La ổi, búp ổi non với 18 bài thuốc chữa bệnh tiêu hoá bằng (đau dạ dày, tiêu chảy…), tiểu đường, sốt xuất huyết nhanh chóng
Nội dung chính
Ổi từ lâu đã được biết đến là một loại cây ăn quả ngon, nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít ai biết, nghiên cứu dược lí còn cho biết, dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi có khả năng kháng khuẩn và làm sạch niêm mạc. Vì thế, từ lâu người ta đã dùng ổi để chữa bệnh.
- Tên khác: thu quả, kê thỉ quả, bạt tử, phan quỷ tử, phan thạch lựu,…
- Tên khoa học: Psidium guajava
- Tên tiếng anh: Psidium guajava
- Họ: Myrtaceae
Đặc điểm nhận dạng của Lá ổi
1. Mô tả lá ổi
Ổi là cây ăn quả lâu năm với thân rắn chắc và dẻo, có thể cao tới 10m. Thân cây ổi phân thành nhiều cành, ánh, bên ngoài thân có lớp vỏ mỏng và nhẵn, có thể bong tróc khi về già. Lá ổi mọc đối xứng, hình trái xoan bề mặt nhám, các gân lá ở mỗi bên song song với nhau; mặt trên của lá có màu đậm hơn mặt dưới. Hoa ổi có màu trắng, thuộc loại lưỡng tính, thường mọc thành từng chùm. Quả ổi có có hình tròn hoặc thuôn hình trái lê. Bên trong quả có nhiều hạt cứng. Tùy theo từng loại ổi mà kích thước của quả khác nhau. Khi ổi chín có mùi thơm.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Cây ổi có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, Bắc Mỹ, vùng biển Caribbean. Ở Việt Nam, ổi được trồng ở hầu khắp các địa phương.
Ổi thường được biết đến là loại cây ăn trái. Tuy nhiên, sau khi tìm thấy tác dụng tuyệt vời của loại cây này thì người ta còn có thể sử dụng lá để chữa bệnh.
Thu hoạch trái ổi chính vụ thường vào tháng 7, 8 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều giống ổi ra quả quanh năm vì thế lúc nào cũng có thể thu hái.
Ổi có thể ăn quả chín, lấy lá tươi trị bệnh. Hoặc cũng có nhiều bài thuốc ngâm rượu trái ổi.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh _ Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình – Hà Nội), Y học cổ truyền chứng minh ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát và không có độc. Ổi đi vào kinh tỳ, phế có tác dụng sáp trường, sát trùng, rửa vết thương, điều trị tiêu chảy.
Lá ổi khô được bảo quản trong túi bóng cẩn thận, tránh nơi ẩm mốc. Trong khi đi rượu ổi cũng được bảo quản thật kĩ, không mở nắp, sau khi lấy cần đậy nắp cẩn thận.
4. Thành phần hoá học
Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, trong ổi có chứa nhiều thành phần hóa hóa như: Beta-Sitosterol, Guaijaverin, Quereentin, Leucocyanidin và Avicularin. Ngoài ra, mỗi bộ phận của cây có những thành phần khác nhau:
- Lá ổi có olatile oil, Eugenol
- Quả ổi chín có Vitamin C và các Polysaccharide
- Rễ ổi có chứa Tanine và Organic acid, Arjunolic.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng, dịch chiết từ cây ổi có tác dụng kháng khuẩn, làm se khít niêm mạc, cầm đi lỏng. Với các hoạt tính hóa học, công dụng chữa bệnh từ ổi đến nay vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Tác dụng của quả ổi
1. Quả ổi xanh
Quả ổi xanh: Trong ổi xanh có các chất có thể chữa được bệnh tiêu chảy, giải độc do chất độc gây tiêu chảy hoặc do cây ba đậu gây ra. Người bệnh chỉ cần lấy quả ổi xanh, rửa sạch rồi cho vào miệng nhai và nuốt lấy nước, bỏ phần bã là sẽ giúp chữa bệnh.
2. Quả ổi chín
Khi ổi xanh có thể tiêu độc thì quả ổi chín cũng có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Ổi chín có vỏ mềm, ăn vào sẽ nhuận tràng nhưng chú ý bỏ hạt.
Bài thuốc điều trị bệnh tiêu hoá
1. Chữa đau dạ dày chỉ sau 1 tuần
Nguyên liệu: Lá ổi non (30gr); gạo lứt (1 nắm)
Thực hiện: Lá ổi rửa sạch, thái nhỏ cho lên chảo sao chung với gạo lứt. Sau đó, đổ 500ml nước vào đun nhỏ lửa cho sôi, lấy rây lọc lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần uống trước ăn 30 phút. Thực hiện liên tục trong 1 tuần.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây bồ công anh
2. Trị bệnh viêm ruột và mãn tính
Bài thuốc 1: Lấy lá ổi non sấy hoặc phơi khô sao đó tán thành bột mịn, mỗi ngày lấy bột lá ổi hòa với nước uống, ngày 2 lần, mỗi lần 6gr.
Bài thuốc 2: Lấy 1 nắm lá ổi tươi cùng 6 – 9gr gừng tươi và một ít muối ăn trộn đều với nhau sau đó vò nát. Cho các vị thuốc lên sao vàng rồi sắc nước uống mỗi ngày.
3. Điều trị tiêu chảy
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lá ổi có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt. Mỗi khi bị tiêu chảy bạn chỉ cần hái vài búp ổi non rồi cho vào nhai nuốt hết. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà lá ổi hoặc cho vài giọt tinh dầu ổi vào cốc nước uống.
4. Hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ em không tốt
Nguyên liệu: Lá ổi, tây thảo (mỗi loại 30gr); hồng trà (1 – 12gr); gạo tẻ sao thơm (15 – 30gr); nước sạch (1000ml).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc nước, đến khi nước cạn chỉ còn 1 nửa thì thêm 1 ít muối trắng vào, trộn đều rồi chia làm vài lần uống mỗi ngày (trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì uống 250ml, trẻ nhỏ từ 1 năm trở lên uống 500ml).
Bài thuốc chữa các bệnh khác
1. Loại hết mụn trên da
Nhiều công trình nghiên cứu cũng chứng minh lá ổi có thể trị mụn rất tốt. Để dùng lá ổi trị mụn, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch rồi nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị mụn trong khoảng 10 phút. Nếu là mụn đầu đen thì bạn có thể cho thêm 1 ít muối vào xay lẫn nhé.
2. Giảm cân, béo phì
Chiết xuất từ lá ổi có thể giúp giảm cân, ngăn quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường từ đó có thể hạn chế nguy cơ béo phì. Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất cho biết, uống nước chiết xuất từ lá ổi có thể giảm holesterol xấu và triglyceride nhưng không hề gây ra tác dụng phụ.
3. Trị hôi miệng
Để trị hôi miệng, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá ổi non, cho vào nồi đun sôi để nguội, sau đó pha với 1 ít muối biển và dùng súc miệng ngày 2 – 3 lần sau đánh răng.
4. Trị rụng tóc, ngăn ngừa hói đầu
Với những người bị hói đầu, rụng tóc thì có thể lấy 1 lượng lá ổi lớn sau đó rửa sạch, đun sôi rồi dùng nước gội đầu trong khoảng 20 phút. Chú ý massage nhẹ nhàng da đầu rồi xả lại bằng nước sạch để lá ổi phát huy tác dụng hơn. Một tuần bạn có thể thực hiện 2 lần.
5. Giúp giảm huyết áp
Một nghiên cứu trên chuột năm 2016 cho biết, lá ổi còn có tác dụng hạ đường huyết nhờ chất chống oxy hóa bên trong chiếc lá ổi. Chất này cũng có tác mở rộng mạch máu, giúp quá trình lưu thông máu thuận lợi hơn từ đó có thể giúp giảm huyết áp.
6. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Năm 2011, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Food Chemistry cho biết, trong lá ổi có các thành phần chống oxy hóa mạnh có thể ức chế sự phát triển của các khối u. Hơn nữa, nó có thể chống lại khối u ác tính như ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt,…
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ quả sung
7. Giảm cholesterol
Chỉ cần uống nước ép ổi mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm cholesterol từ đó ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch.
8. Điều trị bệnh nướu răng
Hợp chất astringents trong lá ổi còn có tác dụng làm chặt nướu răng và chân răng hơn từ đó làm giảm các cơn đau nhức ở răng. Để chữa đau răng, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, giã nhỏ với một ít muối sau đó dùng bông gòn thấm ướt dung dịch chà vào chỗ răng đau.
9. Chữa sốt xuất huyết
Nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Natural Medicines cho biết, uống nước lá ổi hàng ngày có thể giảm tế bào máu. Vì thế, với người bị sốt xuất huyết, đây là phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
10. Giảm nguy cơ thiếu máu
Nguyên liệu: Quả ổi khô
Thực hiện: Quả ổi phơi khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày 2 lần lấy 9gr bột ổi hòa với nước ấm và uống.
11. Trị ho
Nguyên liệu: Lá ổi khô (20 – 40gr)
Thực hiện: Cho lá ổi vào sắc nước uống hàng ngày.
12. Điều trị bệnh tiểu đường
Tạp chí Nutrition and Metabolism công bố một nghiên cứu cho biết, uống trà lá ổi sẽ có tác dụng giảm lượng đường trong máu từ đó có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc ổn định đường huyết từ cây mật gấu
Những lưu ý khi sử dụng lá ổi trong việc điều trị bệnh
Ổi không chỉ là một trái cây thơm ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc dùng ổi chữa bệnh thì bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Ăn ổi non có thể chữa tiêu chảy nhưng nó cũng có thể gây táo bón, khó tiêu và đau dạ dày vì thế chỉ nên ăn lượng vừa đủ và không nên ăn hạt.
- Ăn ổi chín cũng cần chú ý vì bên trong thường có sâu.
- Bà bầu, người đang cho con bú muốn dùng chiết xuất ổi chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nước chiết xuất từ lá ổi cần uống hết trong ngày, nếu để sang ngày hôm sau có thể sẽ bị thiu, cũng không nên bảo quản qua đêm trong tủ lạnh.
Bạn đã bao giờ sử dụng lá Ổi, búp Ổi trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ lá Ổi, búp Ổi? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Em đã dùng vài ngày thấy hiệu quả cho bệnh dạ dày và ruột kích thích, e thận trọng nên dùng ít và dài ngày cho an toàn
Em đã dùng vài ngày thấy hiệu quả cho bệnh dạ dày và ruột kích thích, e thận trọng nên dùng ít và dài ngày cho an toàn. Nhưng cho e hỏi thêm là e dùng lá ổi k cần búp ổi cũng được phải k ạ