20 bài thuốc từ lá bàng chữa bệnh da liễu tiêu hóa, dạ dày, viêm họng, bệnh phụ khoa hiệu quả nhanh
Nội dung chính
Bàng là cây rất thân quen với mỗi chúng ta, đặc biệt là với các bạn học sinh. Thông thường, mọi người biết đến bàng như một cây che bóng mát. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, lá bàng có thể sử dụng để làm thuốc chữa dạ dày, viêm họng, dùng để sát khuẩn,…
- Tên khác: cây bóng mát, cây trường học
- Tên khoa học: Terminalia catappa
- Tên tiếng anh: Terminalia catappa
- Họ: Trâm bầu (Combretaceae)
Đặc điểm nhận dạng lá bàng
1. Mô tả lá bàng
Bàng lá cây thân gỗ, thường dùng che bóng râm. Thân cây có thể cao tới 35m, các tán lá mọc thẳng, đối xứng nhau. Các cành nằm ngang như một cái ô. Cây càng già các tán càng phẳng tạo thành cái bát trải rộng. Lá bàng có màu xanh thẫm, to, bóng, hình trứng, dài từ 15 – 20cm, rộng 10 – 14cm.
Bàng là loại cây rụng lá về mùa khô. Tuy nhiên, trước khi rụng lá thì các lá sẽ chuyển sang màu ánh đỏ hoặc nâu vàng nguyên nhân được cho là do các sắc tố violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.
Hoa bàng là hoa đơn tính (hoa đực và hoa cái mọc lên cùng một cây), hoa có màu trắng, thường nở vào mùa hè, hoa nhỏ, đường kính 1cm. Hoa bàng mọc lên ở những nách lá, không có cánh.
Quả bàng thuộc quả hạch, dài từ 5 – 7cm và rộng 3 – 3.5cm. Khi non, quả bàng có màu xanh lục nhưng khi chín ngả sang màu vàng, sau cùng chuyển sang màu đỏ. bên trong quả bàng có 1 hạt, các hạt đều có nhân, có vị đắng.
2. Phân bổ, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bàng được trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, bàng được trồng trên khắp cả nước, nhưng chủ yếu là phía Bắc.
Bộ phận dùng: Cả lá, thân, cây và, quả và hạt tuy nhiên Đông y dùng lá bàng chữa bệnh là chủ yếu. Trong khi lá bàng có thể dùng để trị bệnh thì hạt bàng dùng để chế biến mứt.
Lá bàng thu hái chủ yếu vào mùa xuân, khi đó các búp non bắt đầu nảy. Lá bàng tươi lấy về phơi khô, bảo quản làm thuốc.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Bàng có vị chua, ngọt, chát, chứa nhiều dầu. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về con đường quy kinh của loại lá cây này nhưng từ lâu đã được dùng để chữa bệnh.
Bàng sau khi thu hái về sẽ phơi khô rồi bảo quản trong túi bóng, để nơi khô ráo thoáng mát.
4. Thành phần hoá học
Nghiên cứu y học hiện đại chứng minh trong lá bàng có chứa nhiều flavonoid (điển hình là kamferol hay quercetin);các chất tanin (punicalin, punicalagin, tercatin); chất saponin và phytosterol. Ngoài ra, trong nhân của hạt bàng chứa nhiều khoáng chất như Natri, Magie, Canxi, Kali.
Tác dụng dược lý của lá bàng
Do trong lá bàng chứa nhiều hoạt chất nên lá, vỏ, thân của bàng được sử dụng trong nhiều nền y học cổ truyền khác nhau, chẳng hạn:
- Ở Đài Loan, lá bàng được dùng để trị bệnh liên quan tới gan
- Ở Surinam chế biến lá bàng thành chè dùng trị lị và tiêu chảy.
- Ngoài ra, nhiều nơi dùng lá bàng trị ung thư, chồng phá hủy bộ nhiễm sắc thể.
Bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da, mụn, vết thương ngoài da)
1. Chữa mụn bọc sưng đau, đỏ
Lấy một nắm lá và búp bàng, rửa sạch, cho lên nồi đun với nước, để nước nguội bớt rồi ngâm chỗ sưng đỏ trong khoảng 20 phút.
2. Chữa chàm má, chàm ở trẻ nhỏ
Cách 1: Lấy một nắm lá bàng rửa sạch, đun với nước rồi tắm cho bé. Thực hiện vài lần vết chàm trên cơ thể bé sẽ hết.
Cách 2: Lấy một nắm búp lá bàng, rửa sạch với nước muối, cho vào cối giã nát với một vài hạt muối trắng rồi lấy nước lá bàng bôi vào vùng da bị chàm của bé. Thực hiện 3 – 4 ngày.
3. Chữa viêm loét ngoài da
Lấy 1 nắm lá bàng non rửa sạch, cho vào nồi đun với nước trong khoảng 20 phút. Đợi nước nguội bớt thì cho vào ngâm với phần da bị loét. Chú ý sau khi ngâm xong nhớ dùng khăn sạch lau khô.
4. Chữa vết thương ngứa, lên da non
Lấy một nắm lá bàng non, rửa sạch, đun với nước rồi dùng ngâm vùng da non đang bị ngứa.
5. Trị viêm da cơ địa
Bài thuốc bôi: Lá bàng non rửa sạch với nước muối sau đó cho vào cối giã nát với muối, chắt lấy nước bỏ bã. Hàng ngày lấy tăm bông thấm vào nước cốt lá bàng và bôi lên da. Để nguyên đi ngủ, sáng hôm sau dậy rửa sạch.
Bài thuốc ngâm: Lấy lá bàng non rửa sạch rồi đun với nước trong 10 phút, để cho nước nguội bớt rồi cho vào ngâm trực tiếp vết thương trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Bài thuốc đắp: Lấy một nắm lá bàng non rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương trong khoảng 15 phút, sau đó vệ sinh lại bằng nước muối loãng.
Bài thuốc tắm: Lấy 1 nắm lá bàng non rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 ít muối. Đợi khi nước nguội dùng để tắm. Thực hiện hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh viêm da từ thổ phục linh
6. Bỏng xăng có mủ ở chân
Lấy một nắm lá bàng, rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó để nước nguội bót và ngâm chân.
7. Chữa sâu quảng, lở loét sâu ngoài da, ghẻ lở
Lấy búp lá bàng non phơi khô, tán bột sau đó rắc lên vùng da bị lở loét, ghẻ.
Bài thuốc chữa bệnh tiêu hoá
1. Bài thuốc lá bàng chữa bệnh dạ dày
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non
Thực hiện: Lá bàng rửa sạch, rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước sau đó lọc lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong 1 tháng.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng cây dạ cẩm tại nhà
2. Chữa bệnh trĩ
Lấy 1 nắm lá bàng, đun với 2 lít nước và 2 thìa muối hạt sau đó dùng để xông hơi vùng hậu môn. Sau khi nước hết nóng, bạn có thể ngồi vào chậu ngâm hậu môn rồi rửa sạch lại bằng nước.
3. Chữa lỵ, tiêu chảy
Lấy búp bàng non hoặc lá bàng phơi khô để đun nước uống thay trà hàng ngày.
Bài thuốc chữa các bệnh phụ khoa
1. Chữa bệnh viêm phụ khoa
Lấy 10 – 15 lá bàng tươi bánh tẻ, rửa sạch, vò nát, cho vào đun với nước, sau đó dùng xông hơi vùng kín (chú ý rửa sạch vùng kín trước khi xông hơi). Sau đó, lấy nước nguội dùng rửa lại vùng kín. Thực hiện 3 – 5 lần/ tuần.
2. Trị viêm âm đạo
Nguyên liệu: Lá bàng bánh tẻ (15 lá); muối (3 thìa cà phê); nước (1 lít)
Thực hiện: Lá bàng rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với nước và muối, sau đó để nước nguội và rửa âm đạo. Ngày thực hiện 2 lần.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm âm đạo bằng cây ngải cứu
3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Nguyên liệu: lá bàng bánh tẻ (10 lá); muối (2 thìa cà phê muối); nước (2 lít)
Thực hiện: Lá bàng rửa sạch rồi cho vào nồi đun với nước và muối trong khoảng 15 phút. Sau đó lấy nước xông hơi vùng kín, thực hiện 3 lần/ ngày và 5 ngày liên tục.
Bài thuốc trị một số bệnh về cảm sốt, ho, viêm họng
1. Chữa chứng cảm sốt có ho
Nguyên liệu: Lá bàng non (7 – 10 lá); muối hạt (¼ thìa cà phê); nước (250ml)
Thực hiện: Lá bàng rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn với muối và nước, lọc lấy phần nước rồi cho vào chai thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh. Hàng ngày lấy nước lá bàng ra súc miệng (4 – 5 lần/ ngày), chú ý trước khi súc miệng hãy lắc chai lên cho đều.
2. Chữa cảm sốt nhức đầu
Nguyên liệu: Lá bàng khô (15gr); hoắc hương (5gr); vỏ quýt (10gr); gừng tươi (3 lát)
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, uống trước khi ăn 15 phút.
3. Chữa viêm họng, đau họng
Lấy một nắm lá bàng tươi, rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, sau đó đun lên và lọc lấy nước, dùng để súc miệng.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm họng bằng cây đơn châu chấu
4. Chữa mồ hôi ra nhiều, cảm sốt
Nguyên liệu: Lá bàng (15gr); bạc hà (12gr); kinh giới, vỏ quýt (mỗi loại 10gr)
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước, sau đó lấy nước nóng uống 1 lần, rồi đi đắp chăn cho ra hết mồ hôi.
Bài thuốc chữa một số bệnh khác
1. Chữa nhiệt miệng
Hái một nắm lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi đun với nước trong khoảng 30 phút. Lọc bỏ lá bàng, để nước nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh và để ngăn mát tủ lạnh. Hàng ngày lấy nước lá bàng súc miệng.
2. Chữa sâu răng, viêm nướu, hôi miệng
Lấy 1 nắm lá bàng non, rửa sạch, đun với 1 lít nước, khi nước cạn chỉ còn 1 chén thì tắt bếp. Lấy nước lá bàng súc miệng ngày 2 lần.
3. Chữa phong tê thấp, đau nhức
Lấy búp lá bàng tươi non, giã nhỏ, cho lên chảo sao nóng rồi đắp lên vùng chân bị đau. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.
Những lưu ý khi sử dụng lá bàng trong điều trị bệnh
1. Lưu ý sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ
Chỉ nên sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ cho những người mắc bệnh nhẹ, dưới 2 năm
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lí, chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng như sử dụng thảo dược trong quá trình điều trị.
2. Lưu ý sử dụng lá bàng chữa bệnh dạ dày
Để dùng lá bàng chữa bệnh dạ dày đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Bài thuốc từ lá bàng chữa đau dạ dày phù hợp với cơ địa của từng người, vì thế, cần kiên trì thực hiện mới mang lại kết quả.
- Các bài thuốc chỉ nằm trong phạm vi dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học chính thức vì thế không nên quá lạm dụng vào nó.
- Không sử dụng bài thuốc từ lá bàng cho những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Bạn đã bao giờ sử dụng lá Bàng trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ lá Bàng? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Xam các bài thuốc này lại nhớ đến bác Hùng Y một thời xôn sao về bài thuốc chữa dạ dày rất hiệu quả nhưng nhiều người không tin
Đúng rồi bác hùng y còn có nguyên group riêng rất đông người được bác chia sẻ bài thuốc tự chữa tại nhà
Mình bị dạ dày ko biết dùng lá bàng có hiệu quả ko b
Lá bàng có chất kháng sinh nên dùng để chưa các bệnh kháng viêm rất tốt
Xem bài này lại liên tưởng tới bác Hùng Y, nhưng trong bài lá bàng của bác ấy là lá bàng bánh tẻ, không thấy nói lá bàng non và búp.