị viêm nhiễm đường tiêu hóa chỉ cần mỗi ngày lấy lá hoàn ngọc nhai nuốt là sẽ giảm. Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 7 – 9 lá, thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.
2. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Lấy 7 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch và ăn sống. Mỗi ngày 2 lần, thực hiện liên tục trong 7 ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh viêm loát dạ dày tá tràng bằng lá khôi tía
3. Chữa các bệnh xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng
Cách 1: Mỗi ngày 3 lần nhai 10 lá hoàn ngọc tươi. Thực hiện trong 3 ngày liên tiếp.
Cách 2: Dùng lá hoàn ngọc khô tán thành bột mịn sau đó trộn với bột tam thất (tỉ lệ 1:1). Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê với 1 ít nước lọc trước bữa ăn.
4. Trị viêm đại tràng co thắt
Lấy 7 – 10 lá hoàn ngọc kết hợp lá mơ lông rửa sạch, ăn sống. Hoặc giã nát lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong 1 – 2 tháng các triệu chứng bệnh sẽ giảm.
5. Trị tiêu chảy, tả, lỵ
Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 – 15 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch nhai và nuốt. Thực hiện liên tục trong 7 ngày.
6. Điều trị chảy máu đường ruột
Lấy 7 – 10 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, vắt lấy nước uống. Ngày thực hiện 2 lần.
Công dụng chữa viêm đường tiết niệu
1. Chữa bệnh tiền liệt tuyến
Nguyên liệu: Lá hoàn ngọc tươi (1 nắm); nước (300ml).
Thực hiện: Lá hoàn ngọc rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã, chia nước thành 3 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tháng.
2. Chữa bệnh thận
Lấy lá hoàn ngọc tươi rửa sạch rồi nhai nuốt. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần 7 lá, thực hiện liên tục trong 1 tuần.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa thận hư, thận yếu từ cây cỏ xước
3. Chữa đái rắt, đái buốt ra máu
Lấy 15 – 25 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, vắt lấy nước uống. Thực hiện hàng ngày.
Bài thuốc bệnh da liễu (bệnh ngoài da)
1. Chữa lở loét
Nguyên liệu: Lá hoàn ngọc tươi, muối trắng
Thực hiện: Lá hoàn ngọc rửa sạch, cho vào cối giã với muối, sau đó đắp lên vết thương. Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày.
2. Chữa sẹo lồi, mụn lồi
Nguyên liệu: Lá hoàn ngọc tươi (1 nắm), muối (1 ít)
Thực hiện: Lá hoàn ngọc rửa sạch, cho vào cối giã với muối. Sau đó, lấy cả phần nước và bã đắp lên phần mụn bị sẹo lồi.
3. Chữa cầm máu
Cách 1: Lấy 7 – 9 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch và nhai kĩ, ngày thực hiện 2 lần.
Cách 2: Lấy 1 nắm lá hoàn ngọc khô cho vào sắc với 500ml nước, chia nước thuốc làm nhiều phần uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị một số bệnh khác
1. Hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu
Lấy 10 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kĩ, thực hiện 5 lần trong ngày. Với bệnh nhân đã bị nặng thì nhai 15 lá và thực hiện 6 lần một ngày.
2. Ôn định huyết áp
Dùng rễ hoàn ngọc và lá tươi, rửa sạch, phơi thật khô sau đó cho vào ấm sắc nước uống.
3. Trị cảm cúm, sốt cao
Lấy 8 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kĩ. cách 1 tiếng sau lại thực hiện tiếp. Thực hiện 3 lần sẽ hết sốt.
4. Giúp bình phục sức khoẻ
Lấy 5 – 7 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kĩ và nuốt. Thực hiện liên tục trong 7 ngày, trước khi đi ngủ.
5. Chữa đau mắt đỏ, đau ứ máu
Lấy 3 lá hoàn ngọc tươi đắp vào mắt, để qua đêm.
6. Chữa sa dạ nhà con phụ nữ sau sinh
Lấy 10 – 20 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kĩ (hoặc cho vào cối giã lấy nước uống).
Một số lưu ý khi sử dụng cây Hoàn ngọc để trị bệnh
- Khi nhai lá hoàn ngọc cần nhai chậm, nhai kĩ vì tuyến nước bọt của chúng ta sẽ giúp phát huy tối đa công dụng của lá.
- Với phụ nữ sau sinh chỉ nên sử dụng lá hoàn ngọc tươi, không nên sử dụng lá khô hoặc rễ cây bởi dễ bị mất sữa.
- Tác dụng của hoàn ngọc phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người vì thế trước khi quyết định sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Hoàn Ngọc trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Hoàn Ngọc? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Tác giả cho biết chữa từng loại bệnh dùng hngoc nào (trắng hay đó). Xin cảm ơn
Cho hỏi hoa của cây hoàn ngọc đỏ có tác dụng gì không ạ