Cây tỏi (hồ, đại toán) và 9 bài thuốc chữa cảm cúm, viêm nhiễm phụ khoa, giun sán, đau bụng.. hiệu quả

Cây tỏi hay còn gọi cây hồ, đại toán là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Tỏi có vị cay, tính nóng tác dụng khí tiêu tích, sát trùng giải độc. Tỏi được dùng chữa  cảm cúm, viêm nhiễm phụ khoa, giun sán, đau bụng.

Thông tin, mô tả cây tỏi
Thông tin, mô tả cây tỏi

Tên gọi khác: Hồ, Đại toán (củ của cây Tỏi)

Tên khoa học: Allium sativum L.

Họ: Hành (Alliaceae)

Thông tin, mô tả cây tỏi

1. Mô tả thực vật

Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây của miền Trung châu Á, được gây trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng Tỏi có tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng… Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta.

Bộ phận dùng: Củ, Bộ phận dùng: Thân hành (giò) – Bulbus Allii, thường có tên là Ðại toán.

Thu hái: Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân.

Chế biến: Có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tỏi có vị cay, tính ấm dùng làm thuốc chữa bệnh
Tỏi có vị cay, tính ấm dùng làm thuốc chữa bệnh

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị cay, tính ấm.

Quy kinh: Vào kinh Tỳ Vị Phế.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Các chất chính trong củ Tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle; các vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic.

Tác dụng dược lý của cây tỏi

Tinh dầu tỏi, nước tỏi, dịch ngâm tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh phổ rộng, kháng khuẩn và ức chế khuẩn. Tỏi vỏ tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Tỏi chế làm thuốc đều có tác dụng đối với các loại khuẩn kháng với streptomycin, penicillin, chloromycetin, aureomycin. Tỏi cũng có tác dụng ức chế nấm ở vùng sâu và nông của cơ thể, nồng độ của dầu tỏi có tác dụng đối với nấm là 1mcg/1ml.

  • Tỏi có tác dụng chống ung thư, có khả năng làm giảm tỷ lệ phát sinh ung thư bao tử.
  • Tỏi có tác dụng chống amip và trùng roi (trichomonas).
  • Tỏi có tác dụng hạ lipid huyết, ức chế các mảng xơ cứng động mạch hình thành, tăng hoạt tính dung giải của fibrin, ức chế sự làm tăng ngưng tập tiểu cầu của ADP và Adrenalin, có tác dụng hạ áp.
  • Tỏi có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Tỏi còn có tác dụng tốt như chống viêm, hưng phấn tử cung, hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tỏi

1. Bài thuốc chữa cảm cúm từ cây tỏi

Ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1-2g Tỏi tươi. 2. Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 4-6g Tỏi sắc uống hoặc giã 10g Tỏi, ngâm vào 100ml nước nguội; trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Ðồng thời ăn mỗi ngày 6g Tỏi sống chia làm 3 lần. Ðiều trị 5-7 ngày thì có kết quả.

2. Tỏi điều trị ung nhọt, áp xe viêm tấy

Giã dập Tỏi, đắp 15-20 phút (không để lâu dễ bị bỏng da). Có thể trộn với ít dầu Vừng mà đắp.

3. Cây hồ chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông

Giã Tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy Tỏi giã dập bọc bông lại nhét vào hậu môn (Nam dược thần hiệu).

4. Trị giun kim, giun móc từ cây tỏi

Thường xuyên ăn Tỏi sống hoặc dùng nước Tỏi 5-10% 100ml, thụt vào hậu môn.

5. Bài thuốc điều trị lipid huyết cao

Dùng nang Tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 3 nhánh, lượng mỗi ngày 0,12g (tương đương thuốc sống 50g), một liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca nhận xét thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, tăng cao HDL cholesterol, giảm hàm lượng Fibrinogen trong huyết tương (Tạp chí Trung y năm 1985,2:42).

6. Trị viêm cầu thận cấp từ tỏi

Dùng Tỏi vỏ tím 250g bỏ vỏ, Dưa hấu chín 1 quả (khoảng 3 – 4kg) móc 1 lỗ miệng hình tam giác, cho hết tỏi vào đậy nắp lại, cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài cho vào nồi nấu chín, ăn hết cả quả dưa và tỏi chia nhiều lần trong ngày, vỏ cứng sắc nước uống thay nước chè. Đã trị 21 ca: khỏi 14, tốt 5, không khỏi 2 (Báo cáo của Trương Học An, Báo Trung y Hồ bắc 1986,2:51).

7. Tỏi trị hói đầu

Dùng nước tỏi vỏ đỏ tươi 3 phần, glycerin 2 phần (tỷ lệ theo trọng lượng 3:1), trộn đều xát vào chỗ bệnh, ngày 2 – 3 lần, uống thêm Bổ trung ích khí. Đã trị 856 ca khỏi trong thời gian từ 17 – 46 ngày uống thuốc (Kim Trần Đồng, Báo Cát lâm Y học 1985,5:24).

Tỏi có thể dùng chữa chữa cảm cúm, viêm nhiễm phụ khoa, giun sán, đau bụng..
Tỏi có thể dùng chữa chữa cảm cúm, viêm nhiễm phụ khoa, giun sán, đau bụng..

Các bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa từ tỏi

1. Bài thuốc từ tỏi chữa viêm âm đạo

Cách 1: Dùng nước ép tỏi uống hàng ngày chữa viêm âm đạo

Cách 2: Đặt tỏi vào âm đạo nhằm diệt nấm ngứa

Cách 3: Dùng tỏi sống trị nấm phụ khoa

2. Chữa viêm phụ khoa

Cách 1: Xông hơi bằng tỏi

Cách 2: Dùng nước cốt tỏi ngâm rửa vùng kín

Cách 3: Xông hơi bằng nước nấu kết hợp tỏi với gừng

Lưu ý khi dùng đại toán chữa bệnh

  • Tỏi có tính nóng, cay cho nên không ăn một lúc quá nhiều
  • Khi dùng tỏi chữa viêm nhiễm phụ khoa, không nên quá lạm dùng, sử dụng tỏi với hàm lượng nhỏ để không bị nóng
  • Âm hư, mồm lở không dùng, phụ nữ có thai không dùng thụt đại tràng.
  • Thuốc đắp có thể phản ứng đỏ nóng tại chỗ, không nên đắp lâu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây tỏi và các bài thuốc chữa bệnh. Có thể nói, tỏi là gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày nhưng nó lại có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần dùng tỏi với liều lượng phù hợp để không gây tác dụng ngược.

Xem thêm: Cây thóc lép (cỏ cháy) và 6 bài thuốc chữa phù thũng, rắn cắn, phù nề, xương khớp hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tỏi1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tỏi1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây đậu đỏ nhỏ

Cây đậu đỏ nhỏ (đậu đỏ) và 3 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, phù, sản dịch hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tỏi1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây keo nước hoa

Cây keo nước hoa (keo ta) và bài thuốc chữa khí hư, bạch đới, rửa vết thương hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tỏi1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây sơn tra

Cây sơn tra và 15 bài thuốc chữa hóc xương cá, ghẻ lở, sản dịch, sán khí, hạ đường huyết, đau nhức, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bế kinh… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây tỏi1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc