6 bài thuốc từ cây dạ cẩm chữa bệnh viêm loét dạ dày, sưng khớp, lở loét miệng ngay tại nhà
Nội dung chính
Dạ cẩm là cây thuốc nam quý hiếm. Từ những năm 1960, bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa loài cây này vào danh mục “những cây thuốc chữa bệnh dạ dày”. Hiện nay, dạ cẩm còn được sử dụng chữa nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, lở lưỡi, sưng khớp, làm lành vết thương.
- Tên khác: cây loét mồm, cây đứt lướt, cây đất lượt,cây chạm khẩu cắm…
- Tên khoa học: Oldenlandia eapitellata Kuntze
- Tên tiếng anh: Oldenlandia eapitellata Kuntze
- Họ: Cà phê (Rubiaceae)
Đặc điểm nhận dạng của cây dạ cẩm
1. Mô tả cây dạ cẩm
Dạ cẩm là cây thân bụi, thân leo, có chiều cao từ 1 – 2m. Thân cây hình trụ, chia thành nhiều đốt, mỗi đốt sẽ phình to, có lông mịn ở toàn thân. Lá dạ cẩm thuộc kiểu lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng; lá có chiều dài từ 5 – 15cm và chiều rộng từ 3 – 5cm; mặt trên lá màu xanh thẫm, bóng nhẵn còn mặt dưới có gân, màu hơi nhạt; cuống lá rất ngắn.
Dạ cẩm có hoa màu trắng hoặc trắng vàng hình ống xếp lại với nhau; hoa mọc thành từng chùm ở kẽ lá hay đầu ngọn cây. Mỗi cánh hoa đều có lông ở mặt ngoài; bao phấn của hoa có hình dải; thường nở vào tháng 5 – 7 hàng năm. Quả dạ cẩm là loại quả nang, có nhiều hạt nhỏ.
2. Phân bố, bộ phận dùng, chế biến và thu hái
Dạ cẩm là cây mọc hoang được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới, điển hình là Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Ở nước ta, dạ cẩm mọc ở các vùng trung du miền núi phía bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, ngoại thành Hà Nội.
Các bộ phận của dạ cẩm như lá, thân, cành, hoa đều có thể sử dụng làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm, chủ yếu là cắt phần thân, lá và hoa. Sau khi thu hoạch về, dạ cẩm sẽ được rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ (5 -6cm) rồi đem phơi hoặc sấy khô.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Cây dạ cẩm có vị ngọt, đắng, tình bình đi vào kinh Tỳ và Vị. Sau khi phơi khô, dạ cẩm sẽ được bảo quản trong túi nilon kín, tránh để nơi ẩm ướt. Thỉnh thoảng cần mang nguyên liệu ra phơi lại để tránh ẩm mốc.
4. Thành phần hoá học
Trong dạ cẩm có nhiều thành phần hóa học như: alcaloid (1.982%), saponin, tanin và hoạt chất anthra – glucozit.
Tác dụng dược lý của cây
1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, dạ cẩm có khả năng trung hòa acid trong dạ dày vì thế nó có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày rất tốt. Ngoài ra, dạ cẩm còn hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, làm liền vết loét ở dạ dày, cải thiện tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày. Ngoài ra, dạ cẩm còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh viêm lưỡi, loét miệng.
2. Theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho biết, dạ cẩm có vị ngọt, đắng và tính bình nên có thể giúp giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu. Từ lâu, đông y đã sử dụng dạ cẩm chữa các bệnh về dạ dày, bệnh ngoài da.
Công dụng của cây dạ cẩm là gì?
Theo nhiều tài liệu, từ những năm 1960, bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào danh mục “Những cây thuốc chữa bệnh dạ dày”. Trong dân gian, người dân Sơn La cũng thường dùng dạ cẩm để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm lở miệng, bệnh ngoài da,…
Bài thuốc chữa bệnh dạ dày
1. Chữa viêm loét dạ dày
Cách 1: Lấy 20 – 40gr dạ cẩm tươi, rửa sạch, cắt khúc nhỏ, cho vào ấm đun với 500ml nước. Đến khi nước cạn còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
Cách 2: Kết hợp 300gr dạ cẩm với 900gr đường để nấu thành cao hoặc chế thành siro, mỗi ngày uống 1 lượng thuốc nhất (sao cho lượng thuốc đó chia làm 30 ngày uống, mỗi ngày 1 lần).
Cách 3: Kết hợp 20gr mỗi loại dạ cẩm, lô hội cùng 12gr bột mịn nghệ vàng và 6gr cam thảo. Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, chia nước thuốc thanh 2 – 3 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 10 – 20 ngày.
2. Điều trị đau dạ dày
Cách 1: Lấy 30gr dạ cẩm sắc nước, chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống trong ngày (nếu khó uống có thể cho thêm 1 ít đường).
Cách 2: Lấy 5kg dạ cẩm và 1kg cam thảo trộn với nhau rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 10 – 15gr bột uống 2 lần trước ăn (nếu khó uống có thể cho thêm đường).
3. Chữa trào ngược, ợ chua
Cách 1: Lấy 10 – 25gr bột dạ cẩm và mật ong mỗi loại trộn với nhau và uống trước bữa ăn (ngày 2 – 3 lần).
Cách 2: Lấy 5 – 7gr cam mềm dạ cẩm hòa với nước sôi nguội rồi uống, cho thêm 1 ít mật ong nếu thấy khó uống. Thực hiện liên tục trong 3 – 4 tuần. Ngày uống 2 lần trước ăn.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá ổi chỉ sau 1 tuần
Bài thuốc chữa một số bệnh khác
1. Chữa sưng khớp
Nguyên liệu: Dạ cẩm (20gr); mua núi tươi (30gr); náng hoa trắng (30gr)
Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, giã nhỏ rồi hơ lên lửa cho nóng, đắp lên nơi khớp bị sưng.
2. Chữa lở loét miệng lưỡi do nóng
Lấy 300gr dạ cẩm tươi nấu thành siro và trộn với mật ong, mỗi ngày bôi hỗn hợp vào lưỡi 2 lần. Thực hiện 5 ngày liên tục.
3. Giúp làm lành vết thương, tạo da non
Lấy 1 nắm lá dạ cẩm tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vết thương.
Đối tượng sử dụng
- Người bị viêm loét dạ dày
- Người bị viêm hang vị dạ dày
- Người bị chứng ợ hơi, đầy bụng, trào ngược dạ dày
- Người bị loét miệng, lở mồm
Một số lưu ý khi sử dụng trong việc điều trị bệnh
Dạ cẩm là cây thuốc nam quý hiếm, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, để việc sử dụng cây thuốc này đạt hiệu quả, người bệnh chú ý một số điều sau:
- Không dùng dạ cẩm cho người mang thai
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dạ cẩm chữa bệnh
- Nếu sau 1 thời gian dùng dạ cẩm mà triệu chứng bệnh không hết, cần tìm hiểu một phương pháp chữa bệnh khác hiệu quả hơn
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Dạ Cẩm trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Dạ Cẩm? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Cho mình hỏi nếu dùng dạ cầm chữa dạ dày trong khi đó mình đang bị cả bệnh tiểu đường nữa thì có vấn đề gì không ạ
Dạ cẩm chữa dạ dày rất tốt, chỉ tiếc la mình ở miền tây nên kiếm nó rất khó