Cây vàng đằng (vàng đắng) và 9 bài thuốc chữa viêm tai, viêm ruột, lỵ, đau mắt hiệu quả

Cây vàng đắng còn được gọi với nhiều tên khác như hoàng đằng, dây khai, dây đằng giang, dây vàng, nam hoàng liên,… Cây có vị đắng, tính hàn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ lâu, dây vàng đã được dân gian dùng chữa các bệnh như viêm tai, viêm ruột, lỵ, đau mắt.

Thông tin, mô tả cây vàng đắng
Thông tin, mô tả cây vàng đắng

Tên gọi khác: Hoàng đắng, dây khai, dây đằng giang, dây vàng, nam hoàng liên,…

Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour

Họ: Tiết dê (Menispermaceae)

Thông tin, mô tả cây vàng đắng

1. Đặc điểm thực vật

Vàng đắng là thực vật dây leo, thường mọc bò trên mặt đất hoặc mọc leo ở các loài cây gỗ cao, lớn. Thân cây có hình trụ, ban đầu có màu trắng bạc, sau già chuyển sang màu vàng ngà và có đường kính khoảng từ 5 – 10cm.

Lá cây mọc so le, rộng khoảng 4 – 10cm và dài từ 9 – 20cm. Phiến lá có hình bầu dục, nhẵn và cứng, gân lá nổi rõ, gốc lá tròn, đầu nhọn và có cuống dài. Hoa màu vàng và có kích thước nhỏ. Quả có hình trái xoan, ban đầu có màu xanh nhưng sau khi chín chuyển sang màu vàng.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Vàng đắng có nguồn gốc từ Malaysia và các nước Đông Dương. Cây thường sinh sống và phát triển ở những vùng đất ẩm ướt. Ở nước ta, loài thực vật này sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Nghệ An.

Bộ phận dùng: Thân già và rễ của cây được sử dụng để làm thuốc.

Thu hái: Thân già và rễ của cây được thu hái vào tháng 8 – 9 hằng năm.

Chế biến: Khi hái về, đem cạo sạch lớp bần (lớp bao phủ bên ngoài vỏ), sau đó chặt thành từng đoạn vừa phải và đem đi phơi/ sấy khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị đắng, tính hàn

Quy kinh: Quy vào kinh Phế, Tỳ, Can

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát

Cây hoàng đằng có vị đắng, tính hàn, đi vào kinh Can, Tỳ
Cây hoàng đằng có vị đắng, tính hàn, đi vào kinh Can, Tỳ, Phế

4. Thành phần hóa học

Trong cây có chứa nhiều ancaloid, chủ yếu là berberin và izoquinolein. Ngoài ra, dược liệu còn chứa 1 ít jatrorrhizin, columbamin và palmatin.

Tác dụng dược lý của cây vàng đằng

Theo Đông Y:

Công dụng: Sát trùng, thanh nhiệt và tiêu viêm.

Chủ trị: Viêm ruột, tiêu chảy, viêm tai, đau mắt, kiết lỵ, sốt rét, lở ngứa ngoài da và tiêu hóa kém.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Hoạt chất Berberin trong dược liệu có ngăn chặn phản ứng viêm, tăng độ đàn hồi cho mạch máu và ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa.

Bên cạnh đó, vào năm 2004 các nhà khoa học còn nhận thấy hoạt chất Berberin trong dược liệu vàng đắng còn có công dụng giảm chất béo triglyceride tích trữ tại gan và hàm lượng cholesterol trong máu.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, ngoài những tác dụng đối với mạch máu, hoạt chất Berberin còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp tăng khả năng giãn nở, co bóp và duy trì hoạt động của thần kinh giao cảm tại tim.

Berberin trong dược liệu còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, điều trị tiêu chảy và viêm kết mạc do nhiễm khuẩn.

Hiện nay, hoàng đằng đã được ứng dụng trong sản xuất các viên uống và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch.

Cây hoàng đằng chữa viêm tai, viêm ruột, lỵ, đau mắt
Cây hoàng đằng chữa viêm tai, viêm ruột, lỵ, đau mắt

Bài thuốc chữa viêm ruột, lỵ từ cây vàng đằng

1. Bài thuốc chữa viêm dạ dày, bàng quang và viêm ruột từ cây vàng đằng

Chuẩn bị: 4 – 12g rễ hoàng đằng.

Thực hiện: Sắc uống.

2. Bài thuốc chữa viêm ruột kiết lỵ từ cây vàng đắng

Chuẩn bị: Lá mơ 20g, cỏ sữa lá lớn 20g và vàng đắng 14g.

Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

3. Dây khai và bài thuốc chữa kiết lỵ

Chuẩn bị: Mức hoa trắng và bột hoàng đằng hoặc cao cỏ sữa lá lớn và hoàng đằng.

Thực hiện: Trộn đều, làm thành viên và dùng uống hằng ngày.

4. Bài thuốc chữa viêm phế quản, hội chứng lỵ, bạch đới, viêm tai trong và viêm đường tiết niệu từ  dây đằng giang

Chuẩn bị: Huyết dụ, mộc thông và hoàng đằng, mỗi thứ 10 – 12g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa đau mắt từ dây vàng

1. Cây vàng đằng chữa mắt sưng đỏ và có màng

Chuẩn bị: 1 ít phèn chua và 4 hoàng đằng.

Thực hiện: Tán nhỏ các dược liệu, sau đó đem chưng cách thủy và gạn lấy nước, nhỏ mặt.

Lưu ý: Chỉ thực hiện khi có sự cho phép của bác sĩ.

2. Bài thuốc chữa mắt đau, sưng đỏ và thường xuyên chảy nước từ cây nam hoàng liên

Chuẩn bị: Cam thảo 2g, phòng phong, kinh giới, bạch chỉ, long đởm thảo và cúc hoa mỗi thứ 4g, mật mông 9g và vàng đắng 8g.

Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang, duy trì bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây vàng đằng

1. Cây vàng đằng chữa viêm tai có mủ

Chuẩn bị: Phèn chua 10g và bột vàng đắng 20g.

Thực hiện: Tán nhuyễn, trộn đều và thổi vào tai. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong vài ngày.

2. Bài thuốc chữa kẽ chân viêm, ngứa và chảy nước từ cây vàng đắng

Chuẩn bị: Kha tử 10g và vàng đắng từ 10 -20g.

Thực hiện: Đem các vị giã nát, sắc đặc và dùng nước ngâm chân từ 1 – 2 lần/ ngày.

3. Bài thuốc chữa trẻ em nóng trong người khiến da nổi mụn nhiều từ dây vàng

Chuẩn bị: 1 ít vàng đắng.

Thực hiện: Nấu nước và tắm từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu vàng đắng

  • Người có huyết hàn hoặc mắc các bệnh do hàn không nên sử dụng dược liệu.
  • Vàng đắng có thể được dùng để chế thành thuốc nhỏ mắt và sử dụng để điều trị viêm kết mạc. Tuy nhiên việc tự thực hiện bài thuốc này tại nhà có thể không đảm bảo vô khuẩn và gây ra tình trạng bội nhiễm. Vì vậy bạn chỉ nên thực hiện các bài thuốc này khi có sự cho phép của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây vàng đằng. Có thể nói, cây được dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng nếu dùng không đúng phương pháp thì có thể gây phản tác dụng.

Xem thêm: Cây la (la rừng) và 5 bài thuốc chữa ghẻ lở, hắc lào, đau đầu, bạch cầu, lòi dom hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vàng đắng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vàng đắng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây thông thảo

Cây thông thảo và 2 bài thuốc chữa phù, viêm tiết niệu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vàng đắng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vàng đắng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây vàng đắng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà