Củ nâu (củ niềng) và 7 bài thuốc chữa gãy xương, kiết lỵ, liệt nửa người, sản hậu… hiệu quả

Củ nâu hay còn gọi là thự lương, giả khôi,… mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi phía Bắc nước ta. Đây là thảo dược có vị ngọt nhẹ, tính hàn, tác dụng cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và còn được dùng để điều trị khí hư ở phụ nữ, tiêu chảy, kiết lỵ, liệt nửa người…

Thông tin, mô tả cây củ nâu
Thông tin, mô tả cây củ nâu

Tên gọi khác: Củ nầng, Dây tẽn, Plé (Kho), Đâu (Tày)

Tên khoa học: Dioscorea cirrhosa Lour

Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae)

Thông tin, mô tả cây củ nâu

1. Đặc điểm thực vật

Dây leo thân nhẵn, ở gốc có nhiều gai. Lá mọc cách ở gốc, mọc đối ở ngọn. Hoa mọc thành bông. Củ ở trên mặt đất tròn, vỏ sần sùi , màu xám nâu, thịt đỏ hơi trắng. Mặc dù tên khoa học chỉ xác định có một nhưng trên thực tế người ta thấy có mấy loại củ nâu:

– Củ nâu dọc đỏ; củ xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Loại củ nâu này nhuộm vải cho màu bóng.

– Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dưa; vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên.

– Củ nâu trắng hay củ nâu tẻ; vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng; người ta thường dùng loại củ nâu này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại củ nâu đỏ nói trên vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Củ nâu mọc hoang tại hầu hết những vùng rừng núi ở nước ta nhiều nhất tại các tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An… Còn được khai thác ở Lào.

Bộ phận dùng: Củ – Rhizoma Dioscoreae Cirrhosae, thường có tên là Thự lương.

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Dùng tươi

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Củ nâu có vị ngọt, chua và se, Tính bình, không độc

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng má

4. Thành phần hoá học

Củ chứa nhiều tanin catechic (đến 6,4%) và có tinh bột.

Tác dụng dược lý của củ nâu

Thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa.

Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu được dùng làm thuốc chữa các chứng tích tụ hòn báng, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, Củ nâu dùng chữa: 1. Chảy máu tử cung, xuất huyết trước khi sinh; 2. Ho ra máu, thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Thấp khớp tạng khớp, liệt nhẹ nửa người. Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, bị thương chảy máu. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc; bên ngoài nghiền củ để đắp.

Các bài thuốc chữa bệnh từ củ nâu

1. Củ nâu chữa phụ nữ tích huyết thành hòn cục

Lấy bã Củ nâu (sau khi đã mài với nước vắt lấy nước cốt để nhuộm) sấy khô tán bột uống 8g, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 20g bã Củ nâu sắc uống.

2. Củ niềng chữa bị thương gãy xương

Dùng Củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã sửa xương lại như cũ.

3. Chữa đi lỵ ra máu mũi từ củ nâu

Dùng bã Củ nâu đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 3g, ngày uống 3-4 lần.

4. Bài thuốc chữa liệt nửa người

Dùng 60g củ ngâm trong 500ml rượu trắng trong 5 ngày, lấy nước chiết uống, ngày dùng 15-30cc trước khi ngủ.

5. Củ nâu chữa sản hậu đau bụng

Dùng củ nâu 9g, sắc với rượu trắng uống.

6. Chữa bị thương gãy xương từ củ nâu

Dùng củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã nắn chỉnh lại như cũ.

7. Củ nâu chữa khí hư

Dùng củ nâu 20g sao đen, mẫu lệ 12g, ích trí nhân 12g, bạch đồng nữ 20g, đẳng sâm 40g, kim anh 12g, thán khương 8g; sắc, chia 2 lần uống trong ngày.

Xem thêm: Cây Preah Phneou và bài thuốc tiêu chảy, kiết lỵ hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây củ nâu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây củ nâu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây củ nâu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây củ nâu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây củ nâu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp