Cây cà chua và 10 bài thuốc chữa viêm gan, chảy máu chân răng, dạ dày, xơ vữa, huyết áp, tiểu đường, làm đẹp, tăng cường sức khỏe

Cây cà chua cho quả làm nguyên liệu chế biến món ăn hàng ngày. Cà chua có thể ăn sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây này còn có thể chữa viêm gan, chảy máu chân răng, dạ dày, xơ vữa, huyết áp, tiểu đường, làm đẹp, tăng cường sức khỏe.

Thông tin, mô tả cây cà chua
Thông tin, mô tả cây cà chua

Tên thường gọi: Cà chua

Tên khoa học: Lycopersicon esculentum Mill

Họ: Cà (Solanaceae)

Thông tin, mô tả cây cà chua

1. Mô tả thực vật

Cà chua từ lâu đã là một thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày tuy nhiên ít người biết đến cà chua cũng là một vị thuốc quý. Dạng cây thảo hằng năm, có khi sống dai, cao 1m hay hơn. Thân mọng nước, có lông mềm, dính. Lá có cuống, mọc so le, xếp lông chim không đều hay kép lông chim 2 lần, dài 10-40cm; lá chét thay đổi, hình trứng hay hình trứng mũi mác, mép có răng. Hoa thành chùm xim ở nách lá; đài 5-8 thuỳ dài khoảng 12mm; tràng hoa màu vàng cam, dài 10-15mm. Quả mọng màu đỏ hay vàng, có kích thước và hình dạng thay đổi, trong chứa chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹt.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua được trồng trọt phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5–6 cm. Hầu hết các giống được trồng đề cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả vàng, cam, hồng, tím, xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà chua nhiều màu và có sọc. Cà chua là một trong các loại trái cây vườn phồ biến nhất tại Hoa Kỳ, cùng với quả bí xanh được người trồng ưa thích. Ở Việt Nam cà chua được trồng ở khắp các địa phương.

Bộ phận dùng: Quả

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Dùng tươi hoặc chế biến thức ăn

3. Tính vị, quy kin, bảo quản

Tính vị: Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư acid, lợi tiểu, hoà tan urê, thải urê, giúp tiêu hoá dễ các loại bột và tinh bột. Nước sắc lá có tính chất giảm huyết áp; lá cũng có tính chất giải độc sưng tấy.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Quả Cà chua chứa nước 90%, glucid 4%, protid 0,3%, lipid 0,3%, các acid hữu cơ như acid citric malic, oxalic, nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin A, B1, B2, B6, C, PP, E, K. Quả còn chứa glucose và fructose và một ít sucrose và một keto-heptose. Quả Cà chua chín và gần chín đều chứa các aminoacid chủ yếu, trừ tryptophan; quả chưa chín chứa narcotin.

Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng,
Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng,

Tác dụng dược lý của cây cà chua

Lycopen được chứng mình có thể bảo vệ cơ thế chống lại quá trình oxi hóa trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua là nguồn nhiều Lycopen, tiêu thụ cà chua có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đầu và cổ, có thể chống lại rất mạnh các bệnh thoái hóa thần kinh. Uống nước sốt cà chua xay nhuyễn là giúp trị các triệu chứng bệnh tiểu đường. Tiêu thụ cà chua còn giúp mang lại lợi ích cho việc giảm nguy cơ tim mạch và bệnh liên quan đến tiểu đường type 2.

Cà chua giúp làm đẹp, bổ sung dinh dưỡng

1. Bổ sung dinh dưỡng từ cà chua

Đối với một người bình thường có thể dùng 200g cà chua/ ngày. Có thể rửa sạch, ăn sống hoặc xay sinh tố uống hằng ngày, với lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và kali của cơ thể trong một ngày.

2. Cà chua giúp kích thích tiêu hóa, làm đẹp da

Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Cho cà chua, táo tây và bắp cải vào máy ép lấy nước. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, khuấy đều, chia uống vài lần.

Cây cà chua và bài thuốc chữa huyết áp

1. Cà chua giúp điều trị tăng huyết áp

Lấy 1 hoặc 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành lát mỏng, có thể trộn thêm chút đường, ăn vào lúc sáng sớm chưa ăn uống gì. Sử dụng đều đặn trong 10 hoặc 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi sau đó lại tiếp tục liệu trình đó.

2. Chữa cao huyết áp từ cây cà chua

Dùng máy ép 1kg cà chua, rồi hòa với 100g đường trắng. Sau đó, đun sôi một lát, để nguội, chia vài lần uống trong ngày. Thức uống này vừa có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp vừa giúp thanh lọc cơ thể.

Bài thuốc chữa tiểu đường từ cây cà chua

1. Cây cà chua điều trị đái tháo đường, giúp giảm cân

Cà chua 150g, dứa 150g, nước ép chanh 15ml. Cà chua và dứa rửa sạch, nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó ép cà chua và dứa lấy nước rồi hòa với nước ép chanh. Chia uống vài lần trong ngày. Loại nước ép này giúp cơ thể giảm cân, phòng và chữa bệnh đái tháo đường.

2. Cà chua giúp phòng chống hạ đường huyết

Cà chua 150g, khổ qua 100g. Cà chua và khổ qua rửa sạch,thái miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt giải độc, phòng chống tích cực tình trạng viêm nhiễm, làm đẹp da và hạ đường huyết.

Cà chua có thể chữa viêm gan, chảy máu chân răng, dạ dày, xơ vữa, huyết áp, tiểu đường, làm đẹp, tăng cường sức khỏe.
Cà chua có thể chữa viêm gan, chảy máu chân răng, dạ dày, xơ vữa, huyết áp, tiểu đường, làm đẹp, tăng cường sức khỏe.

Các bài thuốc khác từ cà chua

1. Cà chua giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Cà chua 500g, rau cần 250g, chanh 80g. Cà chua và rau cần rửa sạch, thái miếng; sau đó ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh, hoà đều, chia uống nhiều lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất giàu sinh tố và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy chuyển hoá các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, đồng thời còn giúp phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.

2. Chống chảy máu chân răng, nhiệt miệng từ cây cà chua

Cà chua 200g, mía 150g. Cà chua rửa sạch, thái miếng. Mía róc vỏ, chặt nhỏ. Sau đó ép chung lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại thức uống này có tác dụng kích thích tiêu hoá, phòng chống tình trạng miệng khô, nhiệt miệng, trúng nắng, chảy máu chân răng…

3. Cây cà chua điều trị chứng dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng

Trộn đều 150ml nước ép cà chua với 15ml nước ép sơn tra (táo mèo), ngày uống 2- 3 lần.

4. Cà chua hỗ trợ chữa viêm gan mãn tính

Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100g thái thành lát mỏng, ướp gia vị vừa ăn. Xào chung cà chua với thịt bò, ăn hằng ngày với cơm. Món này có tác dụng điều hòa chức năng gan, bổ máu, tăng cường chức năng tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mãn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây cà chua. Có thể nói, cà chua là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp hàng ngày của người Việt tuy nhiên nó cũng được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau.

 Xem thêm: Cây hàn the (sơn lục đậu) và 3 bài thuốc chữa sốt, phù thiểu niệu, lậu hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà chua1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà chua1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà chua1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Long đởm thảo

Long đởm thảo và 6 bài thuốc chữa lở miệng, cốc đản, dạ dày, khó tiêu, đau mắt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà chua1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây trạch tả

Cây trạch tả (thủy tả) và 13 bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy, thận, dạ dày, lipid máu… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cà chua1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp