Cây lu lu đực (cà đen, long quỳ) và 15 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da, đau nhức, viêm bàng quang, lỵ, viêm phế quản… hiệu quả

Cây lu lu đực hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như thù lù đực, cà đen, long quỳ. Đây là vị thuốc Nam quý được dùng nhiều trong Đông y. Từ lâu, dân gian đã áp dụng vị thuốc này để chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da, đau nhức, viêm bàng quang, lỵ, viêm phế quản…

Thông tin, mô tả cây lu lu đực
Thông tin, mô tả cây lu lu đực

Tên gọi khác: Thù lù đực, Gia cầu, Nút áo, Hiên già nhi miêu,  Cà đen, Long quỳ.

Tên khoa học: Solnum nigrum L.

Họ: Cà (Solanaceae)

Thông tin, mô tả cây lu lu đực

1. Mô tả thực vật

Cỏ mọc hàng năm, nhẵn hay hơi có lông, cao 50 – 80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài 4-15cm, rộng 2-3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5-8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây lu lu đực mọc hoang ở khắp nơi, vườn, ruộng, hai bên đường khắp nước ta.

Bộ phận dùng: Người ta dùng toàn cây hay chỉ hái lá dùng làm thuốc

Thu hái: Thu hái toàn cây

Chế biến: Thường dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, lá lu lu đực có chứa solamargin, solasonin, riboflavin, acid nicotinic, acid citric, acid ascobic; 5,9% protein, 1% chất béo, 2,1% chất khoáng, 8,9% các hợp chất carbohydrat. Trong quả có chứa glucoalcaloid steroid có genin là solasodin (solamargin, solasonin, solanigrin) và các genin khác.

Tác dụng dược lý của cây thù lù đực

Dược điển Pháp năm 1965 xếp lu lu đực là loại thuốc độc bảng C với tác dụng gây ngủ, làm dịu thần kinh; tuy vậy thử nghiệm độc tính với liều 1000mg dược liệu khô (dịch chiết cồn 50%) trên 1 kg chuột, thuốc dung nạp tốt, không thấy biểu hiện độc.

Ở Châu Âu người ta cho rằng cây Lu lu đực có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ, an thần; dùng ngoài nó có tính làm dịu.

Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc còn phát hiện thấy tác dụng chống ung thư, chống nọc rắn độc và tăng cường miễn dịch.

Cây lu lu đực được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau
Cây lu lu đực được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau

Cây lu lu đực chữa viêm phế quản, viêm họng, sốt

1. Bài thuốc chữa viêm phế quản cấp, viêm họng từ cây gia cầu

Lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.

2. Bài thuốc từ cây nút áo chữa viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi

Dùng toàn cây lu lu tươi 30g, cát cánh 9g, cam thảo 3g. Sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống trong ngày (uống liên tục trong 10 ngày). Mỗi liệu trình là 10 ngày giữa các liệu trình nghỉ dùng thuốc 5 – 7 ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm điều trị 324 ca. Kết quả sau 3 liệu trình: khỏi bệnh 228 ca, có tác dụng rõ ràng 43 ca, có chuyển biến 21 ca, tổng hiệu suất đạt 93,5%.

3. Chữa sốt từ cây cà đen

Bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 – 5g

Cây long quỳ và bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da

1. Cây lu lu đực trị bệnh ngoài da (mẩn ngứa, lở loét, bỏng, vảy nến)

Ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây, nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao Long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.

2. Chữa hậu bối, các loại nhọt độc sưng đau từ cây thù lù đực

Dùng lá lu lu và 1 con nhái, cùng giã nát rồi đắp lên chỗ bị bệnh.

Chữa sưng đau, bầm tím, tụ máu

1. Chữa vết thương do va đập bị dập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức từ cây lu lu đực

Giã nát 80 – 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước nước để uống, bã đắp chỗ đau.

2. Cây thù lù đực điều trị ngã trên cao xuống, bị thương ứ máu

Dùng cả cây lu lu tươi 80g, giã nhỏ, chế thêm dấm, vắt lấy nước cốt uống, còn bã dùng đắp lên chỗ đau.

3. Bài thuốc chữa bong gân sưng đau từ cây cà đen

Dùng lá lu lu đực tươi một nắm, hành trắng để cả rễ 7 củ, thêm chút men rượu, giã nát, đắp lên chỗ bong gân rồi băng cố định lại, ngày thay thuốc 1 – 2 lần.

Cần phân biệt cây lu lu đực với cây tầm bóp
Cần phân biệt cây lu lu đực với cây tầm bóp

Bài thuốc chữa phù thũng, lỵ, tràng nhạc, viêm bàng quang từ cây lu lu đực

1. Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to từ cây gia cầu

Lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50g – 100g luộc ăn trong ngày.

2. Bài thuốc chữa kiết lỵ

Lấy lá lu lu đực khô 25 – 30g (lá tươi tăng gấp 2 liều lượng), đường trắng 25g, sắc nước uống.

3. Bài thuốc từ cây long quỳ chữa tràng nhạc

Dùng cành lá lu lu đực, vỏ cây đào, lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bệnh.

4. Điều trị viêm bàng quang từ cây lu lu đực

Dùng rễ cây lu lu tươi và xương đầu lợn, mỗi thứ 60g, sắc với 1.000ml nước, lửa đun nhỏ riu riu cho cạn còn 500ml, chia thành 2 phần uống trong ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm điều trị 18 ca viêm bàng quang trong đó 12 ca cấp tính và 6 ca mạn tính. Kết quả sau khi uống thuốc 5 – 7 ngày, các trường hợp cấp tính đều khỏi bệnh; trong số mạn tính trừ 1 người bỏ dở giữa chừng, 5 người còn lại đã khỏi bệnh sau 15 – 17 ngày dùng thuốc.

Các bài thuốc điều trị khác từ cây thù lù đực

1. Bài thuốc chữa thổ huyết không ngừng

Cành lá lu lu phơi hoặc sấy khô nghiền thành bột mịn, nhân sâm tán thành bột mịn. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần dùng 4g bột lu lu đực trộn với 2g bột nhân sâm, chiêu với nước đun sôi để nguội.

2. Điều trị chứng cao huyết áp từ cà đen

Dùng cả cây lu lu, sắc lấy nước cốt, cô đặc, chế thành viên 0,2g; ngày uống 2 lần, mỗi lần 10- 20 viên; mỗi liệu trình 10 ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm điều trị 58 ca, đạt kết quả tốt.

3. Chữa nữ bị khí hư bạch đới từ hiên già nhi miêu

Dùng cây lu lu, hoa mào gà trắng, quán chúng, mỗi thứ đều 30g, sắc với nước 3 lần, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu với 200g thịt lợn nạc thành món canh, chia ra 2 lần ăn trong ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây lu lu đực và bài thuốc chữa bệnh từ nó. Có thể nói, có rất nhiều bệnh có thể chữa được từ cây thuốc này. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ, những bài thuốc này chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Xem thêm: Cây lân tơ uyn (dây sống rắn, cây đuôi phượng) và bài thuốc chữa lành vết thương hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây lu lu đực1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây lu lu đực1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây lu lu đực1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây lu lu đực1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây lu lu đực1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp