Đại hoàng và 36 bài thuốc chữa bệnh ngoài da, táo bón, bế kinh, lỵ, suy thận,… hiệu quả

Đại hoàng hay còn gọi là Hoàng lương vị đắng, tính hàn được sử dụng để thanh tràng, thông tiện, trục ứ thông kinh, cầm máu, viêm viêm ứ, ăn không tiêu, da vàng, thường hay đau bụng.

Thông tin, mô tả Đại hoàng
Thông tin, mô tả Đại hoàng

Tên gọi khác: Hoàng lương, Hỏa phu, Tướng quân, Phu như, Chế quân, Xuyên văn, Cẩm văn đại hoàng

Tên khoa học: Rheum palmatum Baill

Họ: Rau Răm (Polygonaceae)

Thông tin, mô tả Đại hoàng

1. Đặc điểm thực vật

Đại hoàng là cây thân thảo sống lâu năm, thân trụ, bên trong rỗng ruột, bên ngoài nhẵn, chiều cao trung bình khoảng 1 – 2 mét. Rễ cây mập, thô, có hình viên chùy ngắn, vỏ có màu nâu tím, mặt kế có màu vàng, mùi thơm hơi hăng.

Lá mọc ở gốc cây, lá thường lớn mọc so le có cuống dài, phiến lá tròn hoặc có hình trứng tròn gốc lá hình tim. Đường kính lá khoảng 40 – 70 cm, phiến là chia chùy cắt sâu vào 1/4 lá, hai bên mép có răng cưa. Hoa thường mọc thành chùm có hình chùy ở đỉnh cây, màu lục nhạt hoặc vàng trắng. Quả ốm, tròn, dài, hình 3 cạnh.

Ngoài ra, còn một dược liệu Đại hoàng khác được gội là Đường cổ đặc Đại hoàng cũng được sử dụng để làm thuốc. Dược liệu là cây sống lâu năm, rễ thô to, cao đến 2 mét, thân ngoài nhẵn bên trong rỗng ruột. Lá to, dài, phiến lá hình tim xẻ thành 3 – 7 thùy, mép nguyên hoặc hơi răng cưa, lá phía trên nhỏ. Hoa mọc thành chùm, khi còn non có màu tím đỏ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Đại hoàng ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1.000 m so với mặt nước biển. Do đo, ở nước ta có thể di thực Đại hoàng trồng ở SaPa. Tuy nhiên, hiện tại Đại hoàng thường được nhập từ Trung Quốc và một số quốc gia khác ở châu Âu. Tuy nhiên, dược liệu nhập từ Trung Quốc được cho là có chất lượng tốt hơn.

Bộ phận dùng: Thân và rễ Đại hoàng được ứng dụng để làm dược liệu. Dược liệu có màu vàng sậm, cắt ra có nhiều vân như gấm, khi nếu có có nước bọt màu vàng nổi lên.

Thu hái: Thường thu hái dược liệu đã trên 3 năm tuổi, thu hái vào tháng 9 – 10. Khi thu hái cần đào cả phần rễ, mang về rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần thân trên mặt đất và những rễ tơ, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nếu phần dược liệu quá to có thể bổ ra làm đôi hoặc làm tư, dùng lạt xâu treo ở hiên nhà để khô dần hoặc sấy nhẹ.

Chế biến:

  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Mang dược liệu chứng với rượu đến nát, phơi nắng, tán bột, thêm mật ong làm thành viên hoàn, phơi khô.
  • Theo Dược Tài Học: Chưng dược liệu mấy lần với rượu là được.
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Ngâm dược liệu vào nước đến khi mềm, thái phiến mỏng, phơi khô. Có thể dùng sống, sao với rượu, sao thành than hoặc hấp chế đều được.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị đắng, hàn (theo Bản Kinh). Không chứa độc, đại hàn (Theo Danh Y Biệt Lục)

Quy kinh: Quy kinh Tỳ, Vị, Tâm, Can, Đại tràng

Bảo quản: Bảo quản vị thuốc Đại hoàng trong hộp kín, ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc và sâu mọt.

4. Thành phần hóa học

Trong Đại hoàng có hai nhóm hoạt chất trái ngược nhau là hoạt chất có tính thu liễm có chứa Tamin (Rheotannoglucozit) và hoạt chất có tác dụng tẩy là Rheoanthraglucozit.

Thành phần chủ yếu bào gồm: Glucogalin, Catechin, Terarin, Axit Galic, Axit Xinamic, Axit Galic, Antraglucozit (chất tẩy)

Tác dụng dược lý của đại hoàng

Theo nghiên cứu của y học hiện đại:

Cầm máu, rút ngăn thời gian đông máu, giảm tính thẩm thấu của các mao mạch, cải thiện sức bên của thành mạch, kích thích xuyên tủy tạo nhiều tiểu cầu.

  • Lợi mật, tăng cơ bóp túi mật, làm giãn cơ vòng.
  • Kháng khuẩn, chủ yếu là tụ cầu, liên cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, phó thương hàn, kiết lỵ, ức chế một số vi khuẩn nấm và virus cảm lạnh.
  • Gây mê, hạ huyết áp, kích thích tim mạch.
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng do các bệnh viêm gan.
  • Lợi tiểu, bảo vệ gan, giảm Cholesterol.

Theo y học cổ truyền:

  • Sinh tân khứ hủ, trường vị đãng địch, thông lợi thủ y cốc, an hòa ngũ tạng, điều trung, hóa thực (theo Bản Kinh).
  • Tả thông tiện, phá ứ (theo Trung Dược học).
  • Phá đàm thực, thông kinh, lợi thủy thũng, luyện ngũ tạng, súc thực, lãnh nhiệt tích tụ, lợi đại tiểu trường (theo Dược Tính Bản Thảo).

Các bài thuốc chữa bệnh từ đại hoàng

Dược liệu đại hoàng
Dược liệu đại hoàng

1. Chữa bỏng ngoài da từ đại hoàng

Sử dụng Đại hoàng tán thành bột mịn, trộn với dầu mè, thoa vao vị trí bỏng hoặc sưng tấy do nhiệt.

2. Trị triệu chứng lạ do đàm sinh ra, ăn vào nôn mửa, có đàm trong ngực

Dùng 40 g Đại hoàng, Cam thảo (chích) 10 g, sắc với một tô nước đầy, đến khi còn nửa rô thì dùng uống. Bài thuốc này có thể tẩy đàm ra khỏi cổ họng.

3. Chữa trường vị, thực nhiệt gây táo bón

Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng 10 – 15 g Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực, mỗi vị 6 – 8 g, sắc uống, mỗi ngày một thang.

Bài thuốc thứ hai: Dùng 10 – 15 g Đại hoàng, Chỉ Thực, Hậu phác, mỗi vị 8 g, sắc thành thuốc, lại hòa cùng 10 g Mang tiêu, dùng uống trong ngày

4. Trị táo bón, đau bụng do trường ung

Sử dụng 12 g Đại hoàng, 16 g Mẫu đơn bì, Mang tiêu, Đông qua tử, Đào nhân, mỗi vị 12 g, sắc uống trong ngày.

5. Chữa tâm khí bất tức, chảy máu mũi, nôn mửa ra máu

Đại hoàng 80 g, Hoàng Cầm, Hoàng liên, mỗi vị 40 g, sắc với 3 chén nước, đến khi còn 1 chén thì dùng uống.

6. Chữa kinh bế, huyết trệ, hậu sản ứ huyết, đau nhức bụng dưới

Sử dụng Đại hoàng, Đào nhân, mỗi vị 12g, Miết trùng 4 g, sắc thành thuốc dùng uống.

7. Chữa nôn ra máu, đau xóc lên

Dùng 40 g Đại hoàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4 g sắc với một chén nước Sinh địa, đến khi còn nửa chén thì dùng uống.

8. Điều trị chân đau do phong khí, thắt lưng nhức mỏi

Dùng 80 g Đại hoàng cắt nhỏ như con bờ, trộn với một ít sữa, sao khô, để cho đen. Mỗi lần dùng uống 8 g sắc với 3 chén nước và 3 lát gừng tươi, dùng uống khi đói.

9. Chữa nói sảng do nhiệt từ đại hoàng

Sử dụng 200 g Đại hoàng, cắt nhỏ, sào hơi đỏ rồi tán bột. Sau lại dùng 5 thăng Lạp tuyết thủy nấu cô lại thành cao. Mỗi lần dùng uống nửa muỗng cà phê với nước lạnh.

10. Chữa phong nhiệt tích trong, trị tức đầy, tiêu thực, dẫn huyết, hóa đờm dãi, hóa khí

Sử dụng 160 g Đại hoàng, 160 g Khiên ngưu tử (80 g sao vàng, 80 g để sống). Mang tất cả dược liệu tán thành bột mịn, gia thêm mật làm thành viên hoàn, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 10 viên với nước ấm. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể tăng lên 20 viên mỗi lần.

11. Chữa phụ nữ huyết khí không thông, rong kinh, tiêu ra máu, xích bạch đới

Dùng 1 cân Đại hoàng chia thành 4 phần bằng nhau.

1 phần ngâm với 1 chén đồng tiện và 8 g muối, để qua đêm, thái mỏng, phơi khô.

1 phần hòa cùng 4 lượng Đương quy, cho vào một chén giấm nhạt, tẩm ướp qua đêm. Sau đó bỏ Đương quy đi chỉ thu lại Đại hoàng, thái mỏng, phơi khô.

Một phần tẩm rượu ngon, để qua một ngày, lại thái mỏng, sao với 35 hạt Ba đậu. Sau đó bỏ Ba chỉ lấy Đại hoàng.

1 phần ngâm với 1 chén nước, nấu với 160 g Hồng hoa, để yên qua đêm, thái mỏng, phơi khô.

Mang tất cả 4 phần Đại hoàng đã sơ chế tán thành bột, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng uống 50 viên với rượu ấm, uống thuốc khi đói.

12. Chữa sườn bì tích thành khối từ đại hoàng

Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng nửa cân Phong hóa thạch hôi tán thành bột, sao chín, để nguội. Sau lại cho thêm 40 g bột Đại hoàng sao chín, 20 g bột Quế sao qua, nấu cùng với giấm gạo để tạo thành cao. Khi dùng, phết thuốc lên vải mỏng, dán lên vị trí đau.

Bài thuốc thứ hai: Dùng 80 g Đại hoàng, 40 g Phát tiêu, tán thành bột mịn. Lại dùng tỏi giã nát trộn với dược liệu đắp lên vùng đau. Ngoài ra, có thể gia thêm 40 g A ngùy để tăng hiệu quả.

13. Chữa tiểu tiện không thông, phân táo tích trữ lâu ngày, sình bụng căng đau, ăn không tiêu, có cảm giác thốc lên tim

Sử dụng 50 g Đại hoàng, 80 g Bạch thược, tán thành bột mịn, trộn hồ làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 40 viên, mỗi ngày 3 lần.

14. Đại hoàng chữa bụng căng tràn, có bỉ khối, hòn cục

Sử dụng 400 g Đại hoàng tán thành bột, thêm 2 muỗng mật ong, 3 thăng giấm trộn đều, nấu thành cao, làm thành viên hoàn có kích thước to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng ấm.

15. Trị chứng trẻ nhỏ bị sình bụng, sài đầu phát sinh nhiều bệnh tật

Sử dụng 360 g Đại hoàng, bỏ vỏ, giã nát, tán thành bột mịn. Sau đó lại cho vào 1 nắm gạo và 3 thăng rượu ngon, chưng cách thủy để làm thành cao. Nắn thuốc thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Trẻ dưới 7 tuổi mỗi lần dùng 7 viên, mỗi ngày uống thuốc 1 lần.

16. Chữa các triệu chứng lỵ giai đoạn đầu

Sử dụng Đại hoàng nướng chín sắc uống cùng 12 g Đương quy, sắc lấy nước uống để dùng đi ngoài.

17. Chữa lỵ mót rặn từ đại hoàng

Sử dụng 40 g Đại hoàng rửa sạch ngâm với rượu trong nửa ngày sắc uống để đi đại tiện.

18. Trị cam tích, tỳ tích

Sử dụng 120 g Đại hoàng tán thành bột mịn. Cho vào nồi đất cùng 1 chén giấm, đun nhỏ lửa nấu thành cao. Sau đó cho thuốc lên một tấm ngói phơi nắng và phơi sương 3 ngày 3 đêm, mang đi nghiền nát. Lại gia thêm Lưu hoàng, Quan quế chi, mỗi vị 40 g, tán nhuyễn trộn đều.

Trẻ em mỗi lần dùng 2 g, người lớn dùng 6 g với nước cơm. Bên cạnh đó, ăn cháo trắng trong nửa tháng, kiêng ăn đồ sống lạnh.

19. Bài thuốc chữa trẻ nhỏ nóng trong người từ đại hoàng

Sử dụng Đại hoàng nướng chín, 40 g Hoàng cầm tán thành bột mịn. Luyện với mật làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần dùng 5 viên, mỗi ngày 1 lần.

20. Chữa tích nhiệt, vàng ốm dần dần, cốt chưng

Dùng 4 phần Đại hoàng sắc với 6 chén nước đồng tiện, đến khi còn 4 chén thì chia thành 2 lần uống trong ngày, uống thuốc lúc đói.

