Cây mía và 6 bài thuốc chữa viêm dạ dày, nứt nẻ chân, táo bón, viêm da, ngộ độc, chín mé hiệu quả
Nội dung chính
Cây mía (mía đường) là cây thân thảo sống dai, cao được trồng nhiều ở Ấn Độ và Việt Nam. Mía có vị ngọt mát, tính bình, không độc đi vào kinh Phế và Tỳ tác dụng giải độc, dưỡng cốt, tỳ âm… Từ lâu, mía được dùng chữa viêm dạ dày, nứt nẻ chân, táo bón, viêm da, ngộ độc, chín mé .
Tên gọi khác: Mía đường, cam giá
Tên khoa học: Saccharum offcinarum L.
Họ: Lúa (Poaceae)
Thông tin, mô tả cây mía
1. Đặc điểm thực vật
Mía là một loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một túp lá, dài từ 30-100cm. Thân có đốt, giữa các đốt có chứa nhiều đường sacaroza.
Có nhiều thứ mía, mía de thân nhỏ, gầy và thấp, mía bầu thân to và cao, mía vỏ trắng, đỏ hay tím. Có thứ chứa nhiều đường, có thứ chứa ít đường.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Phân bố: Mía vốn có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước. Mía được trồng ở những nơi đất phù sa, trồng bằng ngọn hay cả cây. Sau 11-18 tháng thu hoạch, thường người ta trồng mía lấy nguyên liệu làm đường, làm thuốc, người ta dùng cả cây tươi cắt thành từng khúc ngắn 2-3cm, chẻ 2 hay 4 với tên cam giá.
Bộ phận dùng: Bộ phận thường được sử dụng là thân cây mía
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Dược liệu có thể dùng dưới dạng nguyên thân, ép nước hoặc làm syrup.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Mía có vị ngọt mát, tính bình, không độc
Quy kinh: Quy kinh phế, tỳ
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Trong thân mía có Sacarroza 7-10%, protein 0.22%,chất béo 0.5%.
Các chất men: Lacaza, tyrozinaza, oxydaza ba loại men này chỉ có trong nước mía no.
Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axit stearic và axit capronic.
Tác dụng dược lý của cây mía
Mía chứa chất nhiều chất hóa học khác nhau bao gồm các hợp chất phenolic, sterol thực vật, và policosanols. Phenol giúp trong việc bảo vệ tự nhiên của thực vật chống lại sâu bệnh, trong khi sterol thực vật và policosanols là những thành phần trong các loại dầu sáp và thực vật. Đồng thời các chất hóa học trong mía còn có tính chất chống oxy hóa, làm giảm cholesterol.
Mía vị ngọt dưỡng:
- Đại bổ tỳ âm,
- Dưỡng huyết cường gân cốt,
- An thần trấn kinh tức phong,
- Tả phế nhiệt,
- Lợi yết hầu, hạ đờm hỏa,
- Chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mía
1. Cây mía chữa viêm dạ dày mạn tính
Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
2. Bài thuốc chữa nứt nẻ chân từ cây mía
lấy ngọn mía và bèo cái, mỗi thứ khoảng 100g giã nát, thêm vào một bát nước tiểu (trẻ em càng tốt) nấu sôi. Ðể nước ấm rồi ngâm chỗ nứt nẻ vào khoảng 30 phút
3. Trị đại tiện táo bón
Nước mía, mật ong mỗi thứ một ly, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối khi bụng trống.
4. Bài thuốc chữa viêm da từ cây mía đường
Vỏ mía tím nướng thành tro, nghiền vụn, trộn với dầu vừng để bôi.
5. Bài thuốc chữa ngộ độc
thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất mỗi thứ 20g. Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 – 20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với nước dừa mà uống
6. Chữa chín mé từ cây mía
lấy lõi trắng ở ngọn cây mía giã nát trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp và băng lại.
Lưu ý khi dùng cây mía chữa bệnh
Do mía có tính hàn nên những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng. Không nên ăn mía nhai cả vỏ hoặc không rửa vì ở vỏ mía bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, người ta lấy 2 đoạn mía dài chừng 100 cm ở hai cây mía khác nhau đem rửa cọ và lấy cặn lắng ở nước rửa mía này soi trên kính phát hiện thấy 1.400 trứng giun, trong đó chiếm 75% số trứng giun có khả năng gây nhiễm bệnh.
Trên đây là những thông tin về cây mía và bài thuốc chữa bệnh của nó. Có thể thấy, cây mía rất quen thuộc với chúng ta và thường được dùng lấy nước ép hoặc chế biến đường. Tuy nhiên, cây cũng được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau.
Xem thêm: Cây thốt nốt và 4 bài thuốc chữa nhuận tràng, viêm họng, lợi tiểu, giun đũa hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!