Cây tam giác mạch (mạch ba góc) và 6 bài thuốc chữa tiêu chảy, lỵ, huyết áp, khí hư ra nhiều…hiệu quả
Nội dung chính
Cây tam giác mạch hay còn được biết đến với tên mạch ba góc. Đây là cây cảnh và cho lương thực khá nổi tiếng ở vùng dân tộc phía Bắc của nước ta. Tuy nhiên, cây cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, lỵ, huyết áp, khí hư ra nhiều.
Tên gọi khác: Mạch ba góc, lúa mạch đen, kiều mạch, sèo (Lào Cai), ô mạch, điềm kiều, dưỡng tử, tĩnh tràng thảo, lộc đề thảo, lưu chú thảo
Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench.
Họ: Rau răm (Polygonaceae)
Thông tin, mô tả cây tam giác mạch
1. Đặc điểm thực vật
Cây mạch ba góc là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, có nhiều cành, cao từ 0.4-1.7m, trung bình 0.7m, thân hình trụ, màu xanh hay đỏ. Lá nguyên đơn, mọc cách, mép nguyên, có bẹ chìa, lá phía dưới hình tim, đầu hơi nhọn, có cuống, lá phía trên giống hình mũi tên, không có cuống, gân lá hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở ngọn và nách lá. Hoa lưỡng tính chỉ có một vòng bao hoa, màu trắng, đỏ hoặc trắng hồng. Bao hoa có 5 bản tồn tại trên quả, nhị 8, nhuỵ có 3 vòi rời nhau. Bâug thượng có tuyến mật ở xung quanh. Quả khô có 3 góc gồm 2 lần vỏ, lớp vỏ ngoài đen xám khi già, lớp vỏ hạt trong mọng, màu trắng vàng, bao hoa tồn tại. Hạt có nội nhũ bột lớn, phôi thẳng, hình lá xếp nếp. Mùa hoa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 11, ở một số khu vực mùa hoa quả có thể muộn hơn
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Mạch ba góc có thể phân bổ ở độ cao lên tới 2200m. Cây được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu từ thế kỷ 15. Ở Việt Nam, mạch ba góc được trồng ở vùng núi cao phía bắc. Cây sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15-22 độ C, sức chịu lạnh yếu. Mạch ba góc được thuần hóa lần đầu từ vùng Đông Nam Á lục địa (khu vực phía tây tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) khoảng 6.000 năm trước công nguyên, từ đó lan ra Trung Á và Tây Tạng sau đó đến Trung Đông và châu Âu. Cây được trồng ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta, mạch ba góc được trồng lấy hạt có bột ăn thay lúa ngô cho người và cho gia súc, tuy nhiên ăn mạch 3 góc không sẽ gây mệt, nên thường trộn thêm với ngô và gạo.
Bộ phận dùng: Hạt
Thu hái: Mạch 3 góc ở tỉnh biên giới có thể trồng vào 2 vụ: vụ xuân hạ trồng vào tháng 1-2, đến tháng 4-5 thu hoạch; vụ thu đông trồng vào 8-9, đến tháng 11-12 thu hoạch, trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2-3 tháng.
Chế biến: Hạt phơi khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị chát, hơi the, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng.
Quy kinh: Kinh tỳ, vị, đại tràng
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Các bộ phận đều chứa một loại glucosid là rutosid, đặc biệt là ở lá (1,78%), ở hoa (0,71%) và ở thân (0,09%); Hạt có chất độc; Rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Bột quả chứa protein (10-11%), đường khử 2%, tinh bột 65%.
Tỷ lệ trong lá cao nhất, ví dụ như trong lá và hoa có tỷ lệ rutin cao nhất là 6,37% thì riêng trong lá tỷ lệ 7,92% còn trong hoa là 4,15%, tỷ lệ rutin trong thân thấp nhất 0,4%
Trong quá trình phát triển của cây tỷ lệ rutin cũng thay đổi: người ta nhận thấy tỷ lệ rutin cao nhất vào khi hoa mới nở (ước 26 ngày sau khi gieo hạt). tuy nhiên có cây cho hiệu suất cao nhất khi hái thời kỳ 40-54 ngày sau khi gieo hạt, lượng rutin tăng tới 3,5-4 lần so với hiệu suất nói trên
Thời gian và nhiệt độ phơi sấy nguyên liệu cũng rất ảnh hưởng. phơi nhanh (40-60 phút) ở nhiệt độ 90-1050 rutin bị hao hụt ít nhất 38%, nhiệt độ thấp nhưng sấy kéo dài hoặc trên 1050mà rút ngắn thời gian thì hiệu suất hụt từ 70-100%
Hiệu suất trung bình tính từ 2-6%
Tác dụng dược lý của cây tam giác mạch
Chất rutosid thường được dùng đề phòng các tai nạn về mạch máu như vữa xơ động mạch, tăng huyết áp (viêm võng mạc, ban xuất huyết) trong trường hợp viêm da do tia Rơnghen, trong sự rối loạn của tuần hoàn tĩnh mạch.
Rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng và giảm độ thấm của mao mạch và có tác dụng lợi tiểu.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tam giác mạch
1. Bài thuốc chữa đầy bụng, ỉa chảy, mụn nhọt, nhiễm trùng, phụ nữ ra khí hư, ra mồ hôi trộm…do dạ dày, ruột nhiệt, chữa tả lị
Dùng kiều mạch lượng vừa đủ, sao vàng xay thành bột mỗi lần 10 – 15g, ngày uống 2 lần chiêu với nước sôi còn ấm.
2. Chữa suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm từ cây tam giác mạch
Dùng bột kiều mạch 500g, cho đường đỏ (đường mía) sau đó cho nước vừa đủ nhào trộn làm thành bánh, rồi nướng chín ăn liên tục trong mấy ngày liền.
3. Bài thuốc chữa huyết áp cao, xuất huyết đáy mắt, ban xuất huyết
Dùng lá kiều mạch tươi 100g, ngó sen 4 cái, sắc uống trong ngày (nhờ thân và lá kiều mạch có tác dụng cầm máu).
4. Cây tam giác mạch dùng thay sữa rửa mặt
Lấy bột kiều mạch vừa đủ cho chút nước để trộn đều sền sệt như cháo, rồi bôi chất bột sền sệt thoa đều lên da mặt và mát xa chừng vài phút và rửa mặt. Chỉ hai tháng sau da mặt không còn bong tróc, ngược lại trở lên nhẵn nhụi và mượt như nhung. Nếu trên cánh mũi xuất hiện mụn đầu đen, cho thêm một ít bột baking soda để “tiễu trừ” chúng.
5. Tam giác mạch giúp bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc
Dùng món “mực nhồi kiều mạch”: Mực ống: 0,2kg; hạt kiều mạch 0,05 kg; nấm rơm 0,05 kg; hành tây 0,05 kg. Gia vị: Muối, đường, tiêu và phô mai.
6. Chữa khí hư ở phụ nữ từ cây tam giác mạch
Cách 1: Dùng mạch ba góc, sao vàng, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g có thể làm thành viên cho dễ sử dụng (Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc)
Cách 2: Dùng bột mạch ba góc, hòa với lòng trắng trứng gà, hấp chín ăn (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam)
Lưu ý khi dùng tam giác mạch chữa bệnh
Kiều mạch tính lương, người tỳ vị hư hàn không nên ăn; người hay bị dị ứng, người thế chất suy yếu, người mắc chứng ung thư phải cẩn thận khi ăn. Kiều mạch nghiền nhuyễn rồi ăn sẽ động hàn khí, phát bệnh kinh niên.
Kiều mạch không nên ăn chung với thịt heo, phèn chua
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh của cây tam giác mạch. Có thể nói, loài cây từ vùng cao có khá nhiều công dụng: trồng làm cảnh, làm lương thực, làm thuốc. Tuy nhiên, bài thuốc chữa bệnh từ mạch ba góc chỉ mang tính chất tham khảo, không nên lạm dụng.
Xem thêm: Cây hoa hòe (hòe hoa) và 26 bài thuốc chữa bệnh trĩ, đại tiện ra máu, cao huyết áp, mất ngủ hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!