21. Đại hoàng trị xích bạch trọc

Tán Đại hoàng thành bột, mỗi lần dùng 6 phần. Sau đó soi thủng một lỗ ở trứng gà, cho thuốc vào, dừng muỗng khuấy đều và chưng đến chín. Ăn lúc đói, mỗi ngày 1 – 2 lần.

22. Điều trị bí kết tướng hỏa

Sử dụng 40 g Đại hoàng, 20 g Khiên ngưu, tán thành bột. Mỗi lần dùng 12 g bột thuốc uống cùng với rượu ấm.

23. Điều trị nôn ói ra dãi nhớt, không nói được, suyễn đột ngột

Sử dụng 20 g Đại hoàng, 20 g Nhân sâm sắc cùng 2 chén nước đến khi còn 1 chén thì dùng uống khi còn ấm.

24. Chữa phụ nữ âm hộ đau từ đại hoàng

Sử dụng Đại hoàng 40 g sắc cùng 1 thăng giấm gạo, dùng uống.

25. Chữa chóng mặt do thấp nhiệt

Sử dụng Đại hoàng sao với rượu tán thành bột. Mỗi lần dùng uống 8 g với nước trà.

26. Chữa phụ nữ huyết tích gây đau

Sử dụng 40 g Đại hoàng đun sôi cùng 2 thăng rượu, dùng uống để đi ngoài.

27. Điều trị viêm Amidan hốc mủ

Sử dụng Đại hoàng, 25 – 30 g cho trẻ nhỏ, 50 g cho người lớn, sắc lấy nước, dùng uống mỗi ngày 1 lần.

28. Chữa tai biến mạch máu não

Sử dụng 12 g Đại hoàng, 9 g Chỉ thức, 10 g Mang tiêu, Hậu phác, Cam thảo, mỗi vị 6 g, sắc cùng 200 ml nước, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

29. Chữa nhọt ở miệng, lưỡi, mũi, u vú

Sử dụng Đại hoàng (chích rượu) tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 9 g.

Ngoài ra, có thể dùng bột dược liệu hào với nước sạch, thoa vào vùng da bệnh.

30. Chữa viêm tụy cấp từ đại hoàng

Sử dụng 30 – 60 g Đại hoàng sắc thành thuốc, dùng uống. Cách 1 – 2 giờ uống thuốc 1 lần cho đến khi bụng không còn đau.

31. Đại hoàng điều trị suy thận mãn tính

Sử dụng 30 – 60 g Đại hoàng, 30g Mẫu lệ (đã nung), Bồ công anh 20 g, sắc cùng 1,5 lít nước đến khi còn 600 – 800 thì dùng thụt lưu đại tràng 1 – 2 lần mỗi ngày.

32. Chữa sưng đau do té ngã, tai nạn từ đại hoàng

Sử dụng Đại hoàng tán thành bột, hòa chung với giấm, trộn đều, thoa vào vết thương.

33. Chữa mắt đau, mắt đỏ

Sắc Đại hoàng với rượu, dùng uống khi còn ấm.

34. Chữa vết thương do dao cắt

Sử dụng Đại hoàng, Hoàng cầm, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật ong, làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 10 viên, mỗi ngày 3 lần.

35. Chữa trẻ nhỏ bị nhiệt, mệt mỏi, thường hay nhắm mắt

Sử dụng 0.4 g Đại hoàng ngâm 3 chén nước trong 1 đêm. Buổi tối uống nửa chén, còn dư thì thoa lên đầu, khô lại bôi tiếp.

36. Chữa lở loét, phong cùi

Sử dụng 40 g Đại hoàng nướng chín, 40 g Tạo giáp thích, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 1 muỗng cà phê lúc đói với rượu nóng.

Lưu ý khi dùng đại hoàng chữa bệnh

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng Đại hoàng.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều không nên dùng.

Người bị bón do huyết ứ và người cao tuổi không được sử dụng dược liệu.

Người suy nhược cơ thể không nên dùng.

Đại hoàng không nên sắc quá lâu. Khi sắc thuốc được rồi thì mới cho Đại hoàng vào, dùng uống.

Trong y học cổ truyền Đại hoàng có công năng thanh tràng, thông tiện, trục thông kinh ứ, thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng vị thuốc người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng.

Xem thêm: Cây chút chít và 23 bài thuốc chữa bệnh ngoài da, táo bón, amidan, trĩ hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Đại hoàng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Đại hoàng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả Đại hoàng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả Đại hoàng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả Đại hoàng1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